Lý thuyết Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 62
Lý thuyết Ngữ văn 11 bài 62: Củng cố, mở rộng bài 8 có toàn bộ lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm có trong chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh tham khảo hoàn thành hiệu quả chương trình học.
Bài: Củng cố, mở rộng bài 8
A. Lý thuyết Ngữ văn 11 bài 62
1. Ôn lại đặc điểm của văn bản thông tin
1.1. Các yếu tố hình thức của văn bản thông tin
- Văn bản thông tin thường có những dấu hiệu nổi bật về hình thức trình bày như nhan đề, đề mục, sơ đồ, bảng biểu, chữ in nghiêng, chữ in đậm,...
- Nhan đề thường giới thiệu chủ đề của văn bản.
- Các đề mục tô đậm nội dung chính hoặc chỉ ra điểm bắt đầu của một chủ đề hoặc một mục mới.
- Các chữ in nghiêng, in đậm thường được sử dụng để nhấn mạnh những từ ngữ quan trọng.
- Các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ, thường trực quan hoá những thông tin quan trọng trong văn bản.
=> Bằng cách đọc lướt hình thức trình bày của văn bản, người đọc có thể dễ dàng nhận ra chủ đề, các nội dung chính và cấu trúc của văn bản thông tin.
1.2. Bố cục, mạch lạc của văn bản thông tin
Văn bản thông tin được tạo thành bởi các yếu tố chính: chủ đề, các ý chính và ý phụ.
- Chủ đề: là vấn đề chủ yếu được đề cập tới trong văn bản thông tin, thường được diễn đạt bằng một từ hoặc một cụm từ.
- Ý chính: là ý quan trọng nhất mà tác giả muốn chia sẻ về chủ đề.
+ Ý chính của một đoạn văn hoặc một mục sẽ được trình bày trực tiếp trong câu chủ đề, thường ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
+ Đôi khi ý chính ẩn chìm trong văn bản và người đọc cần phải suy luận dựa vào những thông tin mà tác giả cung cấp.
- Ý phụ: là các thông tin chi tiết nhằm bổ sung, làm rõ cho ý chính.
=> Việc nhận ra chủ đề, ý chính và ý phụ của văn bản giúp người đọc nắm được bố cục, mạch lạc của văn bản, hiểu được bản chất của vấn đề được đề cập, nhờ vậy dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ thông tin.
1.3. Phi hư cấu và hư cấu trong truyện kí
Cách trình bày dữ liệu trong văn bản thông tin Văn bản thông tin thường được trình bày theo những cách phù hợp với tiến trình nhận thức tự nhiên của người đọc.
- Tổ chức thông tin chính: tổ chức thông tin theo trật tự thời gian, theo trật tự nhân quả, theo tầm quan trọng của vấn đề, theo quan hệ so sánh hoặc tương phản. Tổ chức thông tin theo trật tự thời gian là trình bày các sự kiện theo tiến trình trước sau mà chúng diễn ra.
- Tổ chức thông tin theo tầm quan trọng của vấn đề: là sắp xếp các thông tin theo cách từ những thông tin quan trọng nhất đến những thông tin ít quan trọng hơn hoặc ngược lại. Mô hình tổ chức này thường được sử dụng trong các văn bản mô tả cấu trúc của một đối tượng hoặc phân tích một vấn đề, thực trạng... Có thể nhận ra mô hình tổ chức này dựa trên các từ ngữ chỉ thứ tự ưu tiên như thứ nhất, thứ hai, thứ ba,..
- Tổ chức thông tin theo quan hệ so sánh hoặc tương phản: là trình bày thông tin theo những đặc điểm tương đồng, khác biệt hoặc đối lập của hai hay nhiều đối tượng. Mô hình tổ chức này thường được sử dụng trong các văn bản khoa học. Các từ ngữ thể hiện mối quan hệ so sánh, tương phản thường là giống với, khác với, ngược lại, tương tự như vậy, điểm chung, điểm khác biệt,...
1.4. Mục đích, quan điểm của người viết trong văn bản thông tin
- Quan điểm của người viết văn bản thông tin: Văn bản thông tin có nội dung khách quan, hạn chế tối đa việc thể hiện quan điểm, thái độ của tác giả. Mỗi tác giả khi viết văn bản thông tin thường hướng tới một mục đích nhất định.
- Mục đích giao tiếp chủ yếu của văn bản thông tin: là cung cấp thông tin, nhưng bên cạnh đó, nó còn có thể nhắm đến mục đích khác như: thuyết phục, giải trí,.. Mặt khác, kinh nghiệm, niềm tin của người viết cũng chi phối việc bày tỏ quan điểm, thái độ đối với vấn đề được đề cập, mặc dù điều này thường không được thể hiện một cách trực tiếp trong văn bản.
=> Có thể nhận ra toàn bộ mục đích, quan điểm, thái độ nói trên dựa vào cách tiếp cận, lí giải chủ đề, dựa vào giọng điệu hoặc cách sử dụng ngôn từ của tác giả.
2. Ôn lại cách viết văn bản thuyết minh về một vấn đề của xã hội đương đại
- Nêu rõ vấn đề xã hội được thuyết minh và cung cấp một số thông tin cơ bản, nổi bật về vấn đề đó.
- Làm sáng tỏ các biểu hiện hay phạm vi ảnh hưởng của vấn đề đối với đời sống xã hội hoặc cung cấp thông tin theo trình tự khác phù hợp với vấn đề được thuyết minh.
- Rút ra được ý nghĩa của việc nhận thức đúng vấn đề thuyết minh.
- Sử dụng kết hợp trong văn bản thuyết minh một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
3. Ôn tập cách tranh biện về một vấn đề trong đời sống
- Nêu được rõ ràng quan điểm (tán thành hay phản đối) về vấn đề tranh biện.
- Đưa ra được các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục để khẳng định quan điểm của mình và phản bác lại quan điểm của phía đối lập.
- Thể hiện được sự tương tác tích cực trong nhóm để phát triển ý tưởng và luận điểm; biết lắng nghe và tôn trọng người tranh biện với mình.
- Sử dụng giọng nói, ngữ điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp.
B. Bài tập Ngữ văn 11 bài 62
Thuyết minh về một môn thể thao hoặc một vận động viên thể thao mà bạn yêu thích.
Lời giải chi tiết:
Đối với học sinh, các hoạt động giải trí vào giờ ra chơi như một hoạt động không thể thiếu sau mỗi giờ học căng thẳng. Ở trường em, đá cầu được cho là hoạt động được yêu thích nhất bởi nó dễ chơi và trang bị ít nên rất nhiều bạn thích chơi nó. Đá cầu cũng là một môn thể thao thường xuất hiện trong các cuộc thi thể thao của nhiều trường bởi nó thể hiện sự dẻo dai và chính xác của người chơi.
Để có thể chơi được cầu chúng ta cần chuẩn bị một cả cầu, một cái lưới để ngăn cách sân thành hai bên. Tùy vào mức độ không gian mà đôi khi không cần quá to, nếu không gian chơi không đủ lớn chúng ta cũng có thể sử dụng vạch kẻ thay cho lưới. Mỗi đội chơi có thể là 1-2 người hoặc nhiều hơn tùy vào số lượng người chơi.
Về quy tắc chơi, hai đội sẽ đứng về phía sân của mình được ngăn bởi vạch kẻ hoặc lưới. Công việc của mỗi người là đá quả cầu từ bên mình sang bên người khác và phải qua vạch mới được tính. Đội còn lại sẽ có trách nhiệm đỡ quả cầu và đá lại đội bên kia. Nếu không đá trúng đội còn lại sẽ được tính điểm. Trong trường hợp không đá qua vạch hoặc lưới thì đội còn lại sẽ được tính điểm. Điểm của mỗi đội sẽ có trọng tài tính và cuộc so tài thường diễn ra trong ba hiệp.
Đá cầu được coi là một môn thể thao tốt cho sức khỏe bởi chúng ta phải hoạt động cơ chân nhiều. Để đá trúng được quả cầu phải sử dụng cả sự dẻo dai và chính xác của cơ thể nên nó được rất nhiều bạn học sinh yêu thích. Dù hiện nay công nghệ phát triển, nhiều bạn trẻ bị thu hút bởi các trò chơi hay mạng xã hội, nhưng đá cầu vẫn là hoạt động yêu thích không thể thiếu vào mỗi giờ ra chơi.
>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 63