Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm học 2023 - 2024

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm học 2023 - 2024 sách mới được VnDoc đăng tải sau đây bao gồm tóm tắt lý thuyết cơ bản được học trong học kì 1 Ngữ văn 8 sách mới: Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều. Tài liệu giúp các em học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng giải đề thi, biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý. Mời các em cùng tham khảo.

Link tải chi tiết từng đề cương:

1. Đề cương Văn 8 học kì 1 Chân trời sáng tạo

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1

MÔN NGỮ VĂN 8

A. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA

A. HÌNH THỨC: TỰ LUẬN

1. Đọc - hiểu: 6.0 điểm

2. Viết: 4.0 điểm

B. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

I. NGỮ LIỆU: Sử dụng ngữ liệu từ các văn bản ngoài chương trình SGK.

YÊU CẦU:

- Nhận biết đề tài, bối cảnh, cốt truyện, tình huống, nhân vật, các chi tiết tiêu biểu, đối tượng trào phúng, châm biếm các yếu tố gây cười trong truyện cười.

- Nhận biết và nêu tác dụng trợ từ, thán từ, từ Hán Việt, nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn

- Phân tích được tình cảm, thái độ của tác giả dân gian với đối tượng trào phúng thể hiện qua văn bản.

- Phân tích được tác dụng của các chi tiết, tình huống gây cười.

- Khái quát, rút ra được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản.

- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả qua văn bản.

- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, nhận thức của bản thân sau khi đọc văn bản.

- Vận dụng những hiểu biết về vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn học để đánh giá giá trị của truyện cười.

II. KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU

1. Truyện cười

- Truyện cười là thể loại tự sự dân gian chứa đựng yếu tố gây cười, nhằm mục đích giải trí, hoặc phê phán, châm biếm, đã kích những thói hư, tật xấu trong cuộc sống. Truyện cười là một trong những biểu hiện sinh động cho tính lạc quan, trí thông minh sắc sảo của tác giả dân gian.

- Cốt truyện thường xoay quanh những tình huống, hành động có tác dụng gây cười. Cuối truyện thường có sự việc bất ngờ, đẩy mâu thuẫn đến đỉnh điểm, lật tẩy sự thật, từ đó tạo ra tiếng cười.

- Bối cảnh thường không được miêu tả cụ thể, tỉ mỉ, có thể là bối cảnh không xác định, cũng có thể là bối cảnh gần gũi, thân thuộc thể hiện đặc điểm thiên nhiên, văn hoá, phong tục gắn với từng truyện.

- Nhân vật thường có hai loại:

+ Loại thứ nhất thường là những nhân vật mang thói xấu phổ biến trong xã hội như: lười biếng, tham ăn, keo kiệt,... hoặc mang thói xấu gắn với bản chất của một tầng lớp xã hội cụ thể. Đây chính là những đối tượng mà tiếng cười hướng đến. Bằng các thủ pháp trào phúng, tác giả dân gian biến các kiểu nhân vật này thành những bức chân dung hài hước, lạ đời, tạo nên tiếng cười vừa mang ý nghĩa xã hội vừa có giá trị thẩm mĩ.

+ Loại thứ hai thường là những nhân vật tích cực, dùng trí thông minh, sự sắc sảo, khôn ngoan để vạch trần, chế giễu, đả kích những hiện tượng và những con người xấu xa của xã hội phong kiến (truyện Trạng Quỳnh, Xiển Bột,...) hoặc dùng khiếu hài hước để thể hiện niềm vui sống, tinh thần lạc quan trước sự trù phủ của môi trường thiên nhiên hay những thách thức do chính môi trường sống mang lại (truyện Bác Ba Phi,...).

- Ngôn ngữ thường ngắn gọn, súc tích, hài hước, mang nhiều nét nghĩa hàm ẩn,...

- Các thủ pháp gây cười khá đa dạng, linh hoạt:

+ Tạo tình huống trào phúng bằng một trong hai cách sau hoặc kết hợp cả hai cách: Tô đậm mâu thuẫn giữa bên trong và bên ngoài giữa thật và giả giữa lời nói hành động,...Kết hợp khéo léo lời người kể chuyện và lời nhân vật hoặc lời của các nhân vật tạo nên những liên tưởng, đối sảnh bất ngờ, hải hước, thú vị

+ Sử dụng các biện pháp tu từ giàu tính trào phúng (lối nói khoa trương, phóng đại chơi chữ,...)

3. Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu

- Nghĩa tường minh là phần thông bảo được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ trongcâu, là loại nghĩa chúng ta có thể nhận ra trên bề mặt câu chữ.

- Nghĩa hàm ẩn là phần thông báo không được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ trong câu mà được suy ra từ câu chữ và ngữ cảnh. Đây là loại nghĩa mà người nói, người viết thật sự muốn đề cập đến

4. Từ Hán Việt

- Các tiếng tạo nên từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt

- Từ Hán Việt là từ vay mượn của tiếng Hán nhưng được đọc theo cách phát âm của Tiếng Việt.

- Từ ghép Hán Việt có 2 loại: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

C. VIẾT: Viết văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống

ĐỀ 1: Suy nghĩ của em về vấn đề xả rác bừa bãi

ĐỀ 2: Suy nghĩ của em về vấn đề thực hiện an toàn giao thông

* DÀN BÀI:

Mở bài

- Nêu vấn đề cần bàn luận.

- Nêu ý kiến đồng tình hay phản đối về vấn đề cần bàn luận.

Thân bài

1. Giải thích từ ngữ, ý kiến cần bàn luận

2. Bàn luận:

- Trình bày vấn đề cần bàn luận.

- Trình bày ý kiến đồng tình hay phản đối về vấn đề cần bàn luận.

- Đưa ra lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm.

Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề.

- Đề xuất giải pháp hoặc nêu bài học.

ĐỀ ĐỌC HIỂUTHAM KHẢO

ĐỀ 1

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

VĂN HAY

Một thầy đồ đang ngồi cặm cụi viết bài. Bà vợ đến bên cạnh nói:

- Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?

Thầy đồ lấy làm đắc chí, cho là vợ khen tài văn chương của mình, ý văn dồi dào giấy khổ nhỏ không đủ chép nhưng cũng hỏi lại:

- Bà nói vậy là thế nào?

Bà vợ thong thả nói:

- Ông chả biết tính toán gì cả, giấy khổ to bỏ đi còn gói hàng, chứ giấy khổ nhỏ thì dùng làm gì được. (Theo Truyện cười những chàng ngốc, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1993)

Câu 1: Xác định đề tài, cốt truyện, bối cảnh của truyện cười trên.

Câu 2: Nhân vật người vợ được khắc họa qua những chi tiết nào? Em có nhận xét gì về nhân vật này?

Câu 3: Tác giả dân gian đã tạo tiếng cười cho truyện bằng cách nào?

Câu 4. Chỉ ra nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn câu nói sau của nhân vật người vợ trong văn bản. “- Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?”

Câu 5. Trong câu chuyện, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật nào?

Câu 6. Trong câu chuyện, lượt lời thứ nhất của bà đồ có hình thức câu hỏi nhưng thực chất là thực hiện hành động nói gì (ngăn cản, khuyên, đề nghị, khen)?

Câu 7. Theo anh/chị, ở lượt lời thứ nhất, bà đồ tỏ ý khen văn chương của ông đồ hay thực chất đánh giá như thế nào về văn chương của ông?

Câu 8. Vì sao bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói như trong truyện?

ĐỀ 2

Đọc văn bản:

TAM ĐẠI CON GÀ

Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “Xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.

Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.

Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì“. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm.

Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.

Thấy vậy, thấy lấy làm sắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:

– Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì…

Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:

– Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”?

Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ:

– Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê” mà “kê” nghĩa là “gà” nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia.

Chủ nhà càng không hiểu, hỏi:

– Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao?

– Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!

(SGK Ngữ văn 10, Trang 78 -79,Tập I, NXBGD 2006)

Thực hiện các yêu cầu sau:

1. Xác định thể loại văn bản trên.

2. Chỉ ra và giải thích nghĩa 01 từ Hán Việt có trong văn bản.

3. Xác định nhân vật nào đáng bị cười trong văn bản? Vì sao?

4. Những tình huống nào cho thấy thầy đồ rởm bị đặt vào thế bí?

5. Trong hai con dủ dỉ và dù dì, con nào là con bịa? Lập luận về Tam đại con gà ở cuối truyện có gì đáng cười?

6. Nêu thủ pháp gây cười của truyện trên.

7. Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa tiếng cười từ văn bản.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ

2. Đề cương Văn 8 học kì 1 Kết nối tri thức

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2023-2024

MÔN NGỮ VĂN LỚP 8

a/ Văn bản: Truyện ngắn và văn bản thông tin

Yêu cầu:

+ Nắm được đặc trưng thể loại truyện ngắn và văn bản thông tin

+ Hiểu được nội dung của văn bản

+ Viết đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật có tích hợp kiến thức tiếng Việt

b/ Tiếng Việt:

- Trợ từ, thán từ

- Sắc thái nghĩa của từ

- Nghĩa tường minh, hàm ẩn

Nắm được cách viết đoạn văn theo kiểu: diễn dịch, quy nạp, phối hợp, song hành

Yêu cầu:

+ Phát hiện yếu tố tiếng Việt đã được sử dụng trong văn bản

+ Vận dụng các kiến thức tiếng Việt trong việc tạo câu, dựng đoạn

c/ Làm văn:

1.Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng)

2. Viết bài văn nêu suy nghĩ về một hiện tượng đời sống

Yêu cầu: Đảm bảo về nội dung và hình thức của một bài tập làm văn nghị luận

c. Đề đọc hiểu tham khảo

Đề 1:

VUA MI-ĐÁT THÍCH VÀNG

Truyện này là truyện thần thoại Hi Lạp, rất đơn giản, nhưng lại có ý nghĩa sâu xa.

Vua Mi-đát được thần Đi-ô-ni-dốt bằng lòng cho nhà vua bất cứ cái quà tặng gì, kể cả phép thuật. Vua xin cho có phép hễ chạm tay vào vật gì là vật đó biến thành vàng. Nhà vua đã là người giàu sang. Mọi thứ quanh nhà vua đều là vàng là ngọc. Nhà vua thành kẻ giàu sang nhất thế gian ! Nay lại có thể biến muôn vật thành vàng thì ai còn giàu sang hơn nữa. Không ngờ khi được Thần ban cho phép ấy, nhà vua đã khổ sở nhất trần gian. Đụng đến cái gì, cái đó biến thành vàng Không ăn được cơm vì cơm đã thành vàng. Không mặc được áo, vì áo hóa ra vàng ! Cho đến các thứ sử dụng hằng ngày đều hóa ra vàng cả. Cỗ xe vàng không chạy được. Con ngựa vàng không cử động được. Và ôm đứa con trong tay, nó cũng hóa ra cục vàng. Nhà vua sống ở trong một thế giới vàng vô tri vô giác !

Đây là bài học cho nhà vua và cho cả chúng ta. Vàng có giá trị trang trí, tô điểm, trao đổi hàng hóa chứ vàng không thỏa mãn được tất cả các nhu cầu của cuộc sống. Muốn trở lại cuộc sống bình thường thì nhà vua phải xuống sông Pác-tôn tắm, có nghĩa là phải "rửa sạch lòng tham", đừng nghĩ rằng có vàng là có hạnh phúc ! Biết sử dụng vàng thì vàng mới quý. Còn chỉ vì lòng tham thì vàng chỉ đưa đến những tai họa.

(Vũ Ngọc Khánh, Bình giảng Thơ ca – Truyện dân gian)

Câu 1: Em hãy cho biết văn bản trên thuộc thể loại nào mà em đã được học? Dấu hiệu nào giúp em nhận biết được thể loại của văn bản ấy?

Câu 2: Em hãy cho biết văn bản trên bàn về vấn đề gì?

Câu 3: Tìm một từ Hán Việt có trong câu văn sau và giải thích nghĩa của từ Hán Việt vừa tìm được: “Nhà vua sống ở trong một thế giới vàng vô tri vô giác !”.

Câu 4: Em hãy cho biết văn bản trên được viết ra nhằm mục đích gì?

Câu 5: Vua Mi-đát đã xin điều gì từ thần Đi-ô-ni-dốt? Nhà vua có hài lòng và hạnh phúc với điều đã xin hay không? Vì sao?

Câu 6: Qua văn bản trên em rút ra được bài học gì cho bản thân? Hãy trình bày suy nghĩa của em bằng một đoạn văn (3-5 câu).

Đề 3: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:

Đề 2

MẤT NGỰA

Có một anh mất một con ngựa quý. Tiếc ngẩn ngơ, anh ta đi lang thang đây đó để tìm. Đến một chợ nọ, giữa ngày phiên, anh ta thấy một người đang bán con ngựa của mình. Anh ta đòi lại. Người kia cãi lấy cãi để. Hai bên to tiếng om sòm chực ẩu đả nhau. Một người thấy thế bảo:

- Anh lấy gì làm chứng?

Anh mất ngựa nhanh ý lấy hai tay bịt hai mắt ngựa lại rồi nói:

- Ngựa tôi chột một mắt, anh nói đúng mắt nào thì tôi chịu mất ngựa.

- Mắt trái – Người trộm ngựa nói.

- Không phải!

- À, quên, mắt bên phải.

Anh ta bỏ hai tay ra:

- Đúng là anh ăn trộm ngựa của tôi nhé. Ngựa của tôi không chột mắt nào cả.

Người kia cứng lưỡi. Anh ta dắt ngựa và người ấy vào cửa quan. Quan giam tên ăn trộm ngựa lại, còn cho anh ta đem ngựa về.

(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam – Con rắn vuông, trang 22, Nhà xuất bản Kim Đồng)

Câu 1: Em hãy cho biết văn bản trên thuộc thể loại nào mà em đã được học? Dấu hiệu nào giúp em nhận biết được thể loại truyện ấy?

Câu 2: Trong câu chuyện nhờ đâu anh mất ngựa tìm lại được ngựa của mình?

Câu 3: Xác định từ tượng thanh trong câu “Hai bên to tiếng om sòm chực ẩu đả nhau.”

Câu 4: Nêu tác dụng của từ tượng thanh em vừa tìm được.

Câu 5: Theo em, tác giả dân gian sáng tạo câu chuyện trên nhằm mục đích gì?

Câu 6: Nếu em là người bị mất ngựa em sẽ là gì để lấy lại ngựa của mình?

Câu 7: Sau khi đọc câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Hãy trình bày suy nghĩa của em bằng một đoạn văn (3-5 câu).

3. Đề thi học kì 1 lớp 8 môn Văn Sách mới

......................

Ngoài việc ôn tập theo đề cương, các em học sinh cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau, mời các bạn vào chuyên mục đề thi học kì 1 lớp 8 trên VnDoc để luyện tập nhé. Chúc các em ôn thi tốt, nếu thấy tài liệu hữu ích, hãy chia sẻ cho các bạn cùng tham khảo nhé.

Đánh giá bài viết
206 103.412
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Phan My_
    Phan My_

    Rất hữu ích ạ 😊

    Thích Phản hồi 09/01/22
    • Bé Heo
      Bé Heo

      Thanks nhé

      Thích Phản hồi 31/10/22
      • Bé Cún
        Bé Cún

        hay

        Thích Phản hồi 31/10/22

        Đề thi học kì 1 lớp 8

        Xem thêm