Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sinh 8 bài 2: Cấu tạo cơ thể

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 2: Cấu tạo cơ thể tổng hợp lý thuyết quan trọng được học trong bài 2 Sinh học 8 về Cấu tạo cơ thể, kèm bài tập trắc nghiệm có đáp án, giúp các em nắm chắc kiến thức môn Sinh học lớp 8, từ đó áp dụng vào giải bài tập Sinh học 8 hiệu quả hơn. Chúc các em học tốt, dưới đây là nội dung chi tiết mời các em cùng tham khảo.

A. Lý thuyết Sinh học 8 bài 2

I. Cấu tạo

1. Các phần cơ thể

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 2: Cấu tạo cơ thể

- Cơ thể người chia làm 3 phần: đầu, thân và chi.

- Các khoang của cơ thể: khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách với nhau bằng cơ hoành.

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 2: Cấu tạo cơ thể

2. Các hệ cơ quan

- Hệ cơ quan gồm các cơ quan cùng phối hợp hoạt động thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể.

- Cơ thể chúng ta gồm nhiều hệ cơ quan như: hệ vận động, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết và hệ thần kinh.

Bảng 2: thành phần, chức năng của các hệ cơ quan
Hệ cơ quanCác cơ quan trong hệ cơ quanChức năng của hệ cơ quan
Hệ vận độngCơ và xươngVận động, di chuyển
Tiêu hóaMiệng, ống tiêu hóa, tuyến tiêu hóaBiến đổi thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể
Tuần hoànTim và hệ mạchVận chuyển, trao đổi chất dinh dưỡng tới tế bào, mang chất thải CO2 từ tế bào đến cơ quan bài tiết.
Hô hấpPhổi và đường dẫn khíThực hiện trao đổi O2 và CO2 giữa cơ thể và môi trường.
Bài tiếtThận, ống dẫn nước tiểu, bong đáiLọc máu tạo nước tiểu
Thần kinhNão, tủy, dây TK, hạch TKĐiều hòa, điều khiển, phối hợp hoạt động của các cơ quan.

- Ngoài các hệ cơ quan trên, cơ thể còn có: lớp da bao bọc và bảo vệ cơ thể, các giác quan, hệ nội tiết và hệ sinh dục.

Các cơ quan khác nhau có cùng một chức năng tạo thành một hệ cơ quan. Trong cơ thể có nhiều hệ cơ quan, nhưng chủ yếu là hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ nội tiết và hệ sinh dục.

Hệ vận động: Gồm bộ xương và hệ cơ. Cơ thường bám vào hai xương khác nhau nên khi cơ co làm cho xương cử động, giúp cho cơ thể di chuyển được trong không gian, thực hiện được các động tác lao động.

Hệ tuần hoàn: Gồm có tim và các mạch máu (động mạch, tĩnh mạch và mao mạch), có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng , oxi và các hoocmon đến từng tế bào và mang đi các chất thải để thải ra ngoài.

Hệ hô hấp:

Gồm có mũi, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi, có nhiệm vụ đưa oxy trong không khí vào phổi và thải khí cacbonic ra môi trường ngoài.

Hệ tiêu hóa:

Từ trên xuống :Gồm có miệng, dứoi là thực quản, xuống một chút có phần phình dạ dày, sang trái là gan, ruột non, ruột già, hậu môn và các tuyến tiêu hóa. Hoạt động của hệ tiêu hóa làm thức ăn biến đổi thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thải chất bã ra ngoài.

Hệ bài tiết:

Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu

- Hệ bài tiết nước tiểu từ trên xuống gồm: 2 thận. ở hai bên, ống dẫn nước tiểu hình ống từ thận xuống, sờ xuống dưới là bóng đái và cuối cùng là ống đái.

- Trong đó, cơ quan quan trọng nhất là thận.

+ Cấu tạo của thận gồm: phần vỏ và phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp và bể thận.

+ Thận gồm 2 quả. Mỗi quả thận có tới 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.

+ Mỗi đơn vị chức năng gồm: cầu thận, nang cầu thận và các ống thận.

Vai trò của hệ bài tiết:

+ Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài.

+ Nhờ hoạt động hệ bài tiết mà tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định → hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

Hệ thần kinh: Gồm não bộ , tủy sống và các dây thần kinh, có nhiệm vụ điều khiển sự hoạt động của tất cả các cơ quan, làm cho cơ thể thích nghi với những sự thay đổi của môi trường ngoài và môi trường trong. Đặc biệt ở người, bộ não hoàn thiện và phát triển phức tạp là cơ sở của mọi hoạt động tư duy.

Hệ nội tiết: Gồm các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận và các tuyến sinh dục, có nhiệm vụ tiết ra hoocmon đi theo đường máu để cân bằng các hoạt động sinh lý của môi trường trong cơ thể nên có vai trò chỉ đạo như hệ thần kinh uyến nội tiết và tuyến ngoại tiết đều gồm các tế bào tuyến và đều tiết ra các sản phẩm tiết tham gia vào điều hòa quá trình sống của cơ thể

Hệ sinh dục: Là hệ cơ quan có chức năng sinh sản, duy trì nòi giống ở người. Cơ quan sinh dục phân hóa thành tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ. Thông qua hoạt động tình dục mà sản phẩm của tinh hoàn và buồng trứng gặp nhau để tạo ra hợp tử rồi đến thai nhi, bắt đầu thời kỳ mang thai ở người mẹ.

II. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể con người

Lý thuyết Sinh 8: Bài 2. Cấu tạo cơ thể người | Soạn Sinh 8 - TopLoigiai

⇒ Các cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất, có sự phối hợp với nhau, cùng thực hiện chức năng sống. Sự phối hợp này được thực hiện nhờ cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch (dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo hoocmon do tuyến nội tiết tiết ra)

B. Giải bài tập Sinh 8 bài 2

Mời các bạn tham khảo lời giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 2 tại đây: Giải SGK Sinh học 8 bài 2: Cấu tạo cơ thể người

C. Trắc nghiệm Sinh học 8 bài 2

Câu 1: Cơ thể người chia làm mấy phần? Đó là những phần nào?

A. 3 phần: đầu, thân, các chi.

B. 4 phần: đầu, cổ, thân, chi

C. 2 phần: đầu, thân

D. 5 phần: đầu, cổ, thân, tay, chân.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Cơ thể người chia làm 3 phần: đầu, thân, chi (tay, chân)

Câu 2: Ở cơ thể người, cơ quan nằm trong khoang ngực là:

A. Tim

B. Phổi

C. Thực quản

D. Tất cả các đáp án trên

Chọn đáp án: D

Giải thích: Các khoang chính của cơ thể là khoang ngực và khoang bụng, các khoang này nằm ở thân và ngăn cách nhau bởi cơ hoành.

+ Khoang ngực: Chứa tim, phổi, khí quản, thực quản.

Câu 3: Ở cơ thể người, cơ quan nằm trong khoang bụng là:

A. Bóng đái

B. Thận

C. Ruột già

D. Tất cả các đáp án trên

Chọn đáp án: D

Giải thích: Các khoang chính của cơ thể là khoang ngực và khoang bụng, các khoang này nằm ở thân và ngăn cách nhau bởi cơ hoành.

+ Khoang bụng: chứa dạ dày, ruột, gan, tụy, lách, thận, bong đái, cơ quan sinh dục.

Câu 4: Cơ nào dưới đây ngăn cách khoang ngực và khoang bụng

A. Cơ hoành

B. Cơ ức đòn chũm

C. Cơ liên sườn

D. Cơ nhị đầu

Chọn đáp án: A

Giải thích: Các khoang chính của cơ thể là khoang ngực và khoang bụng, các khoang này nằm ở thân và ngăn cách nhau bởi cơ hoành.

Câu 5: Các cơ quan trong hệ hô hấp là:

A. Phổi và thực quản

B. Đường dẫn khí và thực quản

C. Thực quản, đường dẫn khí và phổi

D. Phổi, đường dẫn khí và thanh quản.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Hệ hô hấp bao gồm phổi và đường dẫn khí thực hiện chức năng trao đổi O2 và CO2 giữa cơ thể và môi trường.

Câu 6: Hệ cơ quan nào phân bố ở hầu hết các nơi trong cơ thể?

A. Hệ hô hấp

B. Hệ bài tiết

C. Hệ tiêu hóa

D. Hệ tuần hoàn

Chọn đáp án: D

Giải thích: hệ tuần hoàn bao gồm tim và hệ mạch phân bố khắp cơ thể có chức năng vận chuyển, trao đổi chất dinh dưỡng tới tế bào, mang chất thải CO2 từ tế bào đến cơ quan bài tiết.

Câu 7: Thực quản là bộ phận của hệ cơ quan nào sau đây?

A. Hệ hô hấp

B. Hệ tiêu hóa

C. Hệ tuần hoàn

D. Hệ bài tiết

Chọn đáp án: B

Giải thích: thức ăn từ miệng => hầu => thực quản => dạ dày => ruột => hậu môn

Câu 8: Khi chúng ta chạy cật lực thì hệ cơ quan nào dưới đây sẽ tăng cường hoạt động.

A. Hệ vận động

B. Hệ hô hấp

C. Hệ tuần hoàn

D. Tất cả các đáp án trên

Chọn đáp án: D

Giải thích: Khi chúng ta chạy cật lực thì hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và hoạt động mạnh hơn, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều,…để cung cấp năng lượng cho các hoạt động.

Câu 9: Hệ cơ quan nào dưới đây có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể?

1. Hệ hô hấp

2. Hệ sinh dục

3. Hệ nội tiết

4. Hệ tiêu hóa

5. Hệ thần kinh

6. Hệ vận động

A. 1, 2, 3

B. 3, 5

C. 1, 3, 5, 6

D. 2, 4, 6

Chọn đáp án: B

Giải thích: Hệ nội tiết và hệ thần kinh có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể

Câu 10: Khi mất khả năng dung nạp chất dinh dưỡng, cơ thể chúng ta sẽ trở nên kiệt quệ, đồng thời khả năng vận động cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ví dụ trên phản ánh điều gì?

A. Các hệ cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau

B. Dinh dưỡng là thành phần thiết yếu của cơ và xương

C. Hệ thần kinh và hệ vận động đã bị hủy hoại hoàn toàn do thiếu dinh dưỡng

D. Tất cả các phương án đưa ra

Chọn đáp án: D

Giải thích: các hệ cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể là do năng lượng được cung cấp nhờ các chất dinh dưỡng do thức ăn mà cơ thể hấp thụ.

..........................

Như vậy VnDoc đã chia sẻ tới các em Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 2: Cấu tạo cơ thể. Để xem những bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Lý thuyết Sinh học 8 trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp kiến thức quan trọng được học trong mỗi bài, giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức được học hiệu quả, từ đó vận dụng giải bài tập Sinh 8 tốt hơn. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hay hãy chia sẻ cho các bạn cùng biết nhé

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8... được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt Sinh học 8 hơn. 

Đánh giá bài viết
57 39.473
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Sinh học 8

    Xem thêm