Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 45

Lý thuyết Ngữ văn 11 bài 45: Củng cố, mở rộng bài 6 có toàn bộ lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm có trong chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh tham khảo hoàn thành hiệu quả chương trình học.

A. Lý thuyết Ngữ văn 11 bài 45

1. Ôn lại đặc trưng của thể loại truyện thơ Nôm

1.1. Khái niệm

- Khái niệm: Truyện thơ Nôm là loại hình tác phẩm tự sự độc đáo của văn học trung đại Việt Nam, kết hợp phương thức tự sự và trữ tình, được viết bằng chữ Nôm, chủ yếu sử dụng thể thơ lục bát hoặc song thất lục bát.

- Phân loại: Có nhiều tiêu chí phân loại truyện thơ Nôm, trong đó, tiêu chí đặc điểm nội dung và nghệ thuật được sử dụng rộng rãi. Theo tiêu chí này, có thể chia truyện thơ Nôm thành hai nhóm:

+ Truyện thơ Nôm bình dân: phần lớn khuyết danh, tác giả là các Nho sĩ, trí thức bình dân; cốt truyện thường được lấy từ văn học dân gian hoặc từ đời sống thực tế; hình thức nghệ thuật còn thô mộc, nhưng lại có sức cuốn hút bằng vẻ đẹp bình dị, hồn nhiên.

+ Truyện thơ Nôm bác học: hầu hết có tên tác giả, là những Nho sĩ thuộc tầng lớp phong kiến quý tộc, có học vấn uyên bác; cốt truyện thường lấy từ văn học Trung Quốc hoặc mang tính tự thuật; hình thức nghệ thuật được trau chuốt, điêu luyện. Tuy nhiên, vẫn có một số tác phẩm sử dụng chưa nhuần nhuyễn chất liệu vay mượn từ văn học Trung Quốc, có lúc rơi vào tình trạng cầu kì, khó hiểu.

1.2. Đặc trưng của thể loại truyện thơ Nôm

- Đề tài, chủ đề của truyện thơ Nôm rất rộng mở, từ tôn giáo, lịch sử, xã hội đến cuộc sống đời thường; đặt ra nhiều vấn đề bức thiết của thời đại. Trong đó, nổi bật là cảm hứng khẳng định tình yêu tự do và cuộc đấu tranh bảo vệ hạnh phúc gia đình; tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ, tố cáo, phê phán xã hội đương thời; thể hiện khát vọng công lí, công bằng....

- Câu chuyện trong truyện thơ Nôm thường được kể theo trình tự thời gian với nhiều yếu tố ngẫu nhiên, kì ảo và thường được tổ chức theo mô hình: Gặp gỡ – Chia li – Đoàn tụ.

- Nhân vật của truyện thơ Nôm khá phong phú, đa dạng: vua chúa, quan lại, công chúa, tiểu thư, người hầu, người lao động, Nha sĩ, nhà sư, nhà buôn,... Các tác giả truyện thơ Nôm đã có ý thức khắc hoạ nhân vật ở cả hai phương diện: con người bên ngoài (ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động,...) và con người bên trong (cảm xúc, suy nghĩ, diễn biến tâm lí,..).

- Nghệ thuật: Bút pháp tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và phần nào ngôn ngữ nửa trực tiếp đã được sử dụng thành công trong việc khám phá thế giới nội tâm và khắc hoạ tính cách nhân vật.

=> Truyện thơ Nôm cũng là thể loại có đóng góp to lớn vào việc phát triển ngôn ngữ văn học dân tộc. Sáng tác bằng chữ Nôm, các tác giả đã nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, phủ định quan niệm coi thường tiếng mẹ đẻ.

2. Ôn lại cách nhận biết biện pháp tu từ lặp cấu trúc và biện pháp tu từ đối

- Lặp cấu trúc: là biện pháp tu từ sử dụng những cụm từ hoặc câu có cùng kiểu cấu trúc nhằm nhấn mạnh nội dung cần biểu đạt, tạo nhịp điệu và tăng tính nhạc cho lời văn.

- Đối: là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ (cùng từ loại) hoặc câu (cùng cấu trúc) sóng đối với nhau nhằm nhấn mạnh sự tương đồng hoặc tương phản giữa các nội dung cần biểu đạt, tạo nhịp điệu và tăng vẻ đẹp cân xứng cho lời văn. Biện pháp tu từ đối có thể được thực hiện trong một câu thơ, câu văn hay trong hai câu thơ, câu văn liền kề nhau.

3. Ôn tập cách viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học

- Giới thiệu được tác phẩm cần thuyết minh (nhan đề, tên tác giả, đánh giá chung).

- Giới thiệu khái quát về tác giả.

- Nêu được hoàn cảnh sáng tác, đặc điểm thể loại; tóm tắt được nội dung tác phẩm.

- Nêu thông tin cơ bản về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

- Khẳng định vị trí, đóng góp của tác phẩm đối với đời sống văn học.

- Có lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

B. Bài tập Ngữ văn 11 bài 45

Lập dàn ý cho bài văn giới thiệu một bài thơ chữ Hán của tác gia Nguyễn Du.

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích: Kiều ở lầu Ngưng Bích.

a. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Dẫn vào đoạn trích.

b. Thân bài

* Vị trí của đoạn trích

- Nằm ở phần Gia biến và lưu lạc của Truyện Kiều

- Kiều bị lừa bán vào lầu xanh, uất ức định tự vẫn. Tú Bà giả hứa sẽ tìm người tốt gả Kiều cho và giam nàng tại lầu Ngưng Bích

* Bố cục và phân tích từng phần

- Phần 1: Cảnh vật nơi lầu Ngưng Bích

+ “Khóa xuân”: khóa kín tuổi xuân, cấm cung, ám chỉ Kiều đang bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích

+ “bốn bề”, “bát ngát”: không gian rộng lớn, vô tận

→ Đó là một khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, vắng lặng nhuốm màu tâm trạng của Thúy Kiều.

- Phần 2: Nỗi nhớ gia đình và người thương của Thúy Kiều

+ Bẽ bàng: cảm giác xấu hổ, tủi nhục

+ mây sớm đèn khuya: sự tuần hoàn của cảnh vật

+ người dưới nguyệt chén đồng: đêm đính ước của Kim Kiều

→ Nổi bật nỗi nhớ cha mẹ, người thương của Kiều

- Phần 3: Nỗi lo lắng trước cuộc sống tương lai của bản thân.

+ cửa bể chiều hôm: không gian rộng lớn, Kiều nhớ về quê hương của mình

+ hoa trôi man mác: hình ảnh cánh hoa như thân phận của Kiều, chìm nổi lênh đênh giữa dòng đời vô định

+ nội cỏ rầu rầu: cảnh vật trở lên buồn thảm như tâm trạng của Thúy Kiều

→ Bút pháp tả cảnh ngụ tình được sử dụng linh hoạt, làm nổi bật nên nỗi buồn của Kiều cũng như những dự đoán tương lai mờ mịt của nàng.

* Nghệ thuật

- Tác giả sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như ẩn dụ, điệp, liệt kê…

c. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của tác phẩm.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 46

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Mít Xù
    Mít Xù

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 20:09 28/09
    • Bánh Quy
      Bánh Quy

      😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 20:09 28/09
      • Gấu Bắc Cực
        Gấu Bắc Cực

        😎😎😎😎😎😎😎

        Thích Phản hồi 20:09 28/09
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lý thuyết Ngữ Văn 11

        Xem thêm