Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng tóm tắt Lý thuyết và Bài tập vận dụng có lời giải chi tiết phần Tiếng Việt - Tập làm văn lớp 11 giúp các bạn học tốt môn Ngữ Văn 11 hơn. Mời các em cùng tham khảo.

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

I. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

- Tính nhiều nghĩa của từ là kết quả của quá trình chuyển nghĩa. Quá trình chuyển nghĩa được thực hiện theo hai phương thức cơ bản là: ẩn dụ và hoán dụ. Chuyển tên gọi của đối tượng này sang tên gọi của đối tượng khác khi giữa chúng có mối liên hệ tương đồng hay tiếp cận.

II. Từ nhiều nghĩa và từ đồng âm

- Từ nhiều nghĩa là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại.

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.

- Phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm

Từ nhiều nghĩa

Từ đồng âm

Giống nhau

Cùng một hình thức âm nhưng có nhiều nghĩa

Khác nhau

Các nghĩa có mối quan hệ với nhau tạo thành hệ thống

Các nghĩa không có mối quan hệ nào

B. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ

Bài 1: Tìm các từ có nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa chỉ đặc điểm của âm thanh (giọng nói), chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chuyển?

Trả lời

• Các từ chỉ vị giác là: ngọt, chua, cay, đắng, chát, bùi,...Sự chuyển nghĩa của các từ này để chỉ:

- Đặc điểm của âm thanh, lời nói:

+ “Giọng hát mới ngọt ngào làm sao!”

+ “Anh nói chi mà chua chát thế?”

- Mức độ của tình cảm, cảm xúc:

+ Mới 20 tuổi nhưng cậu ta đã nếm trải nhiều cay đắng trong cuộc đời.

+ Tình cảm ngọt ngào của mẹ là nguồn sức mạnh nuôi ta khôn lớn.

Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa với từ “cậy”, từ “chịu” trong câu thơ sau đây và giải thích lí do tại sao tác giả chọn dùng từ “cậy”, từ “chịu” mà không dùng các từ đồng nghĩa với mỗi từ đó:

“Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Trả lời:

- Từ “cậy” và từ “ nhờ” là hai từ đồng nghĩa. Chúng có sự giống nhau về nghĩa “bằng lời nói tác động đến người khác với mục đích mong muốn họ giúp mình làm một việc gì đó”. Nhưng “cậy” khác từ “nhờ” ở nét nghĩa: dùng “cậy” thể hiện niềm tin vào người sẽ giúp đỡ-> Thúy Kiều tin tưởng ở Thúy Vân.

- Từ “chịu” và các từ “nhận”, “nghe”, “vâng” là đồng nghĩa chỉ sự đồng ý, sự chấp thuận với lời người khác. Tuy nhiên các từ này vẫn có sắc thái khác nhau:

+ Từ “nhận”: sự tiếp nhận đồng ý một cách bình thường

+ Từ “nghe”, “vâng”: đồng ý, chấp nhận của kẻ dưới đối với người trên, thể hiện thái độ ngoan ngoãn, kính trọng, lễ phép.

+ từ “chịu”: thuận lời người khác theo một lẽ nào đó mà mình có thể không ưng ý. Thúy Kiều dùng từ “chịu” để nói rằng việc thay thế là việc có thể Thúy Vân không ưng ý. Thúy Vân có thể chịu nhiều thiệt thòi nhưng hãy vì tình chị em mà nhận lời.

Bài 3: Cho các ngữ liệu sau đây:

a. Sầu đong càng lắc càng đầy

Ba thu dọn lại một ngày dài ghê

b. Đầu xanh có tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi

c. Cái mặt thì đen mà rất cong cong, hai mắt gườm gườm trông gớm chết.

d. Cái mặt không chơi được

e. Đây mùa thu tới – mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng

f. Gặp nhau chưa kịp hỏi chào

Nước mắt đã trào rơi xuống bỏng tay

g. Nói ngọt lọt đến xương

h. Đứng mũi chịu sào

Hãy xác định các từ in đậm, từ nào có nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ; từ nào có nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ; từ nào có nghĩa gốc.

Trả lời:

- Từ có nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ: d, g.

- Từ có nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ: b, f, h.

- Từ có nghĩa gốc: a, c, e.

Bài 4: Đặt (hoặc tìm) câu có các từ đầu, chân, tay, óc, tim,...được dùng theo nghĩa chuyển để chỉ cả con người

Trả lời:

- Đầu xanh có tội tình gì

- Hắn là một chân sai vặt của sếp

- Một tay lái chiếc đò ngang

- Khối óc kia làm nên cơ nghiệp

- Con tim rực lửa cách mạng

Bài 5: Chọn một trong các từ: nhạt, phai, lụi, tàn,...điền vào chỗ trống trong câu thơ sau và cho biết lí do lựa chọn:

“Nắng ... bỗng dưng mờ bóng khói

Núi vẫn đôi mà anh mất em”

(Núi đôi – Vũ Cao)

Trả lời:

- Chọn từ “lụi” vì câu thơ diễn tả sự mất mát vô bờ của người con trai khi người yêu của mình bị giặc sát hại

- Các từ nhạt, phai, tàn, thường được dùng để chỉ ánh nắng chiều sắp tắt nhưng không thể hiện được nỗi mất mát đột ngột, đau đớn trong tâm hồn nhà thơ.

Các tài liệu liên quan:

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 1 lớp 11, Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, Soạn bài lớp 11, Học tốt Ngữ văn 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ Văn 11

    Xem thêm