Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2

Lý thuyết Ngữ văn 11: Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2 được VnDoc.com đăng tải, sẽ giúp các bạn ôn tập củng cố phần Tập làm văn lớp 11, từ đó các bạn học tốt môn Ngữ Văn 11 hơn. Mời các bạn cùng tham khảo.

A. Kiến thức cần nhớ phần làm văn lớp 11 học kì 2

Kiểu văn bản

Thống kê, phân loại các bài học

Văn nghị luận

1. Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

2. Các thao tác lập luận:

a. Thao tác lập luận phân tích

b. Thao tác lập luận so sánh

c. Thao tác lập luận bác bỏ

d. Thao tác lập luận bình luận

e. Luyện tập vận dụng kết hợp:

- Các thao tác lập luận phân tích và so sánh

- Cả bốn thao tác lập luận đã nêu trên

3. Tóm tắt văn bản nghị luận

Các dạng văn khác

1. Bản tin

2. Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

3. Tiểu sử tóm tắt

B. Luyện tập củng cố phần làm văn lớp 11 học kì 2

Bài 1: Vì sao trong văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác, Ăng – ghen lại nói rằng người bạn thân thiết và vĩ đại của mình là “người bị căm ghét nhiều nhất và bị vu khống nhiều nhất trong thời đại ông”? Cách nói của Ăng – ghen gợi ra cho anh/chị những suy ghĩ gì về giá trị của một con người chân chính?

Trả lời:

- Các Mác bị căm ghét và vu khống, vì Mác là một chiến sĩ, một con người hết lòng tranh đấu cho lí tưởng “giải phóng giai cấp vô sản hiện đại”. Căm ghét và vu khống Các Mác là những kẻ đại diện cho trật tự xã hội mà Các Mác thấy cần phá bỏ để đem lại một bước tiến mới cho nhân loại, sự căm ghét và vu khống, vì thế , chẳng những không khiến hình ảnh Các Mác xấu đi, mà trái lại càng góp phần làm cho “tên tuổi và sự nghiệp của ông đời đời sống mãi”.

- Từ đó có thể rút ra bài học

+ Sống “dĩ hòa vi quý”, chỉ cốt để lấy lòng người, cốt để không ai ghét bỏ chưa phải là cách sống đúng đắn nhất của con người. Trong cuộc sống cần đấu tranh chống cái xấu, cái ác nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

+ Không thể xét đoán thực chất và giá trị con người một cách đơn giản.

Bài 2: Hãy lập dàn ý đề bài: phân tích hình ảnh người vợ trong bài thơ Thương Vợ của Trần Tế Xương?

Trả lời

a. MB

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt đến hình ảnh người vợ

b. TB

1. Hai câu Đề

* Công việc của bà Tú

- “Quanh năm”: thời gian diễn ra liên tục, là vòng thời gian vô kì hạn.

- “buôn bán”: công việc của bà Tú.

- “mom sông”: phần đất ở bờ sông, nhô ra ở phía lòng sông ⇒ nơi nguy hiểm.

⇒ Tính chất công việc: cơ cực, vất vả và nguy hiểm.

* Vai trò của bà Tú trong gia đình:

- “Nuôi đủ”: đủ về cả số lượng và chất lượng.

⇒ Giọng điệu dí dỏm, trào phúng của Tú Xương khi nói về hoàn cảnh gia đình, đặc biệt vai trò trụ cột của gia đình chính là bà Tú.

- “Năm con với một chồng”: tác giả đã tách chồng và con làm thành hai vế, nối với nhau bằng từ “với”.

⇒ Tú Xương đã tự xem mình là “đứa con đặc biệt” của bà Tú.

⇒ Tính tự trào trong thơ trữ tình Tú Xương: ông tự cười mình vì đã để vợ phải nuôi, ông hạ mình và đặt ngang hàng với những đứa con.

⇒ Câu thơ khẳng định vai trò trụ cột của bà Tú trong gia đình.

⇒Tác giả đã khắc họa đậm nét sự tần tảo, đảm đang, vất vả của bà Tú và thể hiện nỗi thương vợ ở sự vất vả, thương vợ ở sự nuôi đầy nghịch lí.

2. Hai câu thơ Thực

* Nỗi vất vả trong sự côi cút.

– “Lặn lội”: được sử dụng phép đảo ngữ, đồng thời là từ láy với hai thanh trắc.

⇒ Gợi lên sự nhọc nhằn vất vả, đi đêm về hôm của người vợ.

- “thân cò”: Là sáng tạo từ hình ảnh con cò trong ca dao của Tú Xương.

⇒ Ẩn dụ cho thân phận người vợ lam lũ, khổ cực.

- “quãng vắng” là nơi heo hút, hiu quạnh và nguy hiểm.

⇒ Câu thơ gợi lên sự vất vả, côi cút, lặn lội, bấp chấp nguy hiểm của bà Tú để kiếm sống nuôi gia đình.

* Nỗi vất vả trong sự bon chen, kì kèo, bươn trải.

- “Eo sèo”: Sự kì kèo khi thêm giá, bớt giá ở những buổi chợ đông.

⇒ Phép đảo ngữ đồng thời là từ láy tượng thanh qua từ “eo sèo” như nhấn mạnh hơn tính chất công việc buôn bán mệt mỏi, vất vả của bà Tú.

- “đò đông”: đông đò, đông người.

⇒ Bà Tú là vợ của một Nho sĩ nhưng đã hạ mình vì chồng vì con để mưu sinh, kiếm sống.

⇒Với việc sử dụng thành công nhiều biện pháp tu từ và ngôn từ giản dị mà sâu sắc, tác giả đã tái hiện thấm thía những bươn trải, nhọc nhằn và sự hi sinh cao cả của bà Tú qua nỗi lòng thương vợ của nhà thơ.

3. Hai câu thơ Luận

* Duyên nợ giữa ông Tú và bà Tú:

- “Một duyên hai nợ”:

+ Số đếm “một”, “hai” thể hiện mức độ tăng tiến: duyên là một thì nợ là hai.

+ Sáng tạo ngôn ngữ dân gian “duyên nợ” khi thêm vào các số từ để tạo nên một thành ngữ mới

⇒ Khẳng định ông Tú và bà Tú vừa có duyên lại vừa có nợ. Nếu như duyên là may mắn, hạnh phúc mà bà Tú nhận được, thì nợ là những khó khăn, tủi cực mà bà phải trải qua.

- “âu đành phận”: đành chấp nhận số phận.

⇒ Mối duyên nợ đầy cơ cực giữa ông Tú và bà Tú và sự cam chịu đến nhẫn nhục của bà Tú, qua đó cũng cho thấy bà Tú là người giàu lòng vị tha.

⇒ Nhà thơ như an ủi, thương xót cho vợ khi an phận lấy một người chồng không lo nổi cho gia đình.

* Đức hi sinh của bà Tú

- “Năm nắng mười mưa”:

+ Số từ “năm”, “mười” thể hiện sự tăng tiến.

+ Thành ngữ dân gian khẳng định sự gian truân của người vợ.

- “dám quản công”: Sự bất chấp, sẵn sàng hi sinh của bà Tú.

⇒ Bà Tú vượt lên trên mọi khó khăn, vất vả, hi sinh vì chồng vì con.

⇒ Tấm lòng biết ơn và ngợi ca của nhà thơ dành cho vợ mình.

⇒ Hai câu thơ Luận là sự nhập thân của ông Tú vào bà Tú để nói lên nỗi lòng người vợ, qua đó tác giả thể hiện được sự hi sinh cao cả và tấm lòng vị tha của bà Tú, đồng thời cho thấy sự biết ơn và trân trọng, thấu hiểu người vợ của nhà thơ.

4. Hai câu thơ Kết

* Nhà thơ chửi “thói đời”:

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”.

- Tiếng chửi đời bất công, bạc bẽo với một Nho sĩ như Tú Xương.

- Nỗi đau đời của nhà thơ khi không tìm được cho mình một phận vị trong xã hội.

* Nhà thơ tự chửi mình:

- Nhà thơ tự trách mình ăn ở bạc bẽo, có tài nhưng trở thành gắng nặng cho vợ.

- “chồng hờ hững”: người chồng vô tích sự ⇒ Là sản phẩm của xã hội đương thời với sự vô tâm, tệ bạc, có mà như không.

⇒ Nhà thơ xấu hổ và tự trách bản thân mình, trách đời tệ bạc và thể hiện thái độ phê phán xã hội thực dân nửa phong kiến đã làm nảy sinh ra những người chồng vô trách nhiệm. Tác giả cũng thể hiện sự đồng cảm, thương xót cho người vợ và bộc lộ nỗi đau đời của nhà thơ.

c. KB

- Khẳng định lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

- Nhấn mạnh tình cảm chân thành của Tú Xương đối với người vợ tần tảo, hi sinh, chịu thương chịu khó của mình.

Bài 3: Kết hợp các thao tác lập luận hãy phân tích bức tranh thiên nhiên và tâm trạng Liên khi chiều tà xuống tại Phố Huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ - Thạch Lam.

Gợi ý:

Cảnh phố huyện nghèo lúc chiều tàn.

Khung cảnh phố huyện lúc chiều tàn qua cái nhìn tâm trạng của nhân vật Liên (truyện trữ tình thể hiện một tâm trạng cảm thụ tâm trạng qua một tâm trạng nhân vật Liên- linh hồn của truyện). Trong con mắt của Liên tất cả cảnh vật cũng như cảnh sinh hoạt của con người đều gợn lên sự tàn tạ:

a. Cảnh ngày tàn

- Âm thanh (thính giác): khung cảnh phố huyện khi ngày tàn được báo hiệu bằng tiếng trống thu không: “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều”. Đây là hồi trống báo hiệu trời sắp tối. Ngày xưa đó là một tiếng trống quen thuộc trong sinh hoạt hằng ngày của người dân Việt Nam. Từng tiếng trống gợi bước đi của thời gian chất chứa nỗi niềm của con người. Tiếng trống như điểm nhịp cho từng giọt thời gian rơi tàn. Trong cảm nhận của Thạch Lam tiếng trống chậm rãi gợi nỗi lòng bâng khuâng, mơ hồ, buồn man mác.

⇒ Điểm nhịp cho cuộc sống nặng nề trôi

+ Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng.

+ Tiếng muỗi vo ve.

+ Tiếng chõng cũ nát trước cửa hàng hơi tối của hai chị em, kêu cót két.

⇒ Sự cộng hưởng của âm thanh quen thuộc, dân dã nhưng gợi không gian tĩnh vắng, buồn, động nhưng lại tĩnh. Đó là khúc nhạc dạo đầu cho cuộc sống nghèo nàn nơi phố huyện như báo hiệu một không gian tinh thần ngột ngạt của một xã hội cũ, báo hiệu cuộc sống của họ không hạnh phúc, không tương lai.

- Màu sắc (thị giác): Sau tiếng trống thu không, bức tranh phố huyện hiện lên với những gam màu sáng và nóng nhưng mang đến sự ảm đạm, dấu hiệu sự lụi tàn: “Phương Tây đỏ rực như rửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.

- Đường nét (thị giác): Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”: hình ảnh chân thực, màu đen của dãy tre làng in trên nền trời gợi sự ảm đạm. Ánh sáng còn sót lại như báo hiệu một ngày đã đi qua.

- Thời gian: “chiều, chiều rồi…”. Đó là một vùng quê tàn lụi, nơi đây chỉ có tiếng than thở làm cho cuộc sống nhuốm màu hoang vu. Đây là một câu văn đa thanh: vừa là giọng của Liên, vừa là giọng của tác giả, là tiếng thương thầm cho bao nhiêu kiếp người tàn tạ theo năm tháng.

- Không gian: yên ả, tĩnh lặng

- Nghệ thuật: nhịp điệu chậm, giàu hình ảnh và nhạc điệu ⇒ Bức tranh thiên nhiên êm dịu, thanh bình

+ Nét vẽ giản dị, chân thực gợi hồn quê Việt Nam.

- Tâm trạng của nhân vật Liên:

+ Liên hiện lên với dáng ngồi “yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị”. “Mấy quả thuốc sơn đen”, đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần”…”đen” và “tối” đang hòa vào nhau.

+ Liên cảm thấy “lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. Đó là nỗi sầu khắc khoải trước sự chuyển giao giữa ngày và đêm, trước sự đổi thay của tạo vật. Trong con mắt của Liên tất cả mọi thứ diễn ra của một ngày đang ngưng lại.

⇒ Cái huy hoàng của một ngày qua đi chỉ còn lại sự lụy tàn gợi cảm giác buồn man mác. Bức hoạ đồng quê quen thuộc, bình dị, thơ mộng, gợi cảm, mang cốt cách Việt Nam nhưng vô cùng ảm đạm, buồn vắng đúng với hiện thực và chứa đầy tâm trạng. Nhịp sống buồn bã, tẻ nhạt của phố huyện từ chiều tàn đi dần vào đêm khuya

b. Cảnh chợ tàn

* Cảnh chợ tàn

Cứ chiều buông xuống là phố huyện lại xao xác, tiêu điều, mòn mỏi. Cái nghèo khó hiện lên:

- Âm thanh: Chợ đã vãn từ lâu, người đã về hết nên không còn ồn ào

- Hình ảnh: Không gian chợ xơ xác tiêu điều: “Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía.

- Mùi vị: Một mùi âm ẩm bốc lên (khứu giác)

⇒ Cảnh chợ của một vùng quê nghèo nàn, u buồn, xơ xác

Khung cảnh ấy gợi nhớ đến một câu thơ thật buồn trong bài thơ “Tràng Giang” – Huy Cận:

“Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”

c. Những con người tàn tạ xuất hiện trong cảnh chợ tàn

-Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa còn đứng nói chuyện với nhau ít câu.

-“Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ, cúi lom khom trên mặt đất, đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại”. Đây là hình ảnh nổi bật nhất trong cảnh chợ tàn. Những đứa trẻ trông chờ vào sự thừa thãi của người khác nhưng vô vọng. Sự nghèo khó đang bám riết những mảnh đời bé nhỏ, tội nghiệp nơi đây.

⇒ Cuộc sống, sự sống đang tàn tạ đi trong vô vọng, thưa thớt.

- Tâm trạng của Liên:

+ Liên cảm nhận rất rõ mùi riêng của đất đai, của quê hương, mùi của cuộc sống đói nghèo cơ cực ⇒ sự gắn bó, tình yêu quê hương.

+ Nhìn cảnh chợ tàn với mấy đứa trẻ con gầy gò, ốm yếu Liên thấy động lòng thương, lòng trắc ẩn và sự chân thành của Liên trỗi dậy nhưng bất lực chẳng giúp gì được.

⇒ Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người.

⇒ Cảnh chiều buông nơi phố huyện bình dị nhưng nghèo nàn, xơ xác. Mở đầu truyện là cảnh chiều tàn với bức tranh thiên nhiên đầy chất thơ, êm và nhẹ nhưng mang bầu không khí trầm, buồn, ảm đạm như một tiếng thở dài của thời khắc chuyên giao giữa ngày và đêm, giữa ánh sáng và bóng tối.

Bài 4: Theo nhà văn Hoài Thanh, Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”.

Đặc điểm đó của thơ Xuân Diệu được thể hiện như thế nào ở bài thơ Vội vàng?

Hãy giải thích và phân tích nhận định trên?

Gợi ý:

1. Giải thích: “mới” là mới mẻ, hiện đại. Ở đây bao hàm sự so sánh giữa thơ Việt Nam hiện đại đầu thế kỉ XX với thơ Việt Nam thời kì trung đại; “mới nhất”: là từ chỉ tính chất hiện đại được thể hiện ở mức độ cao nhất, nhiều nhất; “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” là ý kiến khẳng định Xuân Diệu là nhà thơ hàng đầu trong phong trào Thơ mới với các đặc điểm nội dung (quan niệm, đề tài, chủ đề tư tưởng,...) và nghệ thuật (thể loại, ngôn ngữ thơ, cách thể hiện ý, tình trong thơ,...).

2. Phân tích:

- Quan niệm về thời gian, tuổi trẻ, hạnh phúc và khát vọng sống mãnh liệt của nhà thơ Xuân Diệu trong bài thơ (ngợi ca mùa xuân, ngợi ca cuộc đời, ngợi ca tuổi trẻ, sự tiếc nuối thời gian, tiếc nuối tuổi xuân đi qua không trở lại, lởi kêu gọi sống hết mình, sống cuồng nhiệt, sống đến kiệt cùng của cảm giác, cám xúc,...) so với xúc cảm và quan niệm của một số tác giả tiêu biểu của phong trào Thơ mới mà các em đã biết (Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Huy Cận,...).

- Những cách tân về thể loại, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm xúc và quan niệm mang tính triết lí; giọng điệu trữ tình sôi nổi, mê say (vui vẻ, ngập tràn hạnh phúc trước vẻ đẹp của mùa xuân, cuộc đời, nhạy cảm trước sự trôi chảy của thời gian, giục giã, hối hả tận hưởng cuộc sống tuổi trẻ,...), ngôn ngữ nghệ thuật giàu tính hình tượng, giàu cảm xúc,... so với những cách tân nghệ thuật ở một số tác phẩm của tác giả tiêu biểu trong phong trào Thơ mới mà các em đã biết (Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Huy Cận,...).

3. Khẳng định giá trị của tác phẩm và những đóng góp to lớn của Xuân Diệu cho công cuộc cách mạng thơ ca Việt Nam hiện đại. Vội vàng là tuyên ngôn về lẽ sống và thể hiện đặc điểm phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu, là một minh chứng cho vị trí của nhà thơ trong thơ hiện đại “mới nhất trong các nhà thơ mới”.

Bài 5: Hãy xác định các thao tác lập luận trong đoạn văn sau của Hồ Chí Minh:

“Liêm là trong sạch, không tham lam.

Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, người làm quan không đục khoét dân, thì gọi là liêm, chữ liêm ấy có nghĩa hẹp. Cũng như ngày xưa trung là trung với vua, hiếu là hiếu với cha mẹ mình thôi.

Ngày nay, chữ liêm có nghĩa rộng hơn; là mọi người đều phải liêm. Cũng như trung là trung với Tổ quốc, hiếu là hiếu với nhân dân.

Chữ liêm phải đi đôi với chữ kiệm. Có kiệm mới liêm được, vì xa xỉ sẽ sinh tham lam.

Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm.

Người cán bộ, cậy quyền thế mà khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công thành của tư; người buôn bán, mua một bán mười hoặc mua gian bán lậu chợ đen chợ đỏ, tích trữ đầu cơ; người có tiền, cho vay cắt cổ, bóp hầu bóp họng đồng bào; người cờ bạc, chỉ mong xoay của người làm của mình,.. đều là tham lam, đều là bất liêm.”

Trả lời:

Thao tác giải thích, phân tích, so sánh, bình luận.

Bài 6: Từ bài thơ Sa hành đoản ca (Bài ca ngắn đi trên bãi cát) của Cao Bá Quát, viết đoạn văn ngắn bình luận về con đường lập nghiệp của thanh niên hiện nay?

Trả lời:

- Con đường lập nghiệp của thanh niên hiện nay rộng mở hơn, không chỉ giới hạn ở việc thi đỗ đại học ra làm “thầy”, mà có thể học làm “thợ”, thành những thợ lành nghề trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ mà nước ta đang rất thiếu.

- Nếu không được đến trường, bạn vẫn có thể tự học hoặc vừa học vừa làm, học cách lao động tự kiếm sống và vươn lên làm giàu. “Trường đời là trường học lớn nhất” (Lấy một vài dẫn chứng thực tế để minh hoạ về việc nhiều cá nhân đã đi lên làm giàu bằng con đường tự học, tự lao động kiếm sống)...

- Từ bài Sa hành đoản ca, từ thực tế đời sống, thanh niên có thể thay đổi cách học “từ chương, giáo điều”; “nhai văn nhá chữ”, coi trọng học đi đôi với hành, phát huy sáng tạo của người học (Liên hệ đến thực tế nhiều người không có bằng cấp mà đã sáng chế, sáng tạo ra nhiều công trình, công cụ lao động khoa học)...

- Học không chỉ để mưu cầu danh lợi cho bản thân mà còn phải gắn với yêu cầu của gia đình, xã hội và quê hương, đất nước.

Bài 7: Viết đoạn văn bình luận ý sau: Mỗi người phải biết sống khẩn trương, mãnh liệt, tận hưởng và cống hiến trong từng khoảnh khắc thời gian hiện tại.

Trả lời:

- Mỗi người phải biết sống khẩn trương, mãnh liệt, tận hưởng và cống hiến trong từng khoảnh khắc thời gian hiện tại.

+ Thời gian luôn là kẻ thù của con người. Thời gian theo quan niệm của Xuân Diệu: trôi chảy vĩnh viễn, không bao giờ trở lại. Tuổi trẻ của con người cũng chỉ có một lần rồi tàn phai.

+ Vì vậy mỗi người phải biết quý trọng thời gian, biết tận dụng thời gian để sống và làm việc, biết sống có ý nghĩa cho mình, cho gia đình và xã hội. Tránh lãng phí thời gian vào những việc vô bổ, ăn chơi, đắm mình trong những trò chơi vô nghĩa, sa vào những tệ nạn nghiện hút, cờ bạc, rượu chè,...

+ Muốn làm được điều đó, mỗi người phải xác định cho mình mục đích, lí tưởng sống và hành động đúng đắn.

+ Có sống hết mình, sống có ích, biết quý trọng thời gian, con người mới tránh khỏi sự hối hận tiếc nuối về những quãng đời đã qua.

Các tài liệu liên quan:

Lý thuyết và bài tập Ngữ văn 11: Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2 sẽ giúp các bạn có kết quả cao hơn trong học tập. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 11, Soạn văn 11 ngắn gọn, Soạn văn 11 siêu ngắn, Văn mẫu lớp 11, Soạn văn 11. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ Văn 11

    Xem thêm