Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 46

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 11 bài 46: Thực hành đọc: Chí khí anh hùng - Nguyễn Du có toàn bộ lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm có trong chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh tham khảo hoàn thành hiệu quả chương trình học.

A. Lý thuyết Ngữ văn 11 bài 46

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả Nguyễn Du

a. Tiểu sử:

- Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

- Tổ tiên Nguyễn Du vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội), sau đó di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

- Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài) và được tập ấm nhận một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.

- Đến khi sang Trung Quốc, Nguyễn Du được tiếp xúc trực tiếp với nền văn hóa mà từ nhỏ đã quen thuộc.

- Năm 1820, Nguyễn Du được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường đã mất vào ngày 10 tháng 8 năm 1820.

b. Sự nghiệp sáng tác

- Sáng tác bằng chữ Hán: gồm 249 bài thơ chữ Hán do Nguyễn Du viết vào các thời kỳ khác nhau.

+ Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên): 78 bài viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi ra làm quan nhà Nguyễn.

+ Nam trung tạp ngâm (Các bài thơ ngâm khi ở phương Nam): 40 bài viết thời gian làm quan ở Huế và Quảng Bình, những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh quê hương ông.

+ Bắc hành tạp lục (Ghi chép trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Quốc.

=> Thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của ông.

- Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) và Văn chiêu hồn.

1.2. Tác phẩm

a. Vị trí đoạn trích :

Đoạn trích “Chí khí anh hùng” thuộc phần Gia biến và lưu lạc (từ câu 2213 đến câu 2230).

b. Bố cục văn bản:

- Phần 1 (4 câu đầu): Khát vọng lên đường của Từ Hải.

- Phần 2 (12 câu tiếp): Cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều.

- Phần 3 (còn lại): Hành động ra đi dứt khoát của Từ Hải.

2. Đọc hiểu văn bản

2.1. Khát vọng lên đường của Từ Hải

Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.

- Hoàn cảnh chia tay: Thúy Kiều và Từ Hải đang có cuộc sống hạnh phúc “hương lửa đương nồng”.

- Hình ảnh Từ Hải:

+ Trượng phu: chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng.

→ Thái độ trân trọng, kính phục của Nguyễn Du đối với Từ Hải.

+ Thoắt: dứt khoát, mau lẹ, nhanh chóng.

+ Động lòng bốn phương: trong lòng nao nức chí tung hoành bốn phương.

+ Lên đường thẳng rong: đi liền một mạch.

→ Một tư thế đẹp, hiên ngang, không vướng bận của người quân tử sẵn sàng lên đường.

⇒ Từ Hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà là con người của khát vọng công danh.

2.2. Cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều

Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.
...
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”

* Lời của Thúy Kiều

- Xưng hô: chàng – thiếp.

→ Tình cảm vợ chồng mặn nồng, thắm thiết.

- Phận gái chữ tòng: bổn phận của người vợ phải theo chồng.

- Một lòng xin đi: quyết tâm theo Từ Hải.

⇒ Thúy Kiều không chỉ ý thức được bổn phận người vợ, thể hiện tình yêu với chồng mà còn hiểu, khâm phục và kính trọng Từ Hải. Nàng xứng đáng là tri kỉ của bậc anh hùng.

Từ Hải và Thúy Kiều

Cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều

* Lời của Từ Hải

- Lời đáp của Từ Hải:

+ Từ chối mong muốn của Thúy Kiều;

+ Khuyên Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để xứng đáng làm vợ anh hùng;

+ Coi Kiều là tri kỉ, là người hiểu mình;

→ Tính cách anh hùng của Từ Hải

- Lời hứa của Từ Hải:

+ Rõ mặt phi thường: tạo nên sự nghiệp xuất chúng, phi thường. Đó chính là niềm tin vào bản thân, vào sự nghiệp của mình.

+ Rước nàng về dinh: hứa đón Kiều trở về.

→ Người anh hùng có chí khí, có sự thống nhất giữa lí trí, khát vọng phi thường và tình cảm sâu nặng với tri kỉ.

+ Bốn bể không nhà: khẳng định thực tế gian nan, vất vả, khó khăn của buổi đầu lập nghiệp.

+ Lời hẹn”một năm”: mốc thời gian cụ thể, nhanh chóng.

→ Lời hẹn ước dứt khoát, ngắn gọn, tự tin.

⇒ Từ Hải không chỉ là người anh hùng có khát vọng, có chí lớn mà còn là người rất tự tin vào tài năng của mình.

2.3. Hành động ra đi dứt khoát của Từ Hải

Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.

- Hành động: quyết lời, dứt áo ra đi.

→ Thái độ, cử chỉ, hành động dứt khoát, không hề do dự, không để tình cảm bịn rịn làm lung lạc và cản bước ý chí anh hùng.

- Hình ảnh chim bằng: hình ảnh tượng trưng cho người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ.

⇒ Hình ảnh người anh hùng Từ Hải thể hiện ước mơ về người anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du.

3. Tổng kết

3.1. Về nội dung

Qua đoạn trích Chí khí anh hùng, Nguyễn Du đã khắc họa hình ảnh người anh hùng Từ Hải với những phẩm chất và ý chí của bậc trượng phu, mang lại ánh sáng tươi đẹp cho đời và tình cảm sâu sắc của Từ Hải và Kiều.

3.2. Về nghệ thuật

- Bút pháp lí tưởng hóa nhân vật.

- Hình ảnh kì vĩ, mang tính ước lệ tượng trưng.

B. Bài tập Ngữ văn 11 bài 46

Nêu nhận xét về đặc điểm của cách miêu tả (hiện thực hay lý tưởng hóa) người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích. Đây có phải là cách miêu tả phổ biến của văn học trung đại không?

Lời giải chi tiết:

- Từ Hải là nhân vật lý tưởng Nguyễn Du đã dựng chân dung Từ Hải với cảm hứng ngợi ca bởi Từ chính là giấc mơ công lý của tác giả. Vì vậy miêu tả theo bút pháp hiện thực sẽ không làm nổi bật được điều đó mà phải miêu tả theo bút pháp ước lệ, lý tưởng hoá.

- Nhà thơ đã khắc hoạ những hình ảnh phóng túng, oai hùng, con người “thanh gươm yên ngựa”, “tưởng như che cả trời đất” (Hoài Thanh). Đoạn thơ khép lại bằng cách mở ra hình ảnh cánh chim bằng lướt gió tung mây “Gió mây bằng đã đến kỳ dặm khơi”

- Nhà thơ sử dụng hệ thống từ ngữ chỉ bậc “trượng phu": thoắt, quyết, dứt (áo), lòng bốn phương, thẳng rong, dậy đất, rợp đường, tinh binh, phi thường, bốn bể, dặm khơi...

- Ngôn ngữ đối thoại cùng với những biện pháp miêu tả có tính nhân xưng, ước lệ cũng góp phần làm cho khuynh hướng lý tưởng hoá trong ngòi bút Nguyễn Du thêm phần nổi bật. Hình ảnh Từ Hải được hiện lên với vẻ đẹp của sự phi thường.

=> Anh hùng, tráng sĩ là mẫu nhân vật lý tưởng truyền thống của văn học trung đại. Hình tượng Từ Hải của Nguyễn Du vừa nằm trong hệ thống thi pháp tả người anh hùng của văn học trung đại đồng thời có những nét riêng biệt, độc đáo, đặc biệt là Nguyễn Du đã khéo léo lồng những phẩm chất rất anh hùng ở Từ Hải vào trong những phẩm chất rất nhiều khiến cho nhân vật anh hùng nhưng không cách biệt với đời thường.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 47

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • chang
    chang

    🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

    Thích Phản hồi 20:21 28/09
    • Hằngg Ỉnn
      Hằngg Ỉnn

      😘😘😘😘😘😘😘

      Thích Phản hồi 20:21 28/09
      • Ma Kết
        Ma Kết

        😊😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 20:21 28/09
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lý thuyết Ngữ Văn 11

        Xem thêm