Tiếng Việt lớp 2 bài 3 Bạn bè của em
Giải tiếng Việt 2 bài 3 Bạn bè của em sách Cánh Diều được VnDoc biên soạn và đăng tải nhằm giúp các em học sinh học tập tốt môn Tiếng Việt lớp 2 và nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này.
Giải tiếng Việt 2 bài 3 Bạn bè của em sách Cánh Diều
Chia sẻ
Câu 1. Hãy kể tên một vài người bạn của em.
Trả lời:
Tên một vài người bạn của em: Nam, Lan, Hoa, Ngọc Anh, Huyền Diệu.
Câu 2. Em và các bạn thường làm gì cùng nhau?
Trả lời:
Em và các bạn thường:
- Chơi trốn tìm
- Chơi bịt mắt bắt dê
- Học nhóm
- Ca hát cùng nhau.
BÀI ĐỌC 1: CHƠI BÁN HÀNG
Đọc hiểu
Câu 1. Đọc khổ thơ 1 và cho biết:
a) Hương và Thảo chơi trò gì?
b) Hàng để hai bạn mua bán là gì?
c) Ai là người bán? Ai là người mua?
Trả lời:
Đọc khổ thơ 1 em biết:
a) Hương và Thảo chơi trò: bán hàng.
b) Hàng để hai bạn mua bán là: củ khoai lang.
c) Hương là người bán. Thảo là người mua.
Câu 2. Bạn Thảo mua khoai bằng gì?
Trả lời:
Bạn Thảo mua khoai bằng chiếc lá rơi.
Câu 3. Trò chơi của hai bạn kết thúc như thế nào?
Trả lời:
Trò chơi của hai bạn kết thúc: hai bạn cùng ăn chung củ khoai.
Câu 4. Theo em, khổ thơ cuối nói lên điều gì?
a) Khen khoai đất bãi rất bùi.
b) Khen khoai đất bãi rất ngọt.
c) Khen khoai ngọt bùi, khen tình bạn giữa Hương và Thảo.
Trả lời:
c) Khen khoai ngọt bùi, khen tình bạn giữa Hương và Thảo.
Luyện tập
Câu 1. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:
Trả lời:
Xếp các từ ngữ vào nhóm thích hợp:
- Chỉ người: Thảo, Hương, người bán
- Chỉ vật: lá, khoai lang, tiền, đất, nhà
- Chỉ thời gian: mùa đông, chiều.
Câu 2. Cùng bạn nói về hình ảnh minh họa bài thơ:
a) Đây là Hương. Bạn Hương là ...
b) Đây là Thảo. Bạn Thảo là ...
c) Đây là chiếc lá. Chiếc lá là ..
Mẫu: Đây là trò chơi bán hàng. Trò chơi bán hàng là trò chơi của trẻ em.
Trả lời:
Cùng bạn nói về hình ảnh minh họa bài thơ:
a) Đây là Hương. Bạn Hương là người bán.
b) Đây là Thảo. Bạn Thảo là người mua
c) Đây là chiếc lá. Chiếc lá là tiền mua khoai.
BÀI VIẾT 1
Câu 1. Tập chép: Ếch con và bạn
Câu 2. Chọn chữ phù hợp vào ô trống: g hay gh?
Trả lời:
gà trống tiếng gáy
ghi nhớ cái gối
Câu 3. Viết vào vở 10 chữ cái trong bảng sau:
Trả lời:
Câu 4. Tập viết
a) Viết chữ hoa: B.
b) Viết ứng dụng: Bạn bè giúp đỡ nhau.
BÀI ĐỌC 2: MÍT LÀM THƠ
Đọc hiếu
Câu 1. Ai dạy Mít làm thơ?
Trả lời:
Hoa Giấy dạy Mít làm thơ.
Câu 2. Mít tặng Biết Tuốt câu thơ như thế nào?
Trả lời:
Mít tặng Biết Tuốt câu thơ:
Một hôm đi dạo qua dòng suối
Biết Tuốt nhảy qua con cá chuối.
Câu 3. Vì sao các bạn tỏ thái độ giận dỗi với Mít?
Trả lời:
Các bạn tỏ thái độ giận dỗi với Mít vì: họ cho là Mít định chế giễu họ.
Câu 4. Hãy nói 1 - 2 câu để giúp Mít giải thích cho các bạn hiểu và không giận Mít.
Mẫu: Xin lỗi các cậu. Tớ mới tập làm thơ mà.
Trả lời:
Ý tớ không phải như vậy. Tớ chỉ tập làm thơ cho vần thôi.
Luyện tập
Câu 1. Theo lời Hoa Giấy, hai tiếng băt vần với nhau là hai tiếng như thế nào?
Trả lời:
Theo lời Hoa Giấy, hai tiếng băt vần với nhau là hai tiếng có phần cuối giống nhau.
Câu 2. Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu thơ Mít tặng Biết Tuốt.
Trả lời:
Những tiếng bắt vần với nhau trong câu thơ Mít tặng Biết Tuốt: suối, chuối.
Kể chuyện
Câu 1. Phân vai, đọc lại truyện Mít làm thơ (các vai: người dẫn chuyện, Mít, Hoa Giấy, Biết Tuốt)
Câu 2. Kể lại một đoạn truyện em thích.
a) Đoạn 1: Mít là ai? Mít đến gặp thi sĩ Hoa Giấy làm gì? Mít học được điều gì về thơ?
b) Đoạn 2: Mít mời ai đến để tặng thơ? Mít tặng Biết Tuốt câu thơ thế nào? Vì sao các bạn giận Mít?
Trả lời:
Đoạn 1:
Mít là một cậu bé rất ngộ nghĩnh. Một hôm cậu đến nhà thi sĩ Hoa Giấy học làm thơ.
Hoa Giấy dạy Mít làm thơ phải có vần. Hai tiếng có phần cuối giống nhau thì gọi là bắt vần. Vần thì vần nhưng cũng phải có nghĩa.
Về đến nhà, vò đầu vứt tai cuối cùng thì Mít cũng hoàn thành được bài thơ.
Bài viết 2
Câu 1. Đọc bản danh sách học sinh dưới đây
- Bản danh sách gồm những cột nào?
- Tên học sinh trong danh sách được xếp theo thứ tự nào?
- Đọc danh sách theo hàng ngang (không đọc tên cột).
Trả lời:
- Bản danh sách gồm 5 cột: số thứ tự, họ và tên, nam/nữ, ngày sinh, nơi ở.
- Tên học sinh trong danh sách được xếp theo thứ tự: bảng chữ cái.
Câu 2. Cách viết các từ ở nhóm (1) và nhóm (2) khác nhau như thế nào?
Trả lời:
Cách viết các từ ở nhóm (1) và nhóm (2) khác nhau:
- Nhóm (1) viết thường
- Nhóm (2) là tên riêng viết hoa chữ cái đầu.
Câu 3. Viết họ, tên 5 bạn trong tổ em, xếp theo thứ tự bảng chữ cái.
Trả lời:
Ví dụ:
- Trần Ngọc Anh
- Lê Gia Bảo
- Phạm Bích Diệp
- Lưu Hương Giang
- Phạm Như Mai.