Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Sinh học 10 bài 25

Trắc nghiệm Sinh học 10 bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Sinh học lớp 10 hiệu quả hơn.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học bài: Sinh trưởng của vi sinh vật

Câu 1: Thời gian thế hệ là khoảng thời gian được tính từ

A. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi số lượng các tế bào trong quần thể sinh vật tăng lên gấp đôi hoặc tế bào đó phân chia

B. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó chết đi

C. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó tạo ra 2 tế bào

D. Cả A và C

Câu 2: Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, chất dinh dưỡng cạn dần, sản phẩm chuyên hóa tăng lên đã dẫn đến hiện tượng

A. Tăng tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật

B. Số vi sinh vật sinh ra bằng số sinh vật chết đi

C. Quần thể vi sinh vật bị suy vong

D. Thu được số lượng vi sinh vật tối đa

Câu 3: Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được đánh giá thông qua

A. Sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể

B. Sự tăng lên về kích thước của từng tế bào trong quần thể

C. Sự tăng lên về khối lượng của từng tế bào trong quần thể

D. Sự tăng lên về cả kích thước và khối lượng của từng tế bào trong quần thể

Câu 4: Sự sinh trưởng của vi sinh vật thường xét trên cả một quần thể mà không xét riêng từng cơ thể, vì

A. Vi sinh vật sống theo một tập đoàn

B. Vi sinh vật là những cơ thể đơn bào

C. Vi sinh vật có kích thước tế bào nhỏ bé

D. Vi sinh vật là những cơ thể thuộc tế bào nhân sơ

Câu 5: Khi nói về sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật, phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể

B. Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng trọng số lượng của quần thể

C. Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng về kích thước của từng tế bào trong quần thể

D. Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là trọng lượng từng cá thể trong quần thể

Câu 6: Vi sinh vật được nuôi cấy trong một hệ thống mở là dạng nuôi cấy liên tục, vì

A. Vi sinh vật luôn nhận được chất dinh dưỡng bổ sung

B. Luôn thải các sản phẩm dị hóa ra bên ngoài

C. Vi sinh vật nhận chất dinh dưỡng bổ sung và không có sự rút bỏ sinh khối

D. Vi sinh vật luôn nhận chất dinh dưỡng bổ sung và có sự trút bỏ sinh khối

Câu 7: Có một pha trong quá trình nuôi cấy không liên tục mà ở đó, số lượng vi khuẩn tăng lên rất nhanh. Pha đó là

A. Pha tiềm phát

B. Pha lũy thừa

C. Pha cân bằng

D. Pha suy vong

Câu 8: Dạ dày- ruột ở người được xem là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật vì:

A. Vi sinh vật liên tục phát triển trong dạ dày và ruột người

B. Trong dạ dày- ruột ở người có nhiều chất dinh dưỡng

C. Trong dạ dày- ruột thường xuyên được bổ sung dinh dưỡng và cũng thường xuyên thải ra ngoài các sản phẩm chuyển hóa vật chất cùng với các vi sinh vật

D. Trong dạ dày- ruột ở người hầu như không có chất độc hại đối với vi sinh vật

Câu 9: Khi nói về thời gian thế hệ, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Thời gian để một quần thể tăng số lượng cơ thể cho đến khi cân bằng

B. Thời gian để số lượng cơ thể của quần thể tăng gấp ba

C. Thời gian để số lượng cơ thể của quần thể tăng theo cấp số mũ

D. Thời gian từ khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó được phân chia

Câu 10: Khi nói về môi trường nuôi cấy không liên tục, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Trong nuôi cấy không liên tục, quần thể vi khuẩn sinh trưởng theo một đường cong gồm 4 pha

B. Trong nuôi cấy không liên tục, quần thể vi khuẩn không được bổ sung thêm chất dinh dưỡng mới

C. Trong nuôi cấy không liên tục, quần thể vi khuẩn chỉ trải qua 2 pha đó là pha cân bằng và pha suy vong

D. Trong nuôi cấy không liên tục, không có sự rút bỏ chất thải và vi khuẩn ra khỏi môi trường cấy

Câu 11: Môi trường nuôi cấy không liên tục là

A. Môi trường nuôi cấy được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất

B. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, nhưng được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất

C. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, cũng không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất

D. Môi trường nuôi cấy liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và liên tục được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất

Câu 12: Trong nuôi cấy không liên tục, để thu được số lượng sinh khối tối đa thì nên dừng lại ở giai đoạn nào sau đây?

A. Cuối pha lũy thừa và đầu pha cân bằng

B. Cuối pha tiềm phát và đầu pha lũy thừa

C. Cuối pha cân bằng và đầu pha suy vong

D. Cuối pha tiềm phát và đầu pha suy vong

Câu 13: Vi khuẩn E. coli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút lại phân đôi một lần. Số tế bào của quần thể vi khuẩn E.coli có được sau 10 lần phân chia từ một tế bào vi khuẩn ban đầu là

A. 1024 B. 1240 C. 1420 D. 200

Câu 14: Một loài vi khuẩn có thời gian thế hệ là 30 phút, cấy 200 tế bào vào một môi trường nuôi cấy thì thấy pha cân bằng đạt được sau 7 giờ với tổng số tế bào là 1638400. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Quá trình nuôi cấy trên không có pha tiềm phát

B. Quá trình nuôi cấy trên có pha tiềm phát kéo dài 30 phút

C. Quá trình nuôi cấy trên có pha tiềm phát kéo dài 20 phút

D. Quá trình nuôi cấy trên có pha tiềm phát kéo dài 40 phút

Câu 15: Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng vi sinh vật đạt cực đại và không đổi theo thời gian ở pha nào sau đây?

A. Pha log

B. Pha suy vong

C. Pha lag

D. Pha cân bằng

Câu 16: Sinh trưởng của vi sinh vật được hiểu khác với sinh trưởng của động vật và thực vật ở điểm nào sau đây?

A. Sự tăng kích thước của từng cá thể

B. Sự tăng kích thước của cả quần thể

C. Sự tăng khối lượng của từng cá thể

D. Sự tăng khối lượng của cả quần thể

Câu 17: Có một pha trong quá trình nuôi cấy không liên tục mà ở đó, số lượng vi khuẩn đạt mức cực đại và không đổi, số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi. Pha đó là

A. Pha tiềm phát

B. Pha lũy thừa

C. Pha cân bằng

D. Pha suy vong

Câu 18: Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, chất dinh dưỡng cạn dần, sản phẩm chuyển hóa tăng lên đã dẫn đến hiện tượng nào sau đây?

A Tăng tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật

B. Số vi sinh vật sinh ra bằng số vi sinh vật chết đi

C. Quần thể vi sinh vật bị suy vong

D. Thu được số lượng vi sinh vật tối đa

Câu 19: Trong nuôi cấy không liên tục, ở pha suy vong số lượng cá thể giảm dần vì

A. Chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy bị cạn kiệt

B. Chất độc hại đối với vi sinh vật được tích lũy quá nhiều

C. Vi sinh vật trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều

D. Cả A, B và C

Câu 20: Trong công nghệ sinh học người ta sử dụng phương pháp nuôi cấy liên tục nhằm mục đích nào sau đây?

A. Làm tăng tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật

B. Kéo dài thời gian tồn tại của quần thể vi sinh vật

C. Duy trì quần thể vi sinh vật ở trạng thái cân bằng

D. Thu được nhiều sản phẩm và sinh khối tế bào vi sinh vật

Câu 21: Điều nào sau đây là đúng với trường hợp nuôi cấy liên tục?

A. Thành phần của môi trường nuôi cấy luôn ổn định do luôn được bổ sung chất dinh dưỡng mới và lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất

B. Thành phần của môi trường nuôi cấy luôn ổn định do quần thể vi sinh vật sinh trưởng liên tục

C. Thành phần của môi trường nuôi cấy luôn ổn định do mật độ vi sinh vật tương đối ổn định

D. Cả B và C

Câu 22: Phương pháp nuôi cấy liên tục có mục tiêu

A. Tránh cho quần thể vi sinh vật bị suy vong

B. Kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật

C. Rút ngắn thời gian thế hệ của quần thể vi sinh vật

D. Làm cho chất độc hại trong môi trường nằm trong một giới hạn thích hợp

Câu 23: Khi nói đến sự sinh trưởng của vi sinh vật, người ta thường nói đến:

A. Sự tăng sinh khối của quần thể.

B. Sự tăng số lượng tế bào của quần thể.

C. Sự tăng kích thước của mỗi cá thể trong quần thể.

D. Sự mở rộng phạm vi phân bố của quần thể.

Câu 24: Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là:

A. Sự sinh sản của vi khuẩn.

B. Sự tăng lên về kích thước của vi khuẩn của quần thể.

C. Sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể.

D. Sự tăng lên về khối lượng tế bào của quần thể.

Câu 25: Ở E.coli, khi nuôi cấy trong điều kiện thích hợp thì cứ 20 phút chúng sẽ phân chia một lần. Sau khi được nuôi cấy trong 3 giờ, từ một nhóm cá thể E.coli ban đầu đã tạo ra tất cả 3584 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hỏi nhóm ban đầu có bao nhiêu cá thể ?

A. 9

B. 6

C. 8

D. 7

Câu 26: Một nhóm tế bào E.coli sau 3h tạo ra 9728 tế bào con, số tế bào ban đầu trong nhóm này là?

A. 19

B. 23

C. 21

D. 18

Câu 27: Loài vi khuẩn A có thời gian thế hệ là 45 phút. 200 cá thể của loài được sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy liên tục và sau một thời gian, người ta thu được tất cả 3200 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hãy tính thời gian nuôi cấy của nhóm cá thể ban đầu.

A. 4,5 giờ

B. 1,5 giờ

C. 2 giờ

D. 3 giờ

------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài: Trắc nghiệm Sinh học 10 bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật. Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Sinh học 10, Giải Vở BT Sinh Học 10, Trắc nghiệm Sinh học 10, Chuyên đề Sinh học lớp 10, Tài liệu học tập lớp 10.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Sinh học 10

    Xem thêm