Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 21

Lý thuyết Ngữ văn lớp 11 bài 21: Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Ngữ văn 11.

Bài: Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội

A. Lý thuyết Ngữ văn 11 bài 21

1. Yêu cầu

a. Lựa chọn đề tài:

Khi lựa chọn đề tài cho bài nói, bạn có thể tham khảo những vấn đề đã được gợi ý như sau:

- Phải chăng việc thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng sẽ mâu thuẫn với quyền của cá nhân?

- Lớp trẻ với vấn đề hiến máu nhân đạo.

- Quan niệm về du học thế nào cho đúng?

- Học đại học có phải là con đường duy nhất để kiến tạo tương lai?

b. Tìm ý và sắp xếp ý

- Cần nghiên cứu kĩ đề tài, nhận thức đúng bản chất của vấn đề, các nội dung cụ thể cần đánh giá, bình luận. Có thể nêu một số câu hỏi, suy nghĩ tự trả lời để tìm ý:

+ Vấn đề xã hội này có đáng quan tâm không? Vì sao?

+ Bản chất của vấn đề là gì? Vấn đề có những khía cạnh nào? Liên quan đến những mặt nào của đời sống xã hội?

+ Vấn đề có tính chất tích cực hay tiêu cực? Đáng cổ vũ hay đáng phê phán? Có những ý kiến trái chiều nào về vấn đề này?

+ Việc quan tâm đánh giá, bình luận về vấn đề có ý nghĩa gì đối với đời sống của cá nhân và cộng đồng?

- Sau khi tìm được các ý, cần sắp xếp lại theo trật tự hợp lí, gắn với các phần Mở đầu, Triển khai, Kết luận của bài nói.

2. Cách làm

a. Thực hành nói:

Bám sát dàn ý đã chuẩn bị để thực hiện bài nói một cách bình tĩnh, tự tin, chủ động tăng cường tương tác với người nghe, đảm bảo đúng thời gian quy định.

- Mở đầu: Nêu vấn đề xã hội cần đánh giá, bình luận.

- Triển khai:

+ Phân tích, diễn giải để làm rõ bản chất vấn đề.

+ Nêu rõ ràng, cụ thể ý kiến đánh giá của bản thân về vấn đề (có lí lẽ và bằng chứng cụ thể).

+ Đối thoại với những ý kiến khác biệt để củng cố quan điểm của mình về vấn đề.

- Kết luận: Nêu ý nghĩa của việc đánh giá, bình luận về vấn đề.

Lưu ý: Điều chỉnh giọng nói phù hợp, kết hợp giữa lời nói và các phương tiện phi ngôn ngữ, sử dụng PowerPoint (nếu có) và các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ khác.

b. Trao đổi:

Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội

B. Bài tập Ngữ văn 11 bài 21

Lập dàn ý trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào nội dung về yêu cầu và cách lập dàn ý bài văn trình bày đánh giá, bình luận của em về một vấn đề xã hội.

Lời giải chi tiết:

a. Mở bài: Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: vấn đề ô nhiễm môi trường.

b. Thân bài:

* Giải thích vấn đề:

- Ô nhiễm môi trường là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc, chất hại dẫn đến thay đổi nhanh chóng và gây tác hại xấu đến cuộc sống con người.

* Thực trạng:

- Hàng ngày có hàng tấn rác thải được đổ ra biển, các chất độc hại ngày càng tích lũy và ảnh hưởng xấu tới môi sinh và các sinh vật biển. Bên cạnh đó, môi trường nước ngọt cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề do khí thải công nghiệp, khí thải xe cộ và mùi rác thải sinh hoạt của con người.

- Diện tích rừng bị chặt phá ngày càng tăng.

* Nguyên nhân:

- Chủ quan: Do ý thức kém của con người.

- Khách quan: Do hiện tượng cực đoan của xã hội; do sự quản lí của nhà nước hoạt động của các doanh nghiệp trong việc xử lí.

* Hậu quả:

- Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

- Mất đi các nguồn lợi từ biển: các hải sản, du lịch biển.

- Mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường sống.

* Giải pháp:

- Mỗi người cần có ý thức bảo vệ môi trường sống quanh mình, thay đổi từ những thói quen nhỏ nhất để khiến cho môi trường được cải thiện tốt hơn.

- Nhà nước cần tăng cường sự quản lí cũng như xử phạt nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm làm ô nhiễm môi trường.

- Tiến hành áp dụng công nghệ khoa học để giải quyết hiện trạng ô nhiễm nước thải ... hiện nay.

c. Kết bài: Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: hiện tượng ô nhiễm môi trường; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 22

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Lanh chanh
    Lanh chanh

    😚😚😚😚😚😚

    Thích Phản hồi 2 giờ trước
    • Mít Xù
      Mít Xù

      😘😘😘😘😘😘

      Thích Phản hồi 2 giờ trước
      • mineru
        mineru

        😃😃😃😃😃😃😃

        Thích Phản hồi 2 giờ trước
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lý thuyết Ngữ Văn 11

        Xem thêm