Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

[Sáng kiến kinh nghiệm] Ứng dụng toán xác suất vào giải nhanh một số bài tập quy luật di truyền

[Sáng kiến kinh nghiệm] Ứng dụng toán xác suất vào giải nhanh một số bài tập quy luật di truyền là tài liệu tham khảo cho các bạn học sinh và giáo viên giúp việc làm các bài về quy luật di truyền, đặc biệt là các bài tập trắc nghiệm nhanh và chính xác hơn so với phương pháp truyền thống. Mời thầy cô giáo và các bạn tham khảo.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP 12 MÔN SINH HỌC

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Xuất phát từ thực tiễn dạy học phổ thông học phải đi đôi với hành, và tình hình đổi mới phương pháp dạy học ngày nay. Việc dạy học sinh học lớp 12 các bài về quy luật di truyền, đặc biệt là các bài tập trắc nghiệm đòi hỏi phải có tính chính xác và nhanh, nhưng nếu dùng phương pháp truyền thống thì đòi hỏi mất khá nhiều thời gian, đôi khi không chính xác và hiệu quả mang lại không cao. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi xin giới thiệu các thầy cô giảng dạy môn sinh học lớp 12 chuyên đề “Ứng dụng toán xác suất vào giải nhanh một số bài tập quy luật di truyền”.

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

1. Cơ sở lý luận:

Theo quan điểm dạy học: học phải đi đôi với hành, lý thuyết phải gắn liền với thực tiễn đó là phương châm giảng dạy ở mọi cấp học nói chung và ở bậc THPT nói riêng. Do đó mục đích của quá trình dạy học không chỉ đơn thuần cung cấp cho học sinh lý thuyết, mà còn phải hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức vào vấn đề giải bài tập và giải quyết một số vấn đề thực tế có liên quan, đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh.

Ví dụ 1: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ giao phấn với cây thân cao, quả đỏ (P), trong tổng số các cây thu được ở F1, số cây có kiểu hình thân thấp, quả vàng chiếm tỉ lệ 1%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân cao, quả đỏ có kiểu gen đồng hợp tử về cả hai cặp gen nói trên ở F1 là:

A.1% B. 66% C. 59% D. 51%

Giải:
+ Vì số cây có KG thân thấp, quả vàng thu được ở F1 chiếm tỉ lệ 1% < 6,25 % nên ta suy ra: P tự thụ phấn ( KG của bố và mẹ là như nhau và KG của bố và mẹ là dị hợp tử chéo: Ab/aB * Ab/aB ), các gen liên kết không hoàn toàn (Hoán vị gen). Vì % (ab/ab)=1% → % ab * % ab = 10 % * 10 % = 1 % ta suy ra f = 20 % và cả hai cơ thể đực và cái có tần số hoán vị gen như nhau. + Vì không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân cao, quả đỏ có kiểu gen đồng hợp tử về cả hai cặp gen nói trên ở F1 là: % (AB/ AB) ( thân cao, quả đỏ) = 10 % AB * 10 % AB = 1 % → đáp án đúng là A. 1 %.

HD: tỉ lệ KG đồng hợp lặn = tỉ lệ kg đồng hợp trội do đó đáp án là A.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sáng kiến kinh nghiệm lớp 12

    Xem thêm