Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 67

Lý thuyết Ngữ văn 11 bài 67: Thực hành tiếng Việt trang 110 có toàn bộ lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm có trong chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh tham khảo hoàn thành hiệu quả chương trình học.

A. Lý thuyết Ngữ văn 11 bài 67

1. Khái niệm nghĩa của từ

- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.

- Có thể hiểu nghĩa của từ chính là nội dung mà từ biểu thị để giúp chúng ta có thể hiểu và nhận diện được nội dung từ đó.

2. Cách giải thích nghĩa của từ

2.1. Trình bày khái niệm mà từ đó biểu thị

- Khái niệm: Trình bày khái niệm mà từ đó biểu thị: phải nêu đầy đủ các khía cạnh của khái niệm, vừa chỉ được "loại" mà đối tượng thuộc vào, vừa chỉ được tính đặc thù của đối tượng so với các đối tượng khác cùng loại.

- Ví dụ:

Công trình kiến trúc lớn gồm một hoặc một nhóm tượng, đặt ở địa điểm thích hợp, dùng làm biểu trưng cho một dân tộc, một địa phương, đánh dấu một sự kiện lịch sử hay tưởng niệm người có công lao lớn.

(Hoàng Phê (Chủ biên), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2003, tr. 1082)

=> Nhận xét: Trong lời giải thích trên, ý “công trình kiến trúc lớn" đã đặt tượng đài vào loại chung của nó là kiến trúc, còn các ý sau nêu tính đặc thù của tượng đài, giúp phân biệt nó với các công trình kiến trúc khác như dinh thự, lâu đài, thành quách, chung cư, nhà... Nếu việc giải thích chỉ dừng lại với ý đầu tiên thì chưa thể gọi là đạt yêu cầu.

2.2. Nêu từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa

- Khái niệm: Nêu từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa: trong một số trường hợp, có thể nêu cùng lúc 2 - 3 từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa đề người tiếp nhận nắm bắt thuận lợi hơn về sắc thái nghĩa tinh tế của từ được giải thích.

- Ví dụ: về cách giải thích từ hoan hỉ đồng nghĩa với phấn khởi, vui vẻ, vui mừng,... và từ điềm đạm: trái nghĩa với nóng nảy, bộp chộp, hấp tấp,..

- Lưu ý: Thông thường, từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa dùng để giải thích cần phải phổ biến, dễ hiểu hơn so với từ được giải thích, ví dụ, có thể giải thích "phi trường là sân bay", chứ không giải thích "sân bay là phi trường"; có thể giải thích "hậu đậu là vụng về", chứ không giải thích "vụng về là hậu đậu".

2.3. Làm rõ nghĩa từng yếu tố của từ, sau đó tổng hợp lại

- Khái niệm: Làm rõ nghĩa từng yếu tố của từ, sau đó tổng hợp lại là một yếu tố có thể có nhiều nghĩa, vì vậy, khi giải thích, phải phán đoán để chọn đúng nghĩa nào có thể tương thích với nghĩa của yếu tố còn lại.

- Ví dụ: với từ di sản, khi giải nghĩa yếu tố di, trong các nghĩa mà di chỉ định như soi h, chừa ra có để lại cho người sau”, “tặng”... cần chọn nghĩa “để lại cho người sau".Tương tự, với yếu tố sản, trong các nghĩa "sinh đẻ", "sản xuất", "của cải", "sản phẩm".... cần chọn nghĩa "của cải".

- Tác dụng: Từ việc ghép các nghĩa đã chọn, có thể có được một cách giải thích sát đúng với từ di sản: tài sản (vật chất hay tinh thần) mà người thời trước để lại. Để có cách giải thích phù hợp về nghĩa chung của từ, cũng cần chú ý đến mối quan hệ đẳng lập hay chính – phụ giữa các yếu tố.

- Ví dụ: về từ mà trong đó các yếu tố có quan hệ đẳng lập: giang sơn, xã tắc, cây cỏ, tàu xe, ẩm ướt,... Ví dụ về từ mà trong đó các yếu tố có quan hệ chính – phụ: hải phận, không phận, vĩ nhân, danh nhân, tác giả, độc giả...

B. Bài tập minh họa

Khi phân tích cái hay của những từ được dùng trong văn bản văn học, tại sao ta chưa thể thoả mãn với việc dùng từ điển để tìm hiểu nghĩa của chúng?

Lời giải chi tiết:

Khi phân tích cái hay của tác phẩm, việc sử dụng mỗi từ điểm để giải thích cho nghĩa của từ vẫn là chưa đủ. Bởi trong từ điển, cách giải thích của nó chỉ bao gồm một phần ví dụ như về ngữ nghĩa, ví dụ… và có nhiều từ sẽ không rõ nghĩa bởi họ chưa khai thác đến mặt lịch sử, cách sử dụng của từ đó, đặc biệt là những từ cổ. Vì vậy, để cước chú của chúng ta được đầy đủ và rõ ràng, ngoài cách áp dụng nhiều hình thức cước chú khác nhau chúng ta cùng cần phải sử dụng nhiều nguồn tra cứu khác bên cạnh từ điển, về điển tích, điển cố và lịch sử sử dụng của nó. Như vậy, phần cước chú của chúng ta sẽ đầy đủ và sinh động hơn.

C. Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 67

>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 68

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Chuột Chít
    Chuột Chít

    😎😎😎😎😎😎

    Thích Phản hồi 3 giờ trước
    • Phô Mai
      Phô Mai

      🤟🤟🤟🤟🤟🤟🤟

      Thích Phản hồi 3 giờ trước
      • Bé Bông
        Bé Bông

        😍😍😍😍😍😍

        Thích Phản hồi 3 giờ trước
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lý thuyết Ngữ Văn 11

        Xem thêm