Lý thuyết Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 11
Với nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn lớp 11 bài 11: Thực hành tiếng Việt trang 65 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Ngữ văn 11.
Bài: Thực hành tiếng Việt trang 65
A. Lý thuyết Ngữ văn 11 bài 11
1. Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường
Để nhận ra những hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học, phải nắm vững những quy ước ngôn ngữ có tính chuẩn mực của tiếng Việt, đồng thời biết thực hiện việc đối chiếu, so sánh các phương án sử dụng ngôn ngữ khác nhau.
2. Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong sáng tác văn học
Một số hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học:
- Tạo ra những kết hợp từ trái logic nhằm - “lạ hoá" đối tượng được nói tới. Ví dụ:
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
(Xuân Diệu, Vội vàng)
- Sử dụng hình thức đảo ngữ để nhấn mạnh một đặc điểm nào đó của đối tượng miêu tả, thể hiện. Ví dụ:
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc
(Hồ Xuân Hương, Đèo Ba Dội)
- Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ nhằm đưa đến phát hiện bất ngờ về đối tượng được đề cập. Ví dụ:
Vừa thoáng tiếng còi tàu
Lòng đã Nam đã Bắc
(Xuân Quỳnh, Sân ga chiều em đi)
- Bổ sung chức năng mới cho dấu câu (khi trình bày văn bản trên giấy). Ví dụ:
Ngẩng đầu ngắm mãi chưa xong nhớ
Hoa bưởi thơm rồi: đêm đã khuya
(Xuân Diệu, Buồn trắng)
B. Bài tập Ngữ văn 11 bài 11
Hãy nhận diện và phân tích ý nghĩa của hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường được thể hiện trong hai câu thơ sau:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
(Trích Tràng giang - Huy Cận)
Hướng dẫn giải:
Dựa vào kiến thức đã học về hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong sáng tác văn học.
Lời giải chi tiết:
- Tác giả sử dụng hình thức đảo ngữ: "Lơ thơ cồn nhỏ, tiếng làng xa vãn chợ chiều".
- Hình thức đảo ngữ giúp nhấn mạnh hình ảnh tràng giang một buổi chiều mênh mông, vắng vẻ. Cảnh vật bên cồn thưa thớt trống trải, âm thanh của tiếng chợ chiều đã vãn bao giờ cũng chứa chất nỗi buồn.
C. Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 11
>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 12