Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết thư UPU lần thứ 51 gửi Tổng thống Mỹ về khủng hoảng khí hậu

Viết thư UPU lần thứ 51 gửi Tổng thống Mỹ về khủng hoảng khí hậu. Các bài văn mẫu giúp các em học sinh có thêm nhiều đề tài để chuẩn bị cho cuộc thi: Em hãy viết thư gửi một người có tầm ảnh hưởng để trình bày lý do và cách thức họ cần hành động trước khủng hoảng khí hậu.

1. Cách viết thư UPU lần thứ 51

- Bức thư viết dưới dạng văn xuôi và theo đúng thể thức của một bức thư: Phần đầu thư luôn có thời gian, địa điểm viết thư, đối tượng gửi thư, lý do viết thư; Phần nội dung thư chuyển tải toàn bộ chủ đề bức thư; Phần cuối thư là những thông điệp được người viết gửi gắm, có lời chào tạm biệt và ký tên người viết.

- Viết bức thư của mình bằng những câu văn rõ ràng, mạch lạc và có cảm xúc. Nên tránh cách viết thư theo kiểu trình bày tư liệu khô khan, liệt kê hay kể lể chung chung. Nếu trong bức thư có nhiều hình ảnh sinh động, hoặc cách so sánh hợp lý thì càng lôi cuốn, hấp dẫn và thuyết phục người đọc. Những bức thư đoạt giải cao thường là những bức thư làm lay động trái tim người đọc không chỉ bởi ý tưởng, kết cấu bức thư mà còn bởi những cảm xúc chân thành mà người viết thể hiện.

- Các em chú ý không viết bức thư dài quá 800 từ và có một nguyên tắc quan trọng là không viết tên hay địa chỉ của mình (tức là không viết thông tin cá nhân) trong nội dung bức thư.
Một bức thư tham gia cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU không phải là bức thư thông thường, mà là một bức thư văn học, một bức thư có sự sáng tạo và cảm xúc để tạo nên sự khác biệt. Các em là tác giả của bức thư, nên phải chủ động trong cách trình bày suy nghĩ, cảm xúc của mình và cố gắng diễn đạt vấn đề một cách thuyết phục nhất.

>> Chi tiết: Cách trình bày thư UPU lần thứ 51 dễ đạt giải

2. Bài mẫu Viết thư UPU lần thứ 51

"...ngày... tháng... năm...

Kính gửi Ngài Tổng thống Mỹ!

Tên cháu là Nguyễn Tuấn Tú

Thưa Ngài, với tư cách là một công dân toàn cầu, hôm nay cháu viết lá thư này vì muốn trình bày với Ngài một vài điều cấp bách liên quan tới vấn đề khí hậu trên hành tinh chúng ta.

Có lẽ, Ngài cũng biết năm qua các nhà khoa học không có nhiều điều tích cực để công bố về vấn đề khí hậu toàn cầu. Bởi lẽ, nồng độ khí CO2 trong khí quyển sau khi phá kỷ lục của 3 triệu năm qua vẫn tiếp tục tăng liên tục trong những tháng nửa đầu năm 2020.

Đấy là trong khi phát thải CO2 do con người gây ra đã giảm đến 17% trong cùng kỳ. Mức giảm này gần như chắc chắn sẽ không thể nào giữ được khi các nước dỡ bỏ lệnh giãn cách, phong toả vì đại dịch COVID - 19 và nền kinh tế thế giới hoạt động trở lại. Loài người vẫn còn rất xa với mức giảm nồng độ khí CO2 3%/năm để giới hạn nhiệt độ tăng thêm dưới 2°C từ nay đến 2030.

Cũng theo thống kê của các nhà khoa học thì thời gian từ năm 2016- 2020 là giai đoạn thế giới nóng nhất trong lịch sử ngành khí tượng. Những hiện tượng thời tiết cực đoan dị thường như lũ lụt và hạn hán sẽ xảy ra với tần suất nhiều hơn, đẩy nhiều loài động vật đến đà tuyệt chủng. Ngay cả loài người cũng đang bị đặt vào vòng nguy hiểm, với bằng chứng là nạn đói đã tàn phá khu vực Bắc Phi trong suốt hơn một năm nay.

Biến đổi khí hậu mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng đã tạo nên các hiện tượng thời tiết cực đoan. Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI vì biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của con người.

Những thay đổi trong điều kiện khí hậu và lượng khí CO2 tăng nhanh chóng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái, nguồn cung cấp nước ngọt, không khí, nhiên liệu, năng lượng sạch, thực phẩm và sức khỏe.

Dưới tác động của nhiệt độ, không khí và băng tan, cả hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều đang phải hứng chịu những tác động từ lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, cũng như hiện tượng axit hóa đại dương.

Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên.

Và đương nhiên con người cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Tình trạng đất hoang hóa và mực nước biển đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của chúng ta. Và khi cây cỏ và động vật bị mất đi cũng đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của chúng ta cũng mất đi.

Lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến mất nhưng dân số cứ tiếp tục tăng, đây là những yếu tố gây xung đột và chiến tranh giữa các nước và vùng lãnh thổ.

Rồi nhiệt độ ngày càng tăng kết hợp với lũ lụt và hạn hán đang trở thành mối đe dọa với sức khỏe dân số toàn cầu. Trong khi một số nơi trên thế giới chìm ngập trong lũ lụt triền miên thì một số nơi khác lại hứng chịu những đợt hạn hán khốc liệt kéo dài. Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của nhiều nước.

Đại dịch COVID-19 đang khiến thế giới chao đảo, nhưng loài người đã có thể chống đỡ với nó tốt hơn nếu chúng ta không phải cùng lúc đứng trước mối hiểm hoạ khôn lường của biến đổi khí hậu.

Những thảm hoạ có quy mô tương tự hay thậm chí còn lớn hơn thế nữa chắc chắn sẽ còn xảy ra trong tương lai. Cách tốt nhất để phòng chống hay giảm nhẹ tác động của chúng chỉ có thể là cộng đồng thế giới cần lập tức bắt tay ngay vào công việc khắc phục biến đổi khí hậu để loài người có thể có cơ may thoát xa khỏi bờ vực thẳm.

Cháu mong trên cương vị của mình, Ngài hãy cùng Liên Hợp quốc thiết lập lại mạng lưới theo dõi khí hậu toàn cầu, nghiêm khắc nhắc nhở các nước về sự thiếu hợp tác trước những thảm hoạ liên tiếp diễn ra. Và Ngài hãy hành động quyết liệt hơn nữa để mỗi người trên thế giới đều có ý thức gìn giữ môi trường sống, chống lại khủng hoảng khí hậu để bảo vệ hành tinh xanh.

Cháu đặt nhiều kỳ vọng vào Ngài,

Nguyễn Tuấn Tú."

Đánh giá bài viết
6 906
Sắp xếp theo

    Viết thư UPU lần thứ 53

    Xem thêm