Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghĩa của câu

Lý thuyết Ngữ văn 11: Nghĩa của câu tóm tắt Lý thuyết và Bài tập vận dụng có lời giải chi tiết phần Tiếng Việt - Tập làm văn lớp 11 giúp các bạn học tốt môn Ngữ Văn 11 hơn. Mời các em cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

A. Kiến thức cần nhớ bài Nghĩa của câu

Hai thành phần nghĩa của câu

  • Nghĩa sự việc
    • Khái niệm (Xem ở phần ghi nhớ)
    • Một số câu biểu hiện nghĩa sự việc
      • Câu biểu hiện hành động
      • Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm
      • Câu biểu hiện quá trình
      • Câu biểu hiện tư thế
      • Câu biểu hiện quan hệ
  • Nghĩa tình thái
    • Khái niệm (xem ở phần nghi nhớ)
    • Nghĩa này là một lĩnh vực phức tạp, các em lưu ý hai trường hợp:
      • Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu (phỏng đoán, khẳng định, đánh giá…).
      • Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe (kính cẩn, thân mật, hách dịch…)

B. Luyện tập củng cố bài Nghĩa của câu

Bài 1: Sắp xếp các từ sau: sự thật là, chắc là, hẳn là, ắt là, quả thật, hình như, khoảng chừng, có đến (vài chục nghìn), chỉ...là cùng, toan, sẽ, để xem (như thế nào), giả sử, chắc chắn là, nhất định, chắc, rõ ràng là, phải theo sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu, bao gồm:

a. Khẳng định tính chân thực của sự việc;

b. Phỏng đoán sự việc;

c. Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc;

d. Đánh giá sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra;

e. Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc.

Trả lời:

a

b

c

d

e

Sự thật là,

Quả thật,

Rõ ràng là,

Chắc chắn là

Chắc là,

Hẳn là,

ắt là,

hình như,

chắc.

Khoảng chừng,

Có đến (vài chục ngàn),

Chỉ...là cùng.

Toan,

Sẽ,

Để xem (như thế nào),

Giả sử.

Nhất định,

Phải

Bài 2: Sắp xếp các ngữ liệu sau theo đúng nghĩa biểu hiện hành động, biểu hiện quá trình, biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm, biểu hiện tư thế, biểu hiện sự tồn tại, biểu hiện quan hệ.

a. Gia-ve tiến vào giữa phòng và hét lên.

b. Chẳng có ai ngoài bà xơ và ông thị trưởng

c. Cầu thang khá cao

d. Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

e. Giống như Đác-uyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ, Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người.

f. Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

g. Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

h. Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

i. Giữa đường thất bảo ngồi trên một bà

Trả lời

Biểu hiện hành động

Biểu hiện quá trình

Biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm

Biểu hiện tư thế

Biểu hiện sự tồn tại

Biểu hiện quan hệ

a

h

c, g

i

b, d

e, f

Bài 3: Hãy chỉ ra sự khác biệt về nghĩa tình thái của các câu sau đây:

a.

- Trời mưa mất!

- Trời mưa chắc?

b.

- Xong rồi nhỉ!

- Xong rồi mà!

Trả lời:

Ý nghĩa các từ tình thái thường gắn với một câu nói cụ thể:

a.

- Trong “trời mưa mất!”, từ mất phỏng đoán về một nguy cơ hầu như chắc chắn xảy ra. Mất đánh giá hàm ý tiêu cực nên không thể đi với các trường hợp tích cực. Trong câu này, thái độ của người phát ngôn là không muốn, không mong đợi việc trời mưa.

- Trong “Trời mưa chắc”?, từ chắc phỏng đoán về một sự việc mà người nói còn nửa tin nửa ngờ. Đây là một câu hỏi nhằm khẳng định vấn đề trời có mưa hay không?

b.

- Trong “Xong rồi nhỉ!”, từ nhỉ có sắc thái thân mật, hàm ý người nói hầu như tin chắc vào nhận định của mình và có ý chờ đợi một sự đồng tình của người nghe về nhận định ấy.

- Trong “Xong rồi mà!”, từ mà khẳng định một sự việc để đáp lại một thái độ nghi ngại.

Bài 4: Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ ngữ: hình như, có thể, hẳn, lẽ nào, họa chăng, điền vào chỗ trống trong câu sau:

Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài,... không phải là kẻ xấu hay vô tình.

Trả lời:

Chọn từ hẳn vì từ này biểu hiện nghĩa tình thái khẳng định, nhấn mạnh những phẩm chất tốt.

Các tài liệu liên quan:

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Nghĩa của câu. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được kiến thức cần nhớ về lý thuyết bài Nghĩa của câu, bên cạnh đó VnDoc.com còn tổng hợp các bài tập luyện tập Nghĩa của câu. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn tại các mục sau Đề thi học kì 2 lớp 11, Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, Soạn bài lớp 11, Học tốt Ngữ văn 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ Văn 11

    Xem thêm