Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Lý thuyết Ngữ văn 11: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận được VnDoc.com đăng tải, sẽ giúp các bạn ôn tập củng cố phần Tiếng Việt lớp 11, từ đó các bạn học tốt môn Ngữ Văn 11 hơn. Mời các bạn cùng tham khảo.

A. Kiến thức cần nhớ bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

TT

Thao tác lập luận

Đặc điểm nhận diện

1

Giải thích

Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình

2

Phân tích

Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng

3

Chứng minh

Chứng minh là đưa ra những cứ liệu – dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc, người nghe tin tưởng vào vấn đề. (Đưa lí lẽ trước – Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận chứng minh thuyết phục hơn. Đôi khi thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng sau)

4

Bác bỏ

Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.

5

Bình luận

Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng… đúng hay sai, hay/dở, tốt/xấu, lợi/hại…; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng.

6

So sánh

So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm. Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.

B. Luyện tập củng cố bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Bài 1: Kết hợp các thao tác lập luận thích hợp để viết đoạn văn với đề bài sau: Lí tưởng là nguồn sáng và sức mạnh trong đời,

Trả lời:

- Dẫn dắt tới vấn đề cần nghị luận

- Giải thích “Lí tưởng” là gì? Là niềm tin, là điều con người tôn thờ... và luôn khao khát hướng tới để đạt được.

- “nguồn sáng” là gì? Là thứ soi rọi cho con người, lí tưởng là nguồn sáng vì nó chỉ cho con người con đường họ phải đi để đạt được lí tưởng. Lí tưởng là “nguồn sáng” vì nó chỉ cho con người con đường họ phải đi để đạt được mục đích, và đó là con đường sáng - con đường thiện.

- Lí tưởng là sức mạnh vì nó tạo ra động lực, thúc đẩy, động viên con người hành động để đạt được mục đích

- Vai trò, ý nghĩa của lí tưởng sống (Tại sao cần có lí tưởng sống?):

+ Con người sống có lí tưởng luôn biết rõ con đường mình phải đi, không bị cám dỗ, níu kéo bởi những lợi ích tầm thường, hèn kém.

+ Chúng ta có nghị lực và niềm tin trong cuộc đời, biết sống thế nào cho có ý nghĩa, sống thế nào cho đáng sống, sống cho có ích.

+ Lí tưởng sống có vai trò quyết định tương lai của mỗi người.

+ Nếu không có lí tưởng chúng ta sẽ không xác định được cho bản thân mình một phương hướng kiên định.

+ Khi có lí tưởng sống chúng ta sẽ có niềm tin vươ lên đề hoàn thành ước mơ, khát vọng.

...

- Dẫn chứng: Lí tưởng cộng sản soi sáng con đường đấu tranh của biết bao anh hùng cách mạng, giúp họ vượt chông gai, thử thách... VD: Hồ Chí Minh

- Phản đề: Phê phán những người không có lí tưởng sống, sống trong vỏ ốc, tự tin, không có niềm tin và hoài bão... Nếu tuổi trẻ sống không có lí tưởng sẽ lười học, nhác lao dộng, sẽ sớm nhiễm phải những tệ nạn xã hội như ăn chơi đua đòi, cờ bạc, rượu chè, nghiện ma túy, cướp bóc… Những học sinh “cá biệt’' trong nhà trường hiện nay chú yếu là do cách sống buông thả, sống không có lí tưởng.

- Liên hệ: lí tưởng của bản thân, lí tưởng thế hệ trẻ ngày nay và khẳng định câu nói là đúng.

Bài 2: Kết hợp các thao tác lập luận thích hợp để viết đoạn văn với đề bài sau:

Nhà thơ Anh Brao-ninh nói: “Nếu tước bỏ tình yêu thì trái đất sẽ trở thành nấm mồ”

Trả lời:

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

- Giải thích tình yêu là gì? Tình yêu là tình cảm yêu thương, quan tâm, chia sẻ,... giữa con người với con người

- “Nấm mồ” biểu tượng cho sự hoang tàn, chết chóc, tăm tối,...

- Ý nghĩa câu nói: Không có tình yêu thế giới sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn thảm, tăm tối.

- Tại sao lại như vậy? Tình cảm, sự yêu thương là thứ gắn kết con người với con người, tình yêu là cơ sở vững chắc của đời sống tinh thần, không có tình yêu sẽ không còn tình người, chỉ còn lại sự lạnh nhạt, hờ hững, buồn tẻ.

- Liên hệ: rút ra bài học, cần biết yêu thương, chia sẻ với người thân, bạn bè, đồng loại vì “Người với người sống để yêu nhau” (Tố Hữu)

(Bạn cần giải thích rõ nghĩa tình yêu theo nghĩa rộng, nghĩa hẹp. Lý giải câu nói của tác giả có nghĩa là gì, biểu hiện…)

Bài 3: Kết hợp các thao tác lập luận thích hợp để viết đoạn văn với đề bài sau: Con người không thể thiếu bạn

Trả lời:

- “Bạn” là những người như nào? Người cùng ta chia sẻ vui buồn, giúp đỡ động viên ta.

- Tại sao “con người...bạn”? Vì con người không thể sống cô đơn, cô độc, làm mọi thứ một mình; được lắng nghe và được chia sẻ trở thành một nhu cầu không thể thiếu.

- So sánh: người không có bạn: tẻ nhạt, buồn bã, cô độc; Người có bạn, tình bạn giúp con người sống tốt hơn, làm tốt hơn “giàu vì bạn” như Bá Nha và Chung Tử Kỳ

- Liên hệ: chọn bạn mà chơi, tự xây dựng cho mình một tình bạn đẹp.

Bài 4: Kết hợp các thao tác lập luận thích hợp để viết đoạn văn với đề bài sau: Tình cảm ruột thịt giữa cha mẹ và con cái là tình cảm tự nhiên nhất, chân thành nhất và thiêng liêng nhất.

Trả lời:

- Quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con cái được hình thành như một lẽ tất yếu của đời sống con người. Cha mẹ mong chờ con cái với tất cả khát khao và mong ước

- Tình cảm được hình thành tự nhiên, mang nhiều ân nghĩa: Ơn mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày, ơn cha sinh thành dưỡng dục...

- Tình cảm giữa cha mẹ và con cái là tình cảm chân thành, tự nhiên, không hề vụ lợi, con lớn lên bằng tình yêu thương, sự hi sinh của cha mẹ, cha mẹ lấy con làm nguồn vui sống...

- Liên hệ, rút ra bài học: Yêu quý, trân trọng cha mẹ, gia đình...

Các tài liệu liên quan:

Lý thuyết văn 11: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận sẽ giúp các bạn có kết quả cao hơn trong học tập. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 11, Soạn văn 11 ngắn gọn, Soạn văn 11 siêu ngắn, Văn mẫu lớp 11, Soạn văn 11. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ Văn 11

    Xem thêm