Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 25

Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật

Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 25 trang 99:

- Sau thời gian của một thế hệ, số tế bào tế bào như thế nào?

- Nếu số lượng tế bào ban đầu No không phải là 1 tế bào mà là 105 tế bào thì sau 2 giờ số lượng tế bào trong bình (N) là bao nhiêu?

Trả lời:

- Sau 1 thế hệ, số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi

- Ta có thời gian thế hệ là g = 20’; t= 2h = 120’

Vậy số lần phân chia là: lần

Số tế bào trong bình sau 2h là: = 105 × 26 tế bào.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 25 trang 100: Hãy tính số lần phân chia của E.coli trong 1 giờ?

Trả lời:

Số lần phân chia của E.coli trong 1 giờ là:

n = t/g = 60/20 = 3 lần

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 25 trang 101: Để thu được số lượng vi sinh vật tối đa thì nên dừng ở pha nào?

Trả lời:

Ta nên dừng ở pha cân bằng vì số lượng vi sinh vật đạt cực đại và không đổi theo thời gian.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 25 trang 101: Để không xảy ra pha suy vong của quần thể vi khuẩn thì phải làm gì?

Trả lời:

Để không xảy ra pha suy vong, người ta cần bổ sung liên tục chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra 1 lượng dịch nuôi cấy tương đương.

Câu 1 trang 101 Sinh học 10: Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

Trả lời:

Đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn:

- Pha tiềm phát (pha lag): Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng, enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.

- Pha lũy thừa (pha log): Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ rất lớn, số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh.

- Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian.

- Pha suy vong: Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.

Câu 2 trang 101 Sinh học 10: Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?

Trả lời:

Khi nuôi cấy không liên tục vi khuẩn cần thời gian để làm quen với môi trường (các hợp chất của môi trường cảm ứng để hình thành các enzim tương ứng), còn trong nuôi cấy liên tục thi môi trường ổn định vi khuẩn đã có enzim cảm ứng nên không cần thiết phải có pha tiềm phát.

Câu 3 trang 101 Sinh học 10: Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra?

Trả lời:

- Trong nuôi cấy không liên tục các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, các chất độc hại qua trao đổi tích lũy ngày càng nhiều. Do đó, tính thẩm thấu của màng bị thay đổi, làm cho vi khuẩn bị thủy phân.

- Còn trong nuôi cấy liên tục các chất dinh dưỡng và các chất trao đổi luôn ở trong trạng thái tương đối ổn định nên không có hiện tượng tự thủy phân của vi khuẩn.

Đánh giá bài viết
1 7.271
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Sinh học 10 ngắn nhất

    Xem thêm