Suất điện động tự cảm của mạch điện tỉ lệ với
Hiện tượng tự cảm
Suất điện động tự cảm của mạch điện tỉ lệ với được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến sất điện động tự cảm. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi lý thuyết liên quan.
>> Mời các bạn tham khảo một số nội dung liên quan dưới đây.
- Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi
- Độ lớn của suất điện cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với
- Năng lượng của ống dây tự cảm tỉ lệ với
- Suất điện động cảm ứng là suất điện động
- Từ thông qua một diện tích S không phụ thuộc yếu tố nào sau đây
Suất điện động tự cảm của mạch điện tỉ lệ với
A. từ thông cực đại qua mạch.
B. từ thông cực tiểu qua mạch.
C. điện trở của mạch.
D. tốc độ biến thiên cường độ dòng điện qua mạch.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Suất điện động tự cảm tỉ lệ với tốc độ biến thiên cường độ dòng điện qua mạch.
Đáp án D
Hiện tượng tự cảm là gì?
Hiện tượng tự cảm là
Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xuất hiện trong một mạch có dòng điện. Tại đó, sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch gây ra sự biến thiên từ thông trong qua mạch.
Đối với mạch điện 1 chiều thì hiện tượng tự cảm sẽ xảy ra khi chúng ta đóng hoặc ngắt mạch. Khi đóng mạch thì dòng điện sẽ tăng lên một cách đột ngột. Còn khi ngắt mạch thì sẽ là dòng điện giảm xuống bằng 0.
Đối với mạch điện xoay chiều thì luôn xảy ra hiện tượng tự cảm. Bởi cường độ dòng điện xoay chiều liên tục biến thiên theo thời gian.
Suất điện động tự cảm là
Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch khi có hiện tượng tự cảm xảy ra được gọi là suất điện động tự cảm.
Công thức tính suất điện động tự cảm
\(e_{tc}=-L\frac{\triangle i}{\triangle t}\)
etc là suất điện động tự cảm ( đơn vị là V)
L là hệ số tự cảm cuộn dây (H)
Δi là độ biến thiên cường độ dòng điện (A)
Δt là thời gian cường độ dòng điện biến thiên (s)
Δi/Δt là tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện (A/s)
Suất điện động này có độ lớn tỷ lệ thuận với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện i trong mạch.
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Suất điện động cảm ứng trong mạch tỉ lệ với
A. độ lớn của từ thông qua mạch
B. tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch
C. độ lớn của cảm ứng từ
D. thời gian xảy ra sự biến thiên từ thông qua mạch
Câu 2. Hiện tượng tự cảm là hiện tượng:
A. Xuất hiện dòng điện khi nối mạch với nguồn.
B. Xuất hiện dòng điện trong mạch kín.
C. Xuất hiện dòng điện trong mạch kín.
D. Cảm ứng từ xảy ra do cường độ dòng điện trong mạch đó biến thiên
Câu 3. Từ thông qua mạch điện kín phẳng đặt trong một từ trường đều không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?
A. Diện tích S giới hạn bởi mạch điện.
B. Cách chọn vectơ pháp tuyến của mặt phẳng mạch điện.
C. Vị trí của mạch điện.
D. Hình dạng của mạch điện.
----------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Suất điện động tự cảm của mạch điện tỉ lệ với. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Vật Lý 11, Giải bài tập Vật lý 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.