Đề cương ôn tập tiếng Việt lớp 3 học kì 1 năm 2019 - 2020
Đề cương ôn tập tiếng Việt lớp 3 học kì 1 năm 2019 - 2020 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc tổng hợp các dạng bài tập và kiến thức môn Tiếng Việt trọng tâm, giúp các em học sinh ôn tập sát chương trình thi, chuẩn bị tốt cho kì thi học kì 1 lớp 3.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 3, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 3 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 3. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Đề cương ôn tập tiếng Việt lớp 3 học kì 1:
1. Nội dung ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 3:
- Đọc đúng rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ 1phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc. Học sinh giỏi – khá đọc được tương đối lưu loát.
- Nhận biết được phép nhân hóa, các cách nhân hóa.
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh SGK; biết dùng phép nhân hóa để lời kể thêm sinh động; Học sinh hoàn thành kể được toàn bộ câu chuyện.)
- Viết được đoạn văn ngắn có nội dung liên quan đến chủ điểm đã học (gợi ý theo đề bài).
- Nghe – viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 60 chữ/ 15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày sạch sẽ, đúng kiểu bài văn xuôi hoặc bài thơ.
+ Giáo viên tổ chức dạy học phân hóa nhằm giúp học sinh đạt được chuẩn kiến thức kỹ năng trên cơ sở kiến thức được quy định. Giúp học sinh luyện đọc, luyện kỹ năng viết chữ, viết đoạn văn trên cơ sở (kể chuyện, miêu tả đơn giản…) vận dụng vốn từ ngữ đã học để trả lời được câu hỏi đã gợi ý.
- Tiếng Việt:
+ Đọc:
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn (tốc độ khoảng 60 tiếng/phút); biết ngắt, nghỉ hơi đúng ở chỗ có dấu câu hoặc cụm từ rõ nghĩa.
- Biết đọc phân biệt lời nhân vật trong các đoạn đối thoại và lời người dẫn truyện.
- Nhắc lại được các nhân vật, chi tiết, hình ảnh nổi bật trong bài đã học.
+ Kiến thức từ và câu:
- Nhận biết được các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm.
- Nhận biết được mô hình phổ biến của câu trần thuật đơn (Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?)
- Biết được cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.
- Bước đầu nhận biết được biện pháp so sánh trong bài đọc.
+ Chính tả:
- Biết viết các chữ cái viết thường, viết hoa cỡ nhỏ trong bài chính tả; chữ viết đều nét và thẳng hàng; trình bày đúng thể loại thơ hoặc văn xuôi.
- Biết được quy tắc chính tả c/k, g/gh, ng/ngh; viết được một số chữ ghi tiếng có vần khó hoặc ít dùng trong Tiếng Việt.
+ Tập làm văn:
- Nhận biết được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn, câu chuyện đã đọc.
- Biết được cấu tạo của một số loại văn bản trong thường: đơn, thư (nội dung đon giản)
- Biết dựa vào câu gợi ý để viết được đoạn văn ngắn theo yêu câu đề bài.
DẠNG BÀI | BÀI TẬP CẦN ĐẠT | GHI CHÚ |
1. Tập đọc: | - Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ 1phút; trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc. - Một số bài tập đọc đã học, gợi ý ôn luyện đọc: 1. Giọng quê hương, trang 76 sách TV3 tập 1 NXBGD 2. Đất quý đất yêu, trang 84 sách TV3 tập 1 NXBGD 3. Nắng phương Nam,trang 94 sách TV3 tập 1 NXBGD 4. Người con của Tây Nguyên, trang 103 sách TV3 tập 1 NXBGD 5. Cửa Tùng, trang 109 sách TV3 tập 1 NXBGD 6. Người liên lạc nhỏ, trang 112 sách TV3 tập 1 NXBGD 7. Hũ bạc của người cha, trang121 sách TV3 tập 1 NXBGD 8. Nhà rông ở Tây Nguyên, trang 127 sách TV3 tập 1 NXBGD 9. Đôi bạn, trang 130 sách TV3 tập 1 NXBGD 10. Về quê ngoại, trang 133 sách TV3 tập 1 NXBGD -GV Kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh. -Nội dung kiểm tra : GV cho học sinh đọc một đoạn văn khoảng 60 tiếng thuộc 10 bài được chọn. (Lưu ý cho HS xem trước bài mình sẽ đọc khoảng 2-3 phút trước khi đọc chính thức). Sau đó trả lời 1 câu hỏi có nội dung : Nhắc lại các nhân vật, chi tiết, hình ảnh nỗi bật trong đoạn đã đọc) -GV Đánh giá, cho điểm dựa vào nội dung yêu cầu sau: + Đọc đúng tiếng, đúng từ. + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. + Tốc độ đọc đạt yêu cầu. + Trả lời đúng ý câu hỏi GV nêu. - Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: *Đọc đúng tiếng, đúng từ :1 điểm (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng :0,5 điểm; đọc sai từ 5 tiếng trở lên :0 điểm). *Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa :1 điểm (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ : 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : 0 điểm). * Giọng đọc bước đầu có biểu cảm :1 điểm (Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm : 0. 5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm : 0 điểm). * Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút) :1 điểm. (Đọc từ trên 1 đến 2 phút :0,5 điểm; không quá 2 phút : 0 điểm) * Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu : 1 điểm (Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm). # Ghi chú: Giáo viên có thể chọn câu hỏi khác nằm trong nội dung của đoạn đọc. Nếu học sinh trả lời đúng có thể cho điểm tối đa. (TV3 tập II, tr | |
2. Luyện từ và câu | 1. Viết tên các bài Tập đọc thuộc chủ điểm : Quê hương. Bắc – Trung – Nam. Anh em một nhà. Thành thị và nông thôn 2. Viết lại các từ ngữ trong bài chính tả Rừng cây trong nắng: tr, ch, r,v,d,gi. 3. Tìm những hình ảnh so sánh trong những câu văn, rồi ghi vào bên dưới: a. Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ. b. Đước mọc san sát, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. c. Nước tràn qua kẻ đá, lách qua những mỏm đá ngầm, tung bọt trắng xóa như trả thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản. d. Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. e. Co đường men theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như óng đũa. 4. Dặt dấu phẩy và chỗ thích hợp trong mỗi câu sau: a. Ếch con ngoan ngoãn chăm chỉ và thông minh. b. Nắng cuối thu vảng ong dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu. c. Trời xanh ngắt trên cao xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố. 5. Đặt dấu phẩy hoặc dấu chấm trong đoạn văn sau: Cà Mau đất xốp, mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phiều và lắm gió lắm dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng, rễ pơhair dài, phải cắm sâu vào lòng đất. | |
3. Chính tả: | - Viết một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học từ HKI đạt được mục tiêu như sau: . Viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 60 chữ/ 15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày sạch sẽ, đúng kiểu bài văn xuôi, đúng hình thức bài thơ. Đánh giá, cho điểm: - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm. - Mắc lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; sai chữ thường – chữ hoa): trừ 0,5 điểm. * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao – khoảng cách – kiểu chữ hoặc trình bày bẩn. . . bị trừ 1 điểm toàn bài. | |
4. Tập làm văn: | - Viết được một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu), biết trình bày theo nội dung các bước đoạn văn như gợi ý. Nội dung đúng theo yêu cầu đề bài. Câu văn trong sáng, không tối nghĩa, sử dụng dấu câu đúng quy định. Chữ viết rõ ràng, không sai lỗi chính tả. Điểm 5: Đạt được các yêu cầu trên. Điểm 4: Cơ bản đạt được các yêu cầu trên. Lỗi chính tả, ngữ pháp còn sai dưới 2 lỗi. Điểm 3: Cơ bản đạt được các yêu cầu trên nhưng còn mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. Điểm 1- 2: Bài viết còn yếu về nội dung và hình thức. 1. Đề bài: Em hãy viết một bức thư ngắn (Khoảng 5 đến 7 câu) làm quen với một người bạn (miền Bắc hay miền Trung hoặc miền Nam) và hẹn bạn cùng thi đua học tốt. viết một bức thư ngắn theo gợi ý sau: a. Em viết thư cho bạn tên là gì? + Ở đâu? + Học sinh trường nào? b. Tự giới thiệu em tên là gì? ở đâu? Học sinh lớp mấy, trường nào?. c. Em viết thư gởi bạn để làm gì ? d. Hỏi thăm bạn. e. Hẹn bạn cùng thi đua học tốt. g. Lời chúc, chia tay, hẹn thư sau, ký tên. 2. Đề bài: Em viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu nói về một bức tranh(ảnh) thể hiện một cảnh đẹp ở nước ta. Gợi ý sau: a. Tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì? Cảnh đó ở nơi nào? b. Màu sắc của tranh (ảnh) như thế nào? c. Cảnh trong tranh (ảnh) có giừ đẹp? d. Cảnh trong tranh(ảnh) gợi cho em những suy nghĩ gì? 3. Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu giới thiệu về tổ trong lớp của em đang học. Gợi ý sau: a. Tổ của em gồm những bạn nào? b. Các bạn ấy là người dân tộc nào? c. Mỗi bạn có những đặc điểm gì hay, mà em đáng ghi nhớ? d. Những ngày học từ đầu năm đến nay, các bạn ấy đã làm những việc gì tốt? e. Cảm nghĩ của em về những bạn ấy? 4. Đề bài: Em hãy viết một bức thư ngắn từ 5 đến 7 câu cho một người bạn, kể những điều em biết về một vùng quê nơi em đang sinh sống. Gợi ý sau: a. Em viết thư cho bạn tên là gì? + Học sinh trường nào? b. Tự giới thiệu em tên là gì? ở đâu? Học sinh lớp mấy, trường nào?. c. Em viết thư gởi bạn để làm gì ? d. Hỏi thăm sức khỏe bạn. e. Kể cho bạn biết những điều em biết về một vùng quê nơi em đang sinh sống: + Kể vài cảnh đẹp; con người, sự vật mà em yêu quý quê em. g. Lời chúc, chia tay, hẹn thư sau, ký tên. 5. Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu , kể về việc học tập của em trong học kỳ I năm học này 2018-2019. Gợi ý sau: a . Đầu năm học 2018-2019, em được lên lớp, đang học lớp nào? b. Thầy cô giáo chủ nhiệm họ tên là gì? c. Em được học tập những môn học nào? Em thích học môn nào nhất và kết quả ra sao? d. Các bạn trong lớp học tập ra sao? So với các bạn em có học giỏi hay không? e. Hướng phấn đấu học tập trong học kỳ II ra sao? 6. Đề bài: Em hãy viết một bức thư ngắn từ 5 đến 7 câu thăm một người bạn thân hoặc một người mà em quý mến (ông bà, cô, bác,, thầy cô giáo cũ, bạ cũ,. . ) Gợi ý sau: a. Em viết thư cho ai? Lời xưng hô. b. Tự giới thiệu em tên là gì? Học sinh lớp mấy, trường nào?. c. Em viết thư gởi để làm gì ? d. Thăm hỏi sức khỏe, thăm hỏi công việc của người nhận thư. g. Lời chúc, chia tay, hẹn thư sau, ký tên |
2. Đề bài ôn tập học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10đ)
I. Đọc thành tiếng: (6đ)
II. Đọc thầm: (4đ)
GV cho HS đọc thầm bài “Nhà ảo thuật” SGK Tiếng việt 3 tập 2 (trang 41) và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Vì sao chị em Xô – phi không đi xem ảo thuật?
A. Vì hai chị em Xô – phi không thích xem ảo thuật.
B. Vì bố đang nằm bệnh viện mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố.
C. Vì bố mẹ không cho đi xem ảo thuật.
Câu 2: Vì sao hai chị em không chờ chú Lý dẫn vào rạp?
A. Vì hai chị em đã có tiền mua vé.
B. Vì hai chị em nôn nóng muốn vào được xem ngay.
C. Vì hai chị em nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.
Câu 3: Các em đã học được ở Xô – phi và Mác phẩm chất nào?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ……….
Câu 4: Hãy cho biết kim giờ và kim phút được nhân hóa bằng cách gọi tên nào? Bác kim giờ thận trọng
Nhích từng li, từng li
Anh kim phút lầm lì
Đi từng bước từng bước.
A. Bác, Anh.
B. Chú, Anh.
C. Bác, Cậu.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10đ)
I. Chính tả: (5đ)
Nhớ viết bài: Bận (10 dòng thơ đầu) - SGK Tiếng việt 3 tập 1 (trang 59).
II. Tập làm văn: (5đ
Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………
Với 18 tuần đầu ở kì 1, các em nên tập trung ôn luyện các kiến thức mà VnDoc đã liệt kê ở trên, tránh việc ôn tập lan man mà không hiệu quả nhé!
Ngoài phần ôn đề cương trên, các em hãy cùng tham khảo thêm: Đề kiểm tra cuối tuần Toán 3, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 3, Bài tập cuối tuần lớp 3, Giải Cùng em học Toán lớp 3 ,... để luyện tập nhé. Các em có thể tự tải về các đề thi hay nhất để làm bằng cách ấn vào đường link và kéo xuống cuối bài, sau đó nhấn vào nút Tải về:
Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Toán năm 2020 - 2021:
- Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Toán năm 2020 - 2021 - Đề 1
- Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Toán năm 2020 - 2021 - Đề 2
- Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Toán năm 2020 - 2021 - Đề 3
- Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Toán năm 2020 - 2021 theo Thông tư 22 - Đề 1
- Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Toán năm 2020 - 2021 theo Thông tư 22 - Đề 2
- Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Toán năm 2020 - 2021 theo Thông tư 22 - Đề 3
Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2020 - 2021
- Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2020-2021 - Đề 1
- Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2020 - 2021 theo Thông tư 22 - Đề 1
- Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2020 - 2021 theo Thông tư 22 - Đề 2
Các em có thể tự tải về các đề thi dưới đây để tự luyện tập:
- Bộ đề thi học kì 1 môn Toán lớp 3 năm 2019 - 2020 có đáp án
- Bộ đề thi học kì 1 môn Toán lớp 3 năm 2019 - 2020
- Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 - 2020 có đáp án (15 đề)
- Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 - 2020 (10 đề)
- Bộ đề thi học kì 1 lớp 3 năm 2019 - 2020
- Bộ đề thi học kì 1 lớp 3 năm 2019 - 2020 có đáp án (22 đề)
Đề cương ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 được trình bày rất cụ thể và chi tiết giúp các em học sinh nắm được các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 3 cùng cách làm hiệu quả nhất. Đề cương ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 được VnDoc biên soạn chi tiết trả lời các câu hỏi trong chương trình SGK môn Tiếng Việt lớp 3, giúp các em tóm tắt giải Tiếng Việt lớp 3 được toàn bộ các kiến thức quan trọng nhất. Chúc các em ôn thi các đề thi tiếng Việt lớp 3 kì 1 thật tốt!
Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Việt 3 năm 2019 - 2020. Ngoài Đề cương ôn tập năm 2019 - 2020 trên, các em học sinh có thể tham khảo môn Toán lớp 3 nâng cao và bài tập môn Toán lớp 3 hay các Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 3, Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 để học tốt song song cả hai môn.