Thấu kính hội tụ, Thấu kính phân kỳ
Thấu kính hội tụ, Thấu kính phân kỳ Vật lý 11
Bài học Thấu kính hội tụ, Thấu kính phân kỳ dưới đây giúp học sinh nhận biết được đặc điểm thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ xác định được thấu kính qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính, biết vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính mỏng .... Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Vật lý lớp 11 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
I. Thấu kính hội tụ
1. Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ:
- Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.
- Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm.
- Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.
2. Đặc điểm ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ.
Vị trí vật AB | Tính chất ảnh A'B' |
AB nằm ngoài tiêu cự (d > f) |
A'B' là ảnh thật, có ảnh ngược chiều với AB |
AB nằm trong tiêu cự (d < f) | A'B' là ảnh ảo, có ảnh cùng chiều và luôn lớn hơn AB |
AB trên tiêu cự (d = f) | Không thu được ảnh của vật |
- Các đặc điểm được mô tả như các hình vẽ dưới đây:
II. Thấu kính phân kỳ
1. Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kỳ
+ Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.
+ Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.
+ Tia tới đi hướng tới tiêu điểm F' cho tia ló song song với trục chính
2. Đặc điểm ảnh tạo bởi thấu kính phân kỳ.
Vị trí vật AB | Tính chất ảnh A'B' |
AB nằm ngoài tiêu cự (d > f) |
A'B' là ảnh ảo luôn cùng chiều và nhỏ hơn vật |
AB nằm trong tiêu cự (d < f) | |
AB trên tiêu cự (d = f) |
- Các đặc điểm được mô tả như các hình vẽ dưới đây:
III. Công thức thấu kính và quy ước.
1. Công thức liên hệ giữa vị trí của vật, ảnh, tiêu cự của thấu kính.
\(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\)
Quy ước:
- Thấu kính hội tụ: f > 0
- Thấu kính phân kỳ: f < 0
- Ảnh thật d' > 0
- Ảnh ảo d' < 0
2. Công thức số phóng đại của thấu kính
\(\left| k \right| = \frac{{A'B'}}{{AB}}\)
\(k = \frac{{ - d'}}{d} = \frac{f}{{f - d}}\)
Qui ước:
+ k > 0: Vật và ảnh cùng chiều nhau.
+ k < 0: Vật và ảnh ngược chiều nhau.
3. Công thức tính độ tụ của thấu kính
\(D = \frac{1}{f} = \left( {n - 1} \right)\left( {\frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}} \right)\)
Biết:
+ n là chiết suất của chất làm thấu kính.
+ \({R_1};{R_2}\) là bán kính các mặt cong.
+ D: Độ tụ của thấu kính.
+ f: Tiêu cự của thấu kính.