Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Nguyễn Linh An Địa Lý Lớp 10

Nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

Hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

4
4 Câu trả lời
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    * Khí áp

    - Khu áp thấp: thường mưa nhiều.

    - Khu áp cao: thường mưa ít hoặc không mưa (vì không khí ẩm không bốc lên được, không có gió thổi đến mà có gió thổi đi).

    * Frông

    Miền có frông, nhất là dải hội tụ đi qua, thường mưa nhiều.

    * Gió

    - Gió mậu dịch: mưa ít.

    - Gió tây ôn đới thổi từ biển vào gây mưa nhiều (Tây Âu, tây Bắc Mĩ).

    - Miền có gió mùa: mưa nhiều (vì một nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa)

    * Dòng biển

    Tại vùng ven biển

    - Dòng biển nóng đi qua: mưa nhiều (không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang vào lục địa).

    - Dòng biển lạnh: mưa ít.

    * Địa hình

    - Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao, nhiệt độ giảm, mưa nhiều và sẽ kết thúc ở một độ cao nào đó.

    - Cùng một dãy núi sườn đón gió ẩm: mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.

    0 Trả lời 11/08/21
    • Bọ Cạp
      Bọ Cạp

      – Khí áp:

      + Các khu khí áp thấp hút gió và đẩy không khí lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa. Các vùng áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên Trái Đất.

      + Ở các khu khí áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến, nên mưa rất ít hoặc không có mưa. Vì thế, dưới các cao áp cận chí tuyến thường có những hoang mạc lớn.

      – Frông:

      + Do sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh đã dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa. Dọc các frông nóng (khối khí nóng đẩy lùi khối khí lạnh) cũng như frông lạnh (khối khí lạnh đẩy lùi khối khí nóng), không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi, gây mưa trên cả hai frông nóng và lạnh.

      + Miền có frông, dải hội tụ nhiệt đới đi qua, thường mưa nhiều, đó là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.

      – Gió:

      + Những vùng nằm sâu trong các lục địa, nếu không có gió từ đại dương thổi vào thì mưa rất ít. Mưa ở đây chủ yếu do ngưng kết hơi nước từ hồ ao, sông và rừng cây bốc lên.

      + Miền có gió Mậu dịch mưa ít, vì gió này chủ yếu là gió khô.


      + Miền có gió mùa mưa nhiều, vì gió mùa mùa hạ thổi từ đại dương vào đem theo nhiều hơi nước.

      – Dòng biển:

      + Bờ đại dương gần nơi có dòng biển nóng đi qua thường có mưa nhiều, vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào bờ gây mưa.

      + Bờ đại dương gần nơi có dòng biển lạnh đi qua mưa ít, vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước không bốc lên được.

      – Địa hình:

      + Cùng một sườn đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều. Tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa.

      + Cùng một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít, khô ráo.

      0 Trả lời 11/08/21
      • Song Ngư
        Song Ngư

        Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. Trong đó, không thể không nhắc đến 5 nhân tố sau đây:

        Một là khí áp: Ở các khu khí áp thấp mưa nhiều, các khu khí áp cao mưa ít hoặc không có mưa.

        Hai là Frông: Do sự tranh châp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh đã dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa. Dọc các 1’rông nóng (khôi khí nóng đẩy lùi khối khí lạnh) cũng như trông lạnh (khối khí lạnh đẩy lùi khối khí nóng), không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi, gây mưa trên cả hai frông nóng và lạnh. Tóm lại khi có frông đi qua không khí nhiễu loạn và sinh ra mưa.

        Ba là gió: Gió thổi từ đại dương vào cho mưa nhiều. Gió Mậu dịch mưa ít; gió mùa, gió Tây ôn đới mưa nhiều.

        Bốn là dòng biển: Nơi có dòng biển nóng đi qua mưa nhiều, nơi có dòng biển lạnh chảy qua mưa ít.

        Cuối cùng là hình: Lượng mưa tăng dần theo độ cao của địa hình chắn gió ,tuy nhiên chỉ tới một độ cao nào đó lượng mưa lại giảm. Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.

        0 Trả lời 11/08/21
        • Đường tăng
          Đường tăng

          Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa:

          - Khí áp: các khu áp thấp mưa nhiều, các khu áp cao mưa ít.

          - Frông: Miền có frông nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua mưa nhiều

          - Dòng biển: Nơi có dòng biển nóng chảy ven bờ mưa nhiều,

          - Địa hình: cùng một dãy núi sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít, khô

          0 Trả lời 11/08/21

          Địa Lý

          Xem thêm