Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 28

Lý thuyết Ngữ văn lớp 11 bài 28: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội: Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Ngữ văn 11.

A. Lý thuyết Ngữ văn 11 bài 28

1. Yêu cầu viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

- Nêu được vấn đề thực sự có ý nghĩa, hưởng đến việc hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại.

- Triển khai hệ thống luận điểm chặt chẽ, phù hợp với logic của vấn đề bàn luận; sử dụng các lí lẽ thuyết phục và bằng chứng chính xác, thích hợp, đầy đủ.

- Nêu được ý kiến về vấn đề bàn luận từ một góc nhìn khác.

- Rút ra được ý nghĩa của việc bàn luận về vấn đề.

2. Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Bước 1: Chuẩn bị viết

Đề tài bạn sẽ chọn, như được định hướng từ nhan đề chung của phần Viết, nên là đề tài có thể khơi dậy được thái độ sống tích cực trong hoàn cảnh sống có nhiều thách thức mới hiện nay.

- Gợi ý một số đề tài có thể chọn:

+ Tự bảo vệ mình trước các tệ nạn;

+ Thực hành lối sống xanh;

+ Đấu tranh cho bình đẳng giới;

+ Tôn trọng sự khác biệt;

+ Sự cần thiết của việc học ngoại ngữ Trách nhiệm với lớp người yếu thế trong xã hội;

+ Ý nghĩa của các diễn đàn, câu lạc bộ khởi nghiệp;...

- Khi đã xác định được đề tài, nên tìm cho bài viết một nhan đề phù hợp. Tên bài viết có thể là tên của đề tài và việc diễn đạt tường minh về đề tài sẽ tạo tiền để thuận lợi cho bạn triển khai thông suốt hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong bài.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

* Tìm ý

Gợi ý một số câu hỏi có thể dùng để tìm ý, huy động các bằng chứng:

- Có thể nhìn nhận vấn đề từ những góc độ và theo các cấp độ nào?

- Tác giả bài viết tham khảo đã triển khai vấn đề từ các góc nhìn: lịch sử, xã hội, đạo đức; đã chứng minh vấn đề theo từng cấp độ: cá nhân, quốc gia - dân tộc, nhân loại.

- Nên chọn những bằng chứng gì để làm sáng tỏ các luận điểm?

- Những ý kiến sáng giá nào có thể trích dẫn?

- Có thể bàn về vấn đề từ góc nhìn trái chiều như thế nào?

- Việc nhận thức sâu sắc về vấn đề có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người, trước hết là với chính người viết?

* Lập dàn ý

- Mở bài:

+ Nêu vấn đề cần bàn luận, hướng bàn luận và ý nghĩa chung của việc bàn luận về vấn đề.

+ Mở bài không được dài dòng và cần giúp người đọc nắm rõ ngay từ đầu bài viết sẽ bàn luận về vấn đề gì.

- Thân bài:

+ Miêu tả khái quát hoàn cảnh đời sống làm nảy sinh vấn đề.

+ Phân tích lần lượt từng khía cạnh vấn đề theo trình tự từ hẹp đến rộng hoặc từ rộng đến hẹp với những lí lẽ và bằng chứng phù hợp.

+ Làm rõ sự cần thiết phải nhận thức đầy đủ về vấn đề.

+ Nếu trải nghiệm của bản thân với vấn đề được bàn luận.

- Kết bài: Tóm tắt những luận điểm chính đã trình bày và khẳng định ý nghĩa của vấn đề trên cơ sở thu thập nhiều tư liệu và bằng chứng mới.

Bước 3: Viết

Bước 4: Chỉnh sửa, hoàn thiện

B. Bài tập minh họa

Viết bài văn nghị luận về thái độ sống tích cực trong xã hội hiện đại.

Phương pháp giải:

- Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã được học về Viết bài văn nghị luận xã hội.

- Vận dụng kiến thức của bản thân về vấn đề nghị luận.

Lời giải chi tiết:

Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó, ai cũng có thể có cảm giác mệt mỏi vì khó khăn trong công việc hay trong cuộc sống, khiến ta muốn buông xuôi tất cả. Trong muôn vàn bất trắc của cuộc sống, mọi thứ đều có thể bị mất đi, nhưng chỉ có một điều duy nhất không thể mất đi được, đó là sự lựa chọn thái độ sống.

Một thái độ sống tích cực có thể chưa đủ để đưa ta đến với sự thành công, nhưng đó lại chính là con đường dẫn ta tới thành công, bởi thành công không bao giờ là kết quả của sự bi quan, chán nản, tuyệt vọng, sống không có mục tiêu. Xét ở một góc độ khác, với cách nhìn tích cực, một tư duy sống tích cực cũng có nghĩa là tự ta đã thành công với chính mình. Thái độ sống tích cực luôn mang lại cho chúng ta sự thanh thản, không bị chi phối bởi những sự đố kỵ, ganh ghét của cuộc sống đầy bon chen.

Thái độ sống tích cực giúp cho chúng ta giải quyết những vấn đề tiêu cực một cách khách quan theo hướng đơn giản hóa mọi vấn đề, ngược lại với thái độ sống tiêu cực luôn nhìn nhận vấn đề một cách trầm trọng đến mức không thể giải quyết được. Sống lạc quan khiến cho người sống tích cực luôn quan tâm và đem đến niềm vui, sự hài lòng cho bản thân mình và những người xung quanh. Thay vì ngồi ca thán, than thở trước nghịch cảnh, họ sẽ tìm cách thay đổi và luôn tin tưởng sẽ thay đổi được nghịch cảnh.

Chỉ có thái độ tích cực, lối nhìn tích cực mới giúp chúng ta nhìn rộng ra thế giới bên ngoài, mới giúp chúng ta lấy lại những gì đã mất sau mỗi thất bại nào đó. Đó là niềm tin, sự lạc quan, những khát vọng trong cuộc sống. Thái độ sống tích cực có thể giúp chúng ta thay đổi được cả cuộc đời. Thành công của chúng ta tùy thuộc rất lớn vào thái độ sống của chúng ta. Vì vậy nếu chúng ta luôn giữ được sự thanh thản trong tâm hồn, luôn lạc quan, luôn có niềm tin vào cuộc sống với lòng nhân ái, vị tha, thì chúng ta sẽ có được sức mạnh, bản lĩnh để vượt qua mọi khó khăn, mọi nghịch cảnh trong cuộc sống.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 29

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kẹo Ngọt
    Kẹo Ngọt

    🤠🤠🤠🤠🤠🤠

    Thích Phản hồi 6 giờ trước
    • Thần Rừng
      Thần Rừng

      😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 6 giờ trước
      • Vợ nhặt
        Vợ nhặt

        😘😘😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 6 giờ trước
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lý thuyết Ngữ Văn 11

        Xem thêm