Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 63

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 11 bài 63: Thực hành đọc: Ca nhạc ở Miệt Vườn có toàn bộ lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm có trong chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh tham khảo hoàn thành hiệu quả chương trình học.

A. Lý thuyết Ngữ văn 11 bài 63

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả Sơn Nam

a. Cuộc đời:

- Tác giả Sơn Nam, sinh năm 1926 và mất năm 2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Quê ông ở Rạch Giá, nay là tỉnh Kiên Giang.

- Ông được biết đến là một nhà báo, một nhà nghiên cứu những nét văn hoá Việt Nam và Nam Bộ.

b. Sự nghiệp sáng tác:

- Tác giả Sơn Nam cho ra đời nhiều tác phẩm hay và xuất sắc với nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết.

- Thể loại nổi tiếng và chiến nhiều nhất chính là những Biên khảo về Nam Bộ.

- Nét bút của ông được hun đúc trở nên dịu dàng như những người Nam Bộ, ông am hiểu những đặc điểm văn hoá.

- Những tác phẩm đặc sắc của Sơn Nam có thể kể đến như Văn Minh Miệt Vườn, Giới thiệu miền Nam, Giới thiệu Sài Gòn xưa,...

1.2. Tác phẩm

a. Xuất xứ và h oàn cảnh sáng tác:

Đoạn trích Ca nhạc ở miệt vườn được trích trong tác phẩm Văn minh miệt vườn, được sáng tác năm 1970.

b. Thể loại:

Văn bản thuộc thể loại văn bản thông tin.

c. Bố cục văn bản:

- Đoạn 1: Từ Đầu Đến Để khai thác thương mại. Giới thiệu về ca nhạc, thứ người Nam Bộ yêu thích lúc bấy giờ.

- Đoạn 2: Tiếp đến có sáng kiến cải cách nhạc cụ. Những am hiểu về hình thức và nội dung của đờn ca.

- Đoạn 3: Còn lại. Sự phát triển của đờn ca và ca nhạc miệt vườn.

d. Tóm tắt tác phẩm:

Đoạn trích Ca nhạc ở miệt vườn được tác giả nói về bộ môn ca nhạc, thứ người Nam Bộ hồi ấy cực kỳ yêu thích. Từ những người lao động, những người bình thường đều hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của ca từ. Tất nhiên, ca nhạc dần trở thành một bộ môn nghệ thuật phong phú và đặc sắc. Lĩnh vực ca nhạc được yêu thích lúc bấy giờ là đờn ca, đờn ca tài tử, một bộ môn văn hoá được coi là thịnh hành. Nó được dùng ở rất nhiều dịp, thậm chí còn được nhiều phú hào ở Huế Đô sử dụng. Đây cũng là nền móng cho cải lương hiện tại. Cuối cùng, vùng đất Vĩnh Kim Đông được tác giả nói tới, như nói tới một địa điểm mà đờn ca phát triển. Dần dần, thứ nhạc Miệt Vườn được phát triển và được đưa lên những sân khấu lớn, được khán giả vô cùng yêu thích.

2. Đọc hiểu văn bản

2.1. Chủ đề, các ý chính, ý phụ và cách trình bày dữ liệu trong văn bản

- Chủ đề: Những nét văn hóa đặc sắc của người Nam Bộ và sự phát triển của một số thể loại nhạc được yêu thích.

- Các ý chính:

+ Ca nhạc giai đoạn đầu thế kỉ XX.

+ Đờn ca tài tử, bộ môn văn nghệ thịnh hành: nội dung, cách chơi, người thưởng thức,...

+ Sự chuyển mình của ca nhạc.

- Cách trình bày dữ liệu: Dữ liệu được trình bày rõ ràng, mạch lạc, theo trình tự thời gian, theo từng đối tượng cụ thể.

2.2. Mục đích viết và quan điểm, thái độ của tác giả

- Mục đích viết để giới thiệu về một loại hình âm nhạc ở miền Tây (vùng Miệt Vườn), nơi đây một thời sôi nổi, gây tiếng vang về âm nhạc.

- Qua bài viết này, tác giả bày tỏ thái độ tôn trọng vẻ giá trị của một vùng miền địa phương, từ đó thêm yêu và tự hào về những giá trị ấy qua thời gian.

2.3. Thông điệp trong văn bản

Qua thời gian, những giá trị vẻ đẹp của dân tộc có thể bị mai một, điều quan trọng là chúng ta cần có việc làm mang tính chất sáng tạo, phát huy văn hóa truyền thống trong hoàn cảnh mới, đón nhận cái hay, cái đẹp của nước ngoài kết hợp sáng tạo với cái cũ, truyền thống của ta.

3. Tổng kết

3.1. Về nội dung

Đoạn trích đã cho độc giả hiểu biết hơn về một nét đặc sắc của văn hoá, đó là âm nhạc miệt vườn, hay là tiền thân của nhạc cải lương. Thứ nhạc này đã từng được phổ biến ở Nam Bộ và được cả những phú hào Huế Đô yêu thích. Chúng ta không chỉ hiểu được những nét đẹp của văn hoá ngày xưa, mà còn thấy được sự thưởng thức của con người vô cùng độc đáo.

3.2. Về nghệ thuật

- Sử dụng chất giọng nhẹ nhàng, những lập luận chặt chẽ và logic.

- Nét bút của ông cũng đậm chất văn hoá của Nam Bộ, càng làm tôn lên nội dung và ý nghĩa bài viết.

B. Bài tập Ngữ văn 11 bài 63

Mục đích của tác giả khi viết văn bản Ca nhạc ở Miệt Vườn là gì?

Lời giải chi tiết:

Tác giả muốn nhấn mạnh sự hình thành và phát triển của ca nhạc Nam Bộ từ buổi sơ khai cho đến khi hình thành một nền ca nhạc chân chính, mang đậm bản sắc của vùng đó là cải lương. Quá trình đó diễn ra lâu dài, trải qua khó khăn rồi chịu ảnh hưởng, tác động của bên ngoài… để rồi tạo ra một loại hình âm nhạc đặc sắc, mang đậm hương vị âm nhạc của vùng quê Nam Bộ. Bởi vậy, mỗi khi cất câu hát lên, chúng ta phải biết trân trọng, nâng niu và biết ơn những người đã tạo ra nó, thể hiện sự hiếu kính với thế hệ cha ông – những người đã tạo ra loại hình âm nhạc đặc trưng của dân tộc mình.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 64

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Laura Hypatia
    Laura Hypatia

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 15:16 30/09
    • Kẻ cướp trái tim tôi
      Kẻ cướp trái tim tôi

      😻😻😻😻😻😻😻😻

      Thích Phản hồi 15:16 30/09
      • Bông cải nhỏ
        Bông cải nhỏ

        🤟🤟🤟🤟🤟🤟🤟🤟🤟

        Thích Phản hồi 15:16 30/09
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lý thuyết Ngữ Văn 11

        Xem thêm