Quy trình tổ chức hội họp

Chúng tôi xin giới thiệu bài Quy trình tổ chức hội họp được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Cách sắp xếp chỗ ngồi trong cuộc họp

Cơ cấu loại bàn

Thuận tiện

Không thuận tiện

Bàn hình tròn

- Tạo không khí thân mật, nhiệt tình đối với mọi người.

- Chiếm ít diện tích trong phòng họp

- Thích hợp cho những buổi họp nhóm thảo luận riêng, không tạo cảm giác phân cấp bậc đối với các thành viên trong cuộc họp

- Khó chọn vị trí của người chủ tọa.

- Không thể chứa nhiều bàn hình tròn trong cuộc họp

Bàn hình chữ nhật

Tốt cho cuộc họp mang tính thảo luận

Giới hạn số người đối với kích thước của loại bàn này, chiếm diện tích lớn trong phòng họp, dễ gây cảm giác chật chội.

Bàn hình chữ nhật hội tụ

- Tạo vị trí của người chủ tọa so với các thành viên tham dự

- Cho phép ngồi được nhiều người hơn bàn chữ nhật.

Tạo khoảng cách giữa chủ tọa và số người tham dự.

Bàn ghép kiểu hình chữ nhật

- Cân bằng trạng thái của các thành viên.

- Dễ thấy mọi người.

Giới hạn số lượng người với loại bàn này.

Bảng 6.1. Cách sắp xếp chỗ ngồi trong cuộc họp

2. Tổ chức các cuộc họp nội bộ bình thường không theo nghi thức

Các cuộc họp nội bộ bình thường không nghi thức như các cuộc họp nhân viên, các cuộc họp ủy ban, các cuộc họp thông báo, và các cuộc họp giải quyết vấn đề,…Hầu hết các cuộc họp này do các cấp quản trị trong cơ quan, doanh nghiệp triệu tập.

Nhà quản lý phải huấn luyện thư ký chịu trách nhiệm các việc sau đây:

Đăng ký phòng họp

Thông thường, các cuộc họp được tổ chức tại văn phòng của cấp quản trị hoặc tại phòng họp chung của cơ quan, doanh nghiệp. Thư ký phải đăng kí trước và chuẩn bị phòng họp gọn gàng, sạch sẽ.

Thông báo cho người tham dự

Mời những người tham dự thông qua lịch công tác, điện thoại, thông báo trực tiếp, giấy mời, Fax hoặc Email.

Thông báo cho các thành viên biết lịch trình cuộc họp và yêu cầu họ mang theo tài liệu liên quan, hướng dẫn cuộc thảo luận, cung cấp thông tin để họ chuẩn bị.

Chuẩn bị tài liệu: Đôi khi cuộc họp cần nhiều loại tài liệu khác nhau do đó thư ký cần chuẩn bị các loại tài liệu liên quan đến cuộc họp: tài liệu phát tại chỗ, tài liệu liên quan đến nội dung cuộc họp.

Chuẩn bị dụng cụ nghe nhìn

Dụng cụ nghe nhìn ở đây cụ thể là: máy chiếu, overhad projector, video, bảng viết, sơ đồ, bảng biểu…

- Chuẩn bị nước giải khát

Phục vụ nước trà, nước suối nếu cuộc họp ngắn gọn. Đối với các cuộc họp kéo dài, thư kí phải linh hoạt theo sự chỉ đạo của cấp trên, hoặc giờ giải lao mới phục vụ nước giải khát, hoặc để trên bàn sẵn cho người tham dự cuộc họp.

- Ghi biên bản

Thông thường, các cuộc họp không theo nghi thức, biên bản chỉ cần ghi ý chính và tóm tắt nội dung chính của cuộc họp.

- Theo dõi việc thực hiện các quyết định cuộc họp

Sau cuộc họp, thường các cấp quản trị yêu cầu thư ký soạn thảo bản tóm tắt trích từ biên bản, đôi khi còn gửi cho các thành viên tham dự. Thư kí lưu giữ lại bản chính, theo dõi việc thực hiện các quyết định cuộc họp.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Quy trình tổ chức hội họp về đặc điểm của tổ chức các cuộc họp nội bộ bình thường không theo nghi thức và cách sắp xếp chỗ ngồi trong cuộc họp...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Quy trình tổ chức hội họp. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 318
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm