Biểu đồ quan hệ (Affinity digraph)

Biểu đồ quan hệ (Affinity digraph) được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Khái niệm và tác dụng

Biểu đồ được sử dụng để thu thập các số lượng lớn dữ liệu dạng ngôn ngữ (ý kiến quan niệm, vấn đề) và tổ chức chúng thành nhóm trên cơ sở quan hệ tự nhiên giữa các dữ liệu. Nói cách khác, đây là một hình thức trí tuệ tập hợp. Một trong những trở ngại thông thường được tính đến khi đặt câu hỏi để cải tiến là sự thành công hoặc thất bại trong quá khứ. Một điều được giả định là những việc làm được hoặc thất bại trong quá khứ sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai. Mặc dù không nên quên các bài học trong quá khứ, nhưng cách suy nghĩ không thay đổi mà có thể hạn chế sự tiến bộ sẽ không nên được đề cao. Điều này đặc biệt đúng trong việc phát triển và sử dụng các nhóm công cụ của nhóm triển khai hoạt động chất lượng – QFD, nơi mà nên luôn luôn khai thác các hình thức logic mới.

Biểu đồ quan hệ, cũng giống như các phương pháp trí tuệ khác, là một phần của quá trình cải tiến. Nó có thể được sử dụng để đưa ra các ý kiến và các phạm trù mà có thể được sử dụng sau đó với công cụ logic chặt chẽ hơn. Công cụ này nên được sử dụng để để đưa ra “bản đồ địa lý” của một vấn đề khi:

- Các thực tế hoặc suy nghĩ ở trạng thái hỗn loạn và các vấn đề quá lớn hoặc phức tạp để xác định một cách dễ dàng.

- Cần thiết phải có sự đột phá trong các khái niệm truyền thống để thay thế các giải pháp cũ và mở rộng suy nghĩ của một nhóm.

- Hỗ trợ cho một giải pháp là cốt yếu để thực hiện thành công.

Không nên dùng biểu đồ quan hệ khi vấn đề đơn giản hoặc khi cần nhanh chóng có giải pháp.

Trình tự xây dựng biểu đồ quan hệ

Bước 1: Tập hợp một nhóm người quen thuộc với vấn đề quan tâm. Nhóm có 6 đến 8 người là tốt nhất.

Bước 2: Phát biểu vấn đề cần xem xét.

Vấn đề nên được đưa ra một các sơ lược sao cho không tạo ra một hướng trả lời xác định trước. Ví dụ, nếu nói về một việc tại sao các vấn đề không được tổ chức theo dõi, tốt nhất nên đặt câu hỏi là “vì sao các vấn đề vẫn không được giải quyết?” chứ không nên đặt ra câu hỏi “vì sao mọi người không nhân trách nhiệm để hoàn thành nghĩa vụ của họ”.

Bước 3: Đưa ra từng thành viên của nhóm một chồng thẻ và cho mỗi người có từ 5 – 10 phút ghi lại các ý kiến lên thẻ, mỗi ý kiến cho 1 thẻ. Trong thời gian này, mục tiêu phải là viết ra càng nhiều ý kiến và càng chính xác càng tốt. Không nên có trao đổi giữa các thành viên trong vòng 5 – 10 phút.

Bước 4: Vào cuối thời gian 5 – 10 phút, mỗi thành viên của nhóm sẽ đọc ra các ý kiến của mình và đặt lên bàn để cho các thành viên khác cũng thấy được. Không nên có sự phê bình hoặc đánh giá các ý kiến, cho phép viết ra các ý kiến mới trong thời gian này nếu xuất hiện các suy nghĩ mới.

Bước 5: Khi tất cả các ý kiến đã được đưa ra, các thành viên trong nhóm xếp các thẻ có ý kiến tương tự lại với nhau. Quá trình này sẽ được lặp lại đến khi các ý kiến được nằm trong khoảng 10 nhóm.

Bước 6: Tìm một thẻ trong từng nhóm có ý nghĩa đại diện cho nhóm thẻ đó.

Kết quả của bài tập này là sự sưu tập được tối đa các ý kiến dưới một số lượng các đầu mục giới hạn các khu vực cần tấn công. Một trong các công cụ này là sơ đồ quan hệ tương đồng.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Biểu đồ quan hệ (Affinity digraph) bao gồm khái niệm, đặc điểm, tác dụng và trình tự xây dựng biểu đồ quan hệ...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Biểu đồ quan hệ (Affinity digraph). Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 47
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm