Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 49

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn lớp 11 bài 49: Và tôi vẫn muốn mẹ - Svetlana Alexievich sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Ngữ văn 11.

A. Lý thuyết Ngữ văn 11 bài 49

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả Svetlana Alexievich

a. Cuộc đời:

- Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích là một nhà báo người Bê-la-rút, sinh năm 1948, bà là nhà báo nên khoảng thời gian chính của bà dùng để đi trải nghiệm, viết báo về những thông tin nóng bỏng của cuộc sống xã hội. Với những đóng góp của mình không chỉ trên lĩnh vực báo chí, bà còn nổi bật không lĩnh vực văn học.

- Bà xuất sắc nhận giải thưởng Nobel cao quý năm 2015.

b. Sự nghiệp sáng tác:

- Do làm nghề báo nên sự nghiệp văn học của Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích tương đối thưa, khi bà chỉ viết về những sự kiện đặc biệt quan trọng của thế giới và của đời sống xã hội, các tác phẩm của bà chủ yếu xoay quanh thế loại truyện kí.

- Tác phẩm nổi bật như: Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ viết năm 1983, Những nhân chứng cuối cùng năm 1985,… và còn nhiều các tác phẩm nổi bật khác với các chủ đề khác nhau.

1.2. Tác phẩm

a. Xuất xứ:

Đoạn trích "Và tôi vẫn muốn mẹ…" thuộc phần đầu của cuốn truyện khi tác giả phỏng vấn các nhân vật, nhân chứng sau cuộc chiến tranh thế giới và thấy được hiện thực khốc liệt, những mất mát từ khi còn nhỏ của những đứa trẻ.

b. H oàn cảnh sáng tác:

Văn bản "Và tôi vẫn muốn mẹ…" được lấy trong cuốn Nhân chứng cuối cùng - Solo cho giọng trẻ em của tác giả Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích. Cuốn truyện được tác giả sử dụng như một hình thức phỏng vấn khi công việc của bà cũng chính là một nhà báo đã có kinh nghiệm trong việc hoạt động đời sống. Phỏng vấn những người có tên tuổi, có địa vị về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đầy gian khổ và khốc liệt từ khi còn nhỏ đến khi còn sống sót trưởng thành, cho thấy những mất mát khi cuộc chiến tranh xảy ra.

c. Bố cục văn bản:

- Phần 1 (Lớp một...không có chiến tranh): Chuyến di tản khỏi chiến tranh của nhân vật tôi.

- Phần 2 (Họ chở chúng tôi...hái tầm ma mà): Cuộc sống khó khăn, gian khổ trong chiến tranh.

- Phần 3 (Còn lại): Mong ước của nhân vật tôi.

d. Tóm tắt tác phẩm

Đoạn trích “Và tôi vẫn muốn mẹ…” - Svetlana Alexievich kể về một cậu bé sống trong thời kỳ chiến tranh. Cậu bị xa lánh khỏi gia đình và phải sống trong những hoàn cảnh khắc nghiệt với những đứa trẻ khác. Các đứa trẻ phải chịu đựng nhiều thiếu thốn như không có đủ thức ăn và phải chờ đợi ở những nơi an toàn. Tình trạng đói khát và bất ổn trong cuộc sống khiến cho những đứa trẻ cảm thấy mất mát và nhớ gia đình của mình, đặc biệt là mẹ. Nhân vật chính của câu chuyện là một cậu bé, luôn mong muốn gặp lại mẹ của mình. Nhưng dù tìm kiếm đến mọi nơi, anh không tìm được mẹ của mình và đành chấp nhận sự thật đau lòng rằng mẹ của anh có thể đã mất tích trong chiến tranh. Tuy nhiên, anh vẫn giữ hy vọng và nhớ mãi về mẹ của mình. Câu chuyện thể hiện sự đau khổ và cảm xúc của các em nhỏ trong thời kỳ chiến tranh.

2. Đọc hiểu văn bản

2.1. Khung cảnh về bức tranh chiến tranh tàn khốc

* Cuộc sống nghèo đói, khổ cực:

- Không có chỗ nằm ngủ, chúng tôi đành chợp mắt trên rơm rạ…

- Người ta gọi đi ăn trưa, nhưng chẳng có gì để ăn.

- Người ta giết Mai-ca. Và cho chúng tôi nước cùng một mẩu thịt rất nhỏ…

- Có thể ăn cả xô súp, bởi trong súp chẳng có gì.

- Chúng tôi ăn hết tất cả chồi mầm, chúng tôi tước cả lớp vỏ non…

→ Đó là tình cảnh của cuộc sống di tản bởi chiến tranh. Ở đó, những đứa trẻ đáng ra phải nhận được tình yêu thương lại phải chịu cảnh nay đây, mai đó, không có đủ thức ăn để ăn mà chỉ gắng gượng để sống sót bằng cách ăn mọi thứ mà chúng có.

* Cuộc sống thiếu vắng tình thương của mẹ

- Những đứa trẻ nhỏ, chúng tôi có khoảng bốn mươi đứa… chúng tôi khóc rền. Gọi ba gọi mẹ.

- Cô bảo mẫu và giáo viên cố không nhắc đến từ “mẹ”…

- … ai đó bất ngờ nhắc đến mẹ, lập tức tất cả khóc òa

→ Đó là tiếng khóc của những đứa trẻ đáng thương, chúng còn quá nhỏ để xa mẹ. Chúng ngày đêm mong ngóng ngày được gặp lại ba mẹ của mình trong vô vọng.

1.2.2. Những vẻ đẹp tính cách của nhân vật tôi

- Nhân vật tôi có tình cảm sâu sắc với ba mẹ của mình, đó có lẽ là thứ tình cảm giúp nhân vật tôi vượt qua sự khốc liệt của chiến tranh.

- Lúc nào cũng muốn được tìm lại mẹ, không ngại khó khăn khổ cực.

- Những câu chuyện mà nhân vật tôi kể, không có những khung cảnh gia đình áp, ở đó toàn sự chia ly xa cách.

=> Sự yêu thương của nhân vật tôi dành cho cha mẹ, cũng như của cha mẹ dành cho nhân vật tôi.

- Tận khi lớn lên thì thứ tình cảm đó vẫn không mất đi.

- Dù có không còn chiến tranh, cuộc sống đủ đầy thì thứ tình cảm đó vẫn ăn sâu nảy mầm trong tâm trí của nhân vật tôi.

3. Tổng kết

3.1. Về nội dung

Tác phẩm “Và tôi vẫn muốn mẹ…” của A-lếch-xi-ê-vích khắc họa một bức tranh chiến tranh khốc liệt, nhưng ở đó vẫn có những đứa trẻ như nhân tôi hồn nhiên, ngây thơ nhưng mang những tình cảm thiêng liêng và tình cảm đầy sâu nặng của người mẹ. Từ đó giúp con người biết trân trọng cuộc sống hòa bình và càng yêu thương gia đình hơn.

3.2. Về nghệ thuật

- Truyện kí một thể loại mang đậm dấu ấn về khắc họa nhân vật.

- Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm.

- Câu từ dễ hiểu và hợp lí.

B. Bài tập minh họa

Theo bạn, những yếu tố nào có tác dụng tạo nên sức lay động của văn bản đối với người đọc? Thông điệp mà bạn nhận được từ văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ..." là gì?

Lời giải chi tiết:

Theo em, những yếu tố có tác dụng tạo nên sức lay động của văn bản đối với người đọc là sự chân thực của từng câu chuyện. Mỗi sự việc trong câu chuyện được tác giả kể lại một cách ngắn gọn, cô đọng bằng chính những cảm xúc thật của mình – của một người đã trải qua hết những câu chuyện ấy. Những tình cảm trong đó đều quá đỗi chân thật, nó gắn với từng sự kiện, hoàn cảnh một cách hoàn hảo.

Và qua văn bản này, em nhận ra rằng: chiến tranh là khởi nguồn của mọi bất hạnh. Chúng ta cần phải đấu tranh và ngăn cản nó. Cậu bé trong truyện và bạn của cậu chính là hình ảnh của chúng ta khi gặp chiến tranh, nó khổ sở, thiếu thốn và đau đớn đến nhường nào. Và cái chúng ta thấy mới là những thứ diễn ra ở hậu phương, còn ngoài chiến trường kia, sự chết chóc sẽ là vô kể, mọi thứ đều sẽ trở lên khủng khiếp khi chiến tranh xảy ra, chúng ta phải ngăn chặn nó.

C. Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 49

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 50

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kẹo Ngọt
    Kẹo Ngọt

    🤩🤩🤩🤩🤩🤩🤩🤩

    Thích Phản hồi 8 giờ trước
    • Thỏ Bông
      Thỏ Bông

      👌👌👌👌👌👌👌👌👌👌

      Thích Phản hồi 8 giờ trước
      • Bắp
        Bắp

        😍😍😍😍😍😍😍😍

        Thích Phản hồi 8 giờ trước
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lý thuyết Ngữ Văn 11

        Xem thêm