Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Nguyễn Linh An Sinh học Lớp 11

Mô tả sự biến động của huyết áp trong hệ mạch

Nghiên cứu hình 19.3 và bảng 19.2, sau đó mô tả sự biến động của huyết áp trong hệ mạch và giải thích tại sao có sự biến động đó (dựa vào ma sát của dịch lỏng chảy trong ống)

Bảng 19.2. Biến động huyết áp trong hệ mạch của người trưởng thành

3
3 Câu trả lời
  • Batman
    Batman

    Trong hệ mạch từ động mạch chủ đến tĩnh mạch chủ thì huyết áp giảm dần. Huyết áp giảm dần là do càng xa tim và ma sát của máu với thành mạch, ma sát của các phần tử máu đối với nhau khi chảy trong mạch máu.

    Trả lời hay
    4 Trả lời 03/09/21
    • Kim Ngưu
      Kim Ngưu

      Tim bơm máu vào động mạch từng đợt gây ra huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp động mạch cao nhất khi tim co bóp trong thì tâm thất thu. Áp suất tại thời điểm này gọi là huyết áp tối đa hay huyết áp tâm thu. Huyết áp tâm thu thay đổi tùy tuổi, thường từ 90-140mmHg. Huyết áp trong thì tâm thất dãn là huyết áp tối thiểu hay còn gọi là huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm trương thay đổi từ 50-90mmHg. Trong hệ mạch, huyết áp giảm gần từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch. Huyết áp giảm dần là do ma sát của máu với thành mạch và ma sát của các phần tử máu với nhau khi máu chảy trong hệ mạch.

      0 Trả lời 03/09/21
      • Thùy Chi
        Thùy Chi

        - Huyết áp giảm dần : huyết áp động mạch > huyết áp mao mạch > huyết áp tĩnh mạch. Do:

        + Huyết áp phụ thuộc một phần vào công suất tim: tim đập nhanh, mạnh → huyết áp tăng, và ngược lại.

        + Càng xa tim thì huyết áp càng giảm: Sự ma sát của máu với thành mạch.

        Sự ma sát giữa các phân tử nước với nhau.

        0 Trả lời 03/09/21

        Sinh học

        Xem thêm