Câu hỏi ứng xử hội thi Cô giáo tài năng duyên dáng năm 2020
Câu hỏi thi giáo viên tài năng duyên dáng
Câu hỏi ứng xử hội thi Cô giáo tài năng duyên dáng năm 2020 - 2021 tổng hợp các mẫu câu hỏi phần thi hiểu biết ứng xử của cuộc thi Cô giáo tài năng duyên dáng. Mời các cô cùng tìm hiểu tham khảo.
Hội thi “Cô giáo tài năng duyên dáng” năm học 2020 - 2021. Hội thi nhằm tôn vinh vẻ đẹp tài năng, trí tuệ, phẩm chất đạo đức, nét đẹp sư phạm của các giáo viên đồng thời cũng tạo điều kiện cho các nữ nhà giáo được giao lưu, học tập, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, khơi dậy niềm phấn khởi, tình yêu nghề; nâng cao ý thức trách nhiệm, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao của nữ cán bộ, giáo viên.
Mẫu Kịch bản hội thi cô giáo tài năng duyên dáng cho các thầy cô tham khảo, lên chương trình.
Câu hỏi phần thi hiểu biết ứng xử hội thi Cô giáo tài năng duyên dáng
Câu hỏi 1: Bạn hãy kể tên 3 cuộc vận động do Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trong những năm gần đây. Bạn thấy tâm đắc nhất với cuộc vận động nào? Vì sao?
Câu hỏi 2:
Năm học 2007-2008. Thường vụ CĐGDVN và Bộ GD&ĐT phát động cuộc vận động: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”. Bạn hiểu ý nghĩa cuộc vận động này như thế nào?
Câu hỏi 3:
Bạn cho biết ý nghĩa của cuộc vận động: “Nhà giáo Hà Nội đỡ đầu học sinh có hoàn cảnh khó khăn”?
Câu hỏi 4:
Hồ Chủ Tịch, vị lãnh tụ vĩ đại có rất nhiều phẩm chất cao quý. Bạn quý trọng nhất và đã học tập được đức tính nào ở Người? Bạn thể hiện đức tính đó như thế nào trong cuộc sống?
Câu hỏi 5:
Bạn hãy nêu những quy định cụ thể về “đạo đức nghề nghiệp” của nhà giáo được ban hành trong Quyết định 16/ 2008/ QĐ – BGD ĐT ngày 14/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Câu hỏi 6:
Bạn hãy kể một câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà bạn tâm đắc góp phần tuyền truyền việc thực hiện làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Câu hỏi 7:
Hành trang của người phụ nữ trong thế kỷ 21 là gì?
Câu hỏi 8:
Bạn hãy xếp các yếu tố: “Danh vọng - Tiền bạc - Sức khỏe - Con cái thành đạt” theo thứ tự niềm mơ ước của bạn và vì sao?
Câu hỏi 9:
Có ý kiến cho rằng: Hội thi "Cô giáo tài năng, duyên dáng" chỉ dành cho những cô giáo trẻ có hình thức đẹp. Bạn có suy nghĩ gì về ý kiến này.
Câu hỏi 10:
Ngành giáo dục & đào tạo Hà Nội đã tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện cuộc vận động “Xây dựng nhà trường văn hoá - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch”.
Bạn hãy nêu những tiêu chuẩn của một nhà giáo mẫu mực. Liên hệ thực tế của bản thân và đơn vị bạn trong việc thực hiện cuộc vận động này.
Câu hỏi 11:
Ngành giáo dục & đào tạo Hà Nội đã tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện cuộc vận động “Xây dựng nhà trường văn hoá - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch”.
Bạn hãy nêu những tiêu chuẩn của một Nhà trường văn hóa. Liên hệ thực tế của bản thân và đơn vị bạn trong việc thực hiện cuộc vận động này.
Câu hỏi 12:
Để có thể vừa giỏi việc trường vừa giỏi việc nhà, các nữ nhà giáo đã phải rất cố gắng hoàn thành hai nhiệm vụ này. Bạn hãy bật mí một số kinh nghiệm mà bạn đã làm để làm tròn hai vai này.
Câu hỏi 13:
Theo bạn, phụ nữ ngày nay hiểu Công - Dung - Ngôn - Hạnh như thế nào để xây dựng gia đình bình đẳng, hạnh phúc?
Câu hỏi 14:
Bạn quan niệm thế nào về một người phụ nữ đẹp? Theo bạn câu tục ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp” có còn phù hợp trong thời đại ngày nay nữa không?
Câu hỏi 15:
Bạn hãy trình bày hiểu biết của bạn về phong trào thi đua: “Dạy tốt - Học tốt”;
Câu hỏi 16:
Nếu bạn đạt giải xuất sắc trong Hội thi “Cô giáo tài năng duyên dáng” dự định của bạn sắp tới sẽ làm gì?
Câu hỏi 17:
Hiện nay trên đài truyền hình Việt Nam có chương trình “Cặp lá yêu thương” để
kêu gọi mọi người ủng hộ đóng góp cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường. Trong lớp bạn chủ nhiệm cũng có một học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có nguy cơ phải bỏ học, bạn sẽ làm gì để giúp em không bị lỡ dở con đường học hành.
Câu hỏi 18:
Bạn hiểu như thế nào về câu nói:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”
Câu hỏi 19:
Bạn hiểu như thế nào về tầm quan trọng của Tài và Đức qua câu nói sau đây của Hồ Chủ Tịch: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”?
Câu hỏi 20:
Ông cha ta có câu: “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Bạn hiểu thế nào về câu nói đó?
Câu hỏi 21:
Trong tự bạch với hai con gái của mình, Các Mác đã nói rằng: “Đức tính mà cha quý nhất ở người phụ nữ là tính dịu dàng”. Bạn có đồng ý với câu nói trên không? Vì sao?
Câu hỏi 22:
Tục ngữ Việt Nam có câu:
“Chồng giận thì vợ bớt lời,
Cơm sôi bớt lửa một đời không khê”
Bạn hiểu câu tục ngữ đó như thế nào?
Câu hỏi 23:
Theo bạn bếp núc có vai trò như thế nào với người phụ nữ thời hiện đại?
Câu hỏi 24:
Theo bạn yếu tố quan trọng trong tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng là gì?
Câu hỏi 25: Bạn hãy trình bày hiểu biết của bạn về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Liên hệ thực tế của bản thân và đơn vị bạn trong việc thực hiện cuộc vận động này.
Câu hỏi 26: Cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm” có ý nghĩa như thế nào trong các nhà trường? Liên hệ thực tế của bản thân và đơn vị bạn trong việc thực hiện cuộc vận động này.
Câu hỏi 27: Bạn hãy nêu ý nghĩa của CVĐ “Ủng hộ giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng bị thiên tai lũ lụt”. Liên hệ thực tế của bản thân và đơn vị bạn trong việc thực hiện cuộc vận động này.
Câu hỏi 28: Nếu bạn chỉ có thể lựa chọn một điều, bạn sẽ chọn hạnh phúc hay thành công. Tại sao?
Câu hỏi 29: Nếu bạn chỉ có thể lựa chọn một điều, bạn sẽ chọn thông minh, giàu có, hay sắc đep. Tại sao?
Câu hỏi 30: Tại sao bạn xứng đáng trở thành Cô giáo tài năng duyên dáng năm học này?
Câu hỏi 31: Theo bạn nền kinh tế tri thức là gì? Là giáo viên, bạn trang bị cho mình trong nền kinh tế tri thức như thế nào?