Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bình giảng bài Tiếng nói văn nghệ của Nguyễn Đình Thi

Văn mẫu lớp 9: Bình giảng bài Tiếng nói văn nghệ của Nguyễn Đình Thi dưới đây được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 9 hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra môn Ngữ văn 9 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Bình giảng tác phẩm Tiếng nói văn nghệ

Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài. Ông bước vào con đường sáng tác, hoạt động văn nghệ từ trước Cách mạng và đã để lại nhiều thành tựu đặc sắc về thơ, văn, kịch, âm nhạc, lí luận phê bình. Tiếng nói của văn nghệ là một tiểu luận được viết năm 1948, khi đất nước ta đang xây dựng một nền văn học nghệ thuật mới đậm đà bản sắc dân tộc, đại chúng, gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại của nhân dân ta. Bài viết ít nhiều góp phần vào sự nghiệp chung ấy. Nội dung lí luận sâu sắc của văn bản được thể hiện qua những rung cảm chân thành của một trái tim nghệ sĩ lớn.

Bài tiểu luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ nhằm khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đối với đời sống con người. Bài viết có bố cục chặt chẽ, hệ thống lí lẽ và dẫn chứng của tác giả nêu ra nhằm xoay quanh ba luận điểm:

– Nội dung tiếng nói của văn nghệ.

– Vai trò của tiếng nói văn nghệ với đời sống.

– Khả năng cảm hóa, lôi cuốn của văn nghệ thật kì diệu – văn nghệ là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa.

“Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ”. Để làm sáng tỏ luận điểm này, Nguyễn Đình Thi có cách lập luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục. Ông cho rằng: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại, nhưng không phải là sự sao chép giản đơn, “chụp ảnh” nguyên xi thực tại ấy mà qua đó, tác giả sáng tạo nhằm gửi vào đó một cái nhìn mới mẻ, một lời nhắn nhủ của riêng mình. Nguyễn Đình Thi mượn hai câu thơ của Nguyễn Du: “Cỏ non xanh rợn chân trời – Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” (Truyện Kiều) để làm luận chứng cho lí lẽ của mình. Hai câu thơ không chỉ dừng lại cách miêu tả đơn thuần về cảnh ngày xuân ở đồng bằng Bắc Bộ, mùa xuân Việt Nam, mà qua cách miêu tả đó đã “làm cho chúng ta rung động với cái đẹp lạ lùng mà tác giả đã nhìn thấy trong cảnh vật, rung động với cảnh thiên nhiên mỗi mùa xuân lại như tái sinh, tươi trẻ mãi, và cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh ấy”. Cũng giống như khi ta đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, An-na Ca-re-nhi-a của Tôn-xtôi, khi đọc đến những dòng cuối cùng đầu óc ta “bâng khuâng” nặng những suy nghĩ, trong lòng ta còn “vương vấn” những vui buồn ngỡ không bao giờ quên được: “Chúng ta vừa nghe thấy lời gửi từ mấy trăm năm trước của Nguyễn Du hay Tôn-xtôi”. Với cách lập luận của Nguyễn Đình Thi đã giúp chúng ta cảm nhận được rằng: Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lí khô khan mà chứa đựng tất cả “những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng, phấn khích” của nghệ sĩ. Nó mang đến cho mỗi chúng ta bao rung động, bao ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đã rất quen thuộc từ một ánh nắng, một lá cỏ, một tiếng chim, bao nhiêu bộ mặt của con người, sự sống ở quanh ta, mà trước kia “ta chưa nhìn thấy” bỗng làm ta “ngạc nhiên tìm ra ngay trong tâm hồn chúng ta nữa”.

Tiếng nói của văn nghệBằng cách lập luận phân tích – tổng hợp, Nguyễn Đình Thi đã làm sáng tỏ luận điểm: “Nội dung của tiếng nói của văn nghệ” là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ.

Luận điểm thứ hai được tác giả nêu ra là: “Sự cần thiết của tiếng nói văn nghệ với đời sống con người” – văn nghệ giúp cho con người được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình: “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, mỗi con người ta gặp, làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ: Cái kì diệu đó của văn nghệ đã giúp con người vượt lên trên cái hiện thực tăm tối, nó đem lại niềm khao khát sống, nó làm tươi mát sinh hoạt vốn khắc khổ hàng ngày – những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, nhưng khi họ ru con hay hát ghẹo bằng một câu ca dao hoặc xem một buổi chèo đã gieo vào tâm hồn họ “một ánh sáng, lay động nhưng tình cảm, ý nghĩ khác thường”. Và làm cho những cuộc đời cực nhọc ấy “trong một buổi được cười ha hả hay rõ giấu một giọt nước mắt”. Một lần nữa, Nguyễn Đình Thi khẳng định; “văn nghệ đà làm cho tâm hồn họ thực sự được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống”.

Văn nghệ bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống và quay trở lại phục vụ cuộc sống. Nguyễn Đình Thi cũng đã chỉ rõ: “chỗ đứng của văn nghệ chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống hàng động..”, chỗ đứng của văn nghệ là “tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu trong đời sống thiên nhiên và đời sống xã hội của con người”.

Bằng cách lập luận phân tích, giải thích, chứng minh một cách cụ thể, xác thực, Nguyễn Đình Thi đã khẳng định tầm quan trọng của nghệ thuật đối với đời sống con người như thế nào rồi!

“Con đường văn nghệ đến với người đọc và khả năng kì diệu của nó” là luận điểm thứ ba được tác giả nêu lên trong bài tiểu luận này.

Sức mạnh riêng của nghệ thuật bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe chính là con đường tình cảm. Nguyễn Đình Thi trích dẫn câu nói của đại văn hào Nga -Tôn-xtôi: “Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm” để minh chứng cho nhận định của mình. Tác phẩm văn nghệ chứa đựng tình yêu ghét, niềm vui nỗi buồn của con người chúng ta trong đời sống sinh động thường ngày. Nó lay động cảm xúc, đi vào nhận thức, tâm hồn của mỗi con người. Đến với tác phẩm văn nghệ, chúng ta chia sẻ, trăn trở cùng các nhân vật và cùng nghệ sĩ. Đọc Truyện Kiều, ta không chỉ thấy được số phận đau khổ của người phụ nữ Việt Nam dưới thời phong kiến thối nát – tiêu biểu là Thúy Kiều, mà còn cảm nhận được tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du luôn quan tâm, theo sát từng chặng đường đi của nàng để mà cảm thông, chia sẻ với những nỗi khổ đau, bi kịch mà Kiều phải gánh chịu, đồng thời tỏ rõ thái độ căm ghét, phản đối kịch liệt những thế lực hắc ám phủ chụp lên đời Kiều.

Nghệ thuật còn nói nhiều với tư tưởng nữa. Tư tưởng của nghệ thuật nay ra từ trong cuộc sống hàng ngày, và “thấm” trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng trong nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà lắng sâu, thấm vào những cảm xúc, những nỗi niềm. Một câu thơ, một trang truyện, một câu ca dao, một bản đàn… làm cho cảm xúc ta “rung động” khơi gợi trong ta “những vấn đề suy nghĩ”. Tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng “náu mình, yên lặng”. Cái “yên lặng của một câu thơ, một trang văn “lắng sâu tư tưởng” và mãi lưu giữ trong lòng ta. Bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, văn nghệ góp phần giúp chúng ta tự nhận thức mình, tự xây dựng mình. Nguyễn Đình Thi thật có lý: “Nghệ thuật không đứng ngoài trô vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phái bước lên đường ấy”. Tư tưởng đúng là giá trị cao quý mà tiếng nói của văn nghệ hưởng tới.

Nguyễn Đình Thi có những trang viết thực sự có ý nghĩa, góp phần vào công cuộc đổi mới văn học theo hướng gắn liền với thực tế cuộc sống, chiến đấu, sản xuất… với quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh” vẫn mãi là thước đo giá trị đích thực của tư tưởng nghệ thuật.

Tiếng nói của văn nghệ là một bài nghị luận có giá trị thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc là nhờ ở cách viết vừa chặt chẽ, vừa giàu hình ảnh và cảm xúc trong một giọng văn nhẹ nhàng mà thấm sâu, thể hiện lòng nhiệt tâm của một nghệ sĩ đa tài, đầy trách nhiệm với đời – NGUYỄN ĐÌNH THI.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Bình giảng bài Tiếng nói văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 9 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 9 và biết cách soạn bài lớp 9 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm