Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phong cách ngôn ngữ báo chí

Phong cách ngôn ngữ báo chí vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tóm tắt Lý thuyết và Bài tập vận dụng có lời giải chi tiết phần Tiếng Việt - Tập làm văn lớp 11 giúp các bạn học tốt môn Ngữ Văn 11 hơn. Mời các em cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

I. Ngôn ngữ báo chí

1. Khái quát về phong cách báo chí

a. Khái niệm: Là kiểu diễn đạt dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, internet…như tin tức, phóng sự, bình luận, tiểu phẩm, diễn đàn, thông tin quảng cáo…

b. Đặc điểm: tính thông tin sự kiện; tính ngắn gọn; tính hấp dẫn.

2. Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí

a) Ngữ âm – chữ viết: Người nói phát âm chuẩn, đọc rõ ràng, tôn trọng người nghe; Người viết viết đúng quy cách.

b) Từ ngữ: Dùng vốn từ toàn dân, đa phong cách, tuỳ thuộc nội dung bài viết có thể dùng các vốn từ chuyên môn của các ngành.

c) Ngữ pháp: Câu văn rõ ràng, chính xác; thường dùng một số khuôn mẫu cú pháp nhất định.

d) Biện pháp tu từ: Sử dụng phù hợp với từng thể loại.

e) Bố cục trình bày: Rõ ràng, hợp lôgic, dễ tiếp thu. Một số thể loại có bố cục tương đối ổn định.

3. Tìm hiểu một số thể loại ngôn ngữ báo chí.

Bản tin

Phóng sự

Tiểu phẩm

Thường có các yếu tố: thời gian, địa điểm, sự kiện để cung cấp chính xác những tin tức cho người đọc.

Thực chất cũng là bản tin, được mở rộng phần tường thuật chi tiết, sự kiện, và miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ, chi tiết, sinh động về vấn đề

Tương đối tự do về đề tài, cách viết, ngôn ngữ… và thường mang dấu ấn cá nhân người viết. Nó bộc lộ chính kiến của người viết.

4. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí.

Báo chí có nhiều thể loại. Tồn tại ở hai dạng chính: dạng nói và dạng viết. Ngoài ra còn có báo hình.

II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.

1. Các phương tiện diễn đạt.

a. Về từ vựng.

b. Về ngữ pháp.

c. Về các biện pháp tu từ.

2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.

a. Tính thông tin thời sự.

b. Tính ngắn gọn.

c. Tính sinh động, hấp dẫn.

B. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ

I. Bài 1

Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ trong những ví dụ sau: Nếu được viết lại, em sẽ viết ra sao?

1. Theo cái mode của những người nổi tiếng, cô lập ra một kế hoạch để trở thành một superstar. Tiếng hát của cô từ sóng MTV bổ xuống, theo đường cáp tỏa đi chằng chịt các nẻo, hấp dụ mạnh mẽ tầng lớp thanh niên cấp tiến biết thế nào là tự do sau những cụm từ “How are you?” và “overnight”.

2. Chủ trương xây dựng KPVH được nhân dân toàn quận hưởng ứng rộng rãii

3. Hôm rồi, tôi gặp anh Tứ xe ôm, thấy bộ dạng anh chàng bảnh tỏn, không mang vẻ mặt phong trần dầm mưa dãi nắng nữa.

Trả lời:

1. Đoạn văn đã sử dụng tiếng anh một cách bừa bãi như: mode, superstar, how are you, overnight. Điều đó có thể làm cho một bộ phận người đọc, người nghe không hiểu được và cảm thấy khó chịu.

2. Trong câu này, người viết đã phạm sai lầm khi sư dụng lối viết tắt một cách tùy tiện. Để sửa lại ta phải hiểu một cách chính xác của KPVH và bỏ từ viết tắt đó đi mà thay bằng những từ ngữ viết bình thường.

3. Trong ví dụ này, người viết đã sai lầm khi sử dụng biệt ngữ xã hội một cách thiếu chọn lọc.

- Bảnh tỏn: bảnh bao, xinh đẹp.

- Do đó, ta sẽ viết lại câu này trên ý nghĩa vừa phân tích.

II. Bài 2

Viết một bản tin ngắn phản ánh tình trạng quay cóp trong thi cử

Trả lời:

Nạn quay cóp trong thi cử hiện đang trở thành vấn đề nhức nhối trong các trường học. Trong kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông tổ chức vào ngày...tháng...năm...tại trường A, giám thị đã đình chỉ việc thi của hơn 40 thí sinh vì sử dụng tài liệu trong khi đang làm bài. Đặc biệt, có một số thành viên hội đồng giám thị tại trường B tổ chức giải đề thi cho thí sinh. Về phía phụ huynh học sinh, nếu giám thị nào coi thi nghiêm túc thì bị họ la ó, chửi bới, cá biệt còn bị hành hung như sự việc đau lòng xảy ra ở huyện C.

Thế nào là ngôn ngữ báo chí? Các thể loại chủ yếu của văn bản báo chí và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí là gì? Mời các em tham khảo tài liệu Lý thuyết và Bài tập vận dụng phần Tiếng Việt - Tập làm văn lớp 11: Phong cách ngôn ngữ báo chí để chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp.

Các tài liệu liên quan:

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Phong cách ngôn ngữ báo chí. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được khái niệm phong cách ngôn ngữ báo chí và các bài tập củng cố... Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn tại các mục sau Đề thi học kì 1 lớp 11, Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, Soạn bài lớp 11, Học tốt Ngữ văn 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ Văn 11

    Xem thêm