Biểu đồ phân bố tần số hay tần suất (Histogram)

Biểu đồ phân bố tần số hay tần suất (Histogram) được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Khái niệm

Biểu đồ phân bố tần suất là đồ thị hình cột mô tả sự phân bố các giá trị đo các đặc tính chất lượng của mẫu kết quả các quá trình, qua đó có thể phỏng đoán mức độ ổn định của quá trình.

Tác dụng

Trình bày kiểu biến động.

Thông tin trực quan về cách thức diễn biến của quá trình. Tạo hình dạng đặc trưng “nhìn thấy được” từ những con số tưởng chừng như vô nghĩa, giúp hiểu rõ sự biến động cố hữu của quá trình.

Kiểm tra và đánh giá khả năng của yếu tố đầu vào.

Kiểm soát quá trình, phát hiện sai sót.

Trình tự xây dựng biểu đồ phân bố tần suất

Bước 1: Xác định chỉ tiêu chất lượng phải nghiên cứu và thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu (n > 50)

+ Xác định giá trị: Xmax, Xmin

Bước 2: Xác định độ rộng của toàn bộ số liệu R = xmax - xmin

Bước 3: Xác định số lớp (số cột) K: Số lớp K được chọn tương ứng với số dữ liệu thu thập. Có nhiều cách lựa chọn trị số K. Cách thứ nhất có thể lấy trị số K bằng căn bậc hai của tổng số dữ liệu trong bảng. Cách thứ hai có thể xác định trị số K bằng số lớn hơn trong hai số hàng và số cột của dữ liệu.

Phân loại biểu đồ phân bố tần suất

Biểu đồ phân bố tần suất sau khi lập có các dạng phân bố sau:

Phân bố chuẩn: Dạng này có hình quả chuông. Dạng này xuất hiện khi quá trình ổn định.

Phân bố không chuẩn: Trong phân bố không chuẩn chia thanh nhiều dạng phân bố, mỗi dạng phản ánh một tình trạng cụ thể về dữ liệu. Những dạng thường gặp là:

Dạng răng lược: Có các cặp đỉnh cao thấp xen kẽ nhau. Nó đặc trưng cho lỗi đo đếm, lỗi trong thu thập dữ liệu. Nếu thấy xuất hiện dạng này cần thu thập, phân nhóm lại các dữ liệu.

Dạng hai đỉnh, có lõm phân cách giữa dãy dữ liệu và đỉnh ở hai bên. Dạng này thường phản ánh có 2 quá trình giống nhau.

Dạng bề mặt tương đối bằng phẳng không có đỉnh rõ ràng. Dạng này thường phản ánh trong doanh nghiệp không có quy trình xác định chung mà có rất nhiều quy trình khác nhau tùy thuộc vào các thao tác của từng người lao động.

Dạng phân bố lệch không đối xứng. Dạng này đỉnh lệch khỏi tâm của dãy dữ liệu và phải xem xét phần lệch khỏi tâm đó và vượt ra ngoài giới hạn kỹ thuật không. Nếu chúng vẫn nằm trong giới hạn kỹ thuật cho phép thì quá trình không phải lài xấu.

Dạng vách núi phân bố nghiêng về bên phải hoặc bên trái thể hiện có sự vượt giá trị quy định quá mức của chỉ tiêu chất lượng.

Dạng hai đỉnh biệt lập, tách rời nhau trong đó một quả chuông lớn và một tách riêng. Dạng này cho thấy có hai quá trình đang song song tồn tại, trong đó một quá trình phụ có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng, cần được tìm ra và loại bỏ nó kịp thời.

Cách đọc biểu đồ phân bố tần suất

Có hai phương pháp cơ bản về cách đọc biểu đồ phân bố tần suất:

Cách thứ nhất: Dựa vào dạng phân bố.

Phân bố đối xứng hay không đối xứng.

Có một hay nhiều đỉnh.

Có cột nào bị cô lập không.

Phân bố ngang, phân tán.

Từ đó đưa ra các điều chỉnh, cải tiến cụ thể cho quá trình đó.

Cách thứ hai: So sánh các giá trị tiêu chuẩn với phân bố của biểu đồ, ta đưa ra các so sánh:

Tỷ lệ phế phẩm so với tiêu chuẩn.

Giá trị trung bình có trùng với đường tâm của hai giới hạn tiêu chuẩn không? Lệch qua phải hay qua trái? Từ đó ra quyết định làm giảm sự phân tán hay xét lại tiêu chuẩn.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Biểu đồ phân bố tần số hay tần suất (Histogram) bao gồm khái niệm, đặc điểm và trình tự xây dựng biểu đồ phân bố tần suất, cách đọc biểu đồ phân bố tần suất và phân loại biểu đồ phân bố tần suất ...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Biểu đồ phân bố tần số hay tần suất (Histogram). Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 645
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm