Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Em có suy nghĩ gì về chữ Hiếu của con cái với cha mẹ trong cuộc sống đời nay

Văn mẫu lớp 9: Em có suy nghĩ gì về chữ Hiếu của con cái với cha mẹ trong cuộc sống đời nay được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Dàn ý Suy nghĩ về chữ Hiếu của con cái với cha mẹ trong cuộc sống hiện nay

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: chữ hiếu của con cái với cha mẹ.

2. Thân bài

a. Giải thích

Chữ hiếu: là tấm lòng thảo thơm, hiếu kính, sự đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ của những người con.

b. Bàn luận

  • Cha mẹ là những người sinh thành, nuôi dưỡng giáo dục chúng ta nên việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó.
  • Cách thể hiện chữ hiếu của con người đánh giá nhân phẩm của người đó, người hiếu thỏa với cha mẹ là những con người đáng được tôn trọng và học tập.
  • Những hành động thể hiện sự hiếu thảo giúp các thành viên trong gia đình thêm đoàn kết hơn, gắn bó hơn đồng thời để thế hệ đi sau học tập và noi theo.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng là những con người, những hành động sống với lòng hiếu thảo.

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người con chưa có hiếu, không hiểu, không coi trọng công lao của bố mẹ dành cho mình,… → những người này đáng bị phê phán.

3. Kết bài

Khẳng định lại vai trò, tầm quan trọng của lòng hiếu thảo và rút ra bài học cho bản thân.

Suy nghĩ về chữ Hiếu của con cái với cha mẹ trong cuộc sống hiện nay mẫu 1

Mỗi chúng ta được sinh ra trên cõi đời này đã là một ân đức rất lớn, chính vì thế chúng ta cần nỗ lực để trở thành một người công dân tốt, cống hiến những giá trị cao đẹp cho xã hội và luôn khắc ghi chữ hiếu của đạo làm con đối với cha mẹ mình, nhất là trong bối cảnh như hiện nay. Chữ hiếu của con cái đối với cha mẹ chính là sự biết ơn, tình cảm yêu thương, kính trọng của con cái đối với cha mẹ. Bên cạnh đó, còn là việc chúng ta đối xử tốt với họ cũng như có những hành động đền ơn đáp nghĩa đối với họ. Sống hiếu nghĩa với cha mẹ vừa là trách nhiệm, bổn phận nhưng cũng vừa là thứ quyền lợi cao đẹp mà con cái có được trong đời. Cha mẹ có ơn dưỡng dục, sinh thành, đã trải bao mưa nắng để có được chúng ta với hình hài như ngày hôm nay; tất yếu, chúng ta phải biết ơn và phụng dưỡng lại họ. Nói đơn giản hơn, chữ hiếu của con cái chính là sự tôn trọng, trân quý người sinh thành dưỡng dục ra mình và luôn luôn suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối với những đấng sinh thành. Công ơn của cha mẹ luôn to lớn, để đền đáp những công ơn to lớn đó, mỗi người con chúng ta cần cố gắng học hành tập nghiêm túc, trở thành một công dân tốt giúp ích cho đời để bố mẹ tự hào và ngẩng cao đầu. Bên cạnh đó, chúng ta có trách nhiệm hiếu thảo, biết ơn, đền đáp công ơn cha mẹ bằng lời nói, việc làm cụ thể: phụng dưỡng cha mẹ khi về già, giúp đỡ cha mẹ về tài chính;… Ngoài ra ta cũng cần thẳng thắn lên án, phê phán những người con bất hiếu với cha mẹ, sống không tròn bổn phận của mình. Cuộc sống ngắn ngủi, cha mẹ vất vả vì ta như thế nhưng lại không đi cùng ta đến cuối đời để thấy ta trưởng thành và tốt đẹp. Chính vì thế chúng ta cần yêu thương, trân trọng họ từng giờ, từng phút để tròn đạo làm con cũng như để xã hội phát triển tốt đẹp hơn.

Suy nghĩ về chữ Hiếu - Bài làm 2

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam ta luôn sống với đạo lí lấy chữ Hiếu làm cốt. Chữ hiếu có vai trò quan trọng trong đời sống con người dù ở thời đại nào đi nữa. Có thể thấy, chữ hiếu trong lòng hiếu thảo mang một ý nghĩa to lớn đối với đồng bào ta.

Vậy lòng hiếu thảo có ý nghĩa là gì? Lòng hiếu thảo đối với cha mẹ có nghĩa là tình cảm, thái độ kính trọng, tôn thờ, biết ơn cha mẹ của mình. Lòng hiếu thảo thể hiện phẩm chất đạo đức tốt mà chúng ta cần có, là nghĩa vụ mà chúng ta phải làm. Nó còn là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức của con người. Mỗi chúng ta được sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục nên người đều là nhà công lao vất vả, to lớn của cha mẹ. Khi nhận về phải biết cho đi, đề đáp những công ơn, tình cảm cao đẹp đó một cách trọn vẹn nhất. Bản thân chúng ta khi cha mẹ còn sống khỏe mạnh, phận làm con phải biết yêu thương, tôn thờ và kính trọng. Phải biết chăm sóc cha mẹ đỡ đần thuốc thang khi cha mẹ già yếu, bệnh tật. Khi chúng ta sống với lòng hiếu thảo, không chỉ khiến gia đình ta hạnh phúc mà nó còn là tiền đề quan trọng để tạo dựng tinh thần đoàn kết, lan tỏa thông điệp đạo đức tốt đẹp, tích cực ra xã hội.

Tuy nhiên, trong cuộc sống xã hội hiện nay vẫn còn xuất hiện những đứa con bất hiếu, vong ơn bội nghĩa, phủi bỏ, vội vàng quên đi những tháng năm cha mẹ yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ nên người. Lại có những kẻ này còn quay ngược lại chửi mắng đánh đập, đôi khi còn tàn nhẫn hơn đó chính là giết chính cha mẹ của mình. Hoặc đôi khi có những nơi có tục lệ rất cổ hủ như khi cha mẹ già yếu thì theo tập tục thì những người con phải mang cha mẹ mang bỏ lên núi bơ vơ một mình… những con người và những hành động này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

Lòng hiếu thảo là phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người mà ai ai cũng nên có. Chúng ta cần yêu thương, tôn thờ, chăm sóc khi cha mẹ già yếu, bệnh tật… cha mẹ chỉ có một, những gì họ hi sinh cho ta xứng đáng nhận được sự đền đáp trọn vẹn.

Suy nghĩ về chữ Hiếu - Bài làm 3

Ai trên cõi đời này mà lại chẳng có cha mẹ để yêu thương, kính trọng, tôn thờ. Bổn phận chúng ta là con cái phải luôn đặt chữ "hiếu" làm đầu thể hiện chúng ta là người có nhân cách, phẩm chất tốt đẹp. Vậy lòng hiếu thảo đối với chúng ta có ý nghĩa như thế nào?

Vậy lòng hiếu thảo có ý nghĩa là gì? Lòng hiếu thảo đối với cha mẹ có nghĩa là tình cảm, thái độ kính trọng, tôn thờ, biết ơn cha mẹ của mình và đó là một trong những truyền thống đạo đức cao đẹp của con người. Vậy thì tại sao chúng ta phải có lòng hiếu thảo? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức tốt mà chúng ta cần có. Là nghĩa vụ mà chúng ta phải làm vì không tự nhiên mà chúng ta có mặt ở cõi đời này được. Đó phải là một quá trình mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày của người mẹ kính yêu, sự chăm nom, yêu thương của người cha. Nó còn là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức của con người. Bản thân chúng ta khi cha mẹ còn sống khỏe mạnh, phận làm con phải biết yêu thương, tôn thờ và kính trọng. Phải biết chăm sóc cha mẹ đỡ đần thuốc thang khi cha mẹ già yếu, bệnh tật. Trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam mà ông bà ta đã để lại có những bài ca dao ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ như:

"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".

Hay như:

"Lên non mới non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ"

Hoặc:

"Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang".

Trong cuộc sống xã hội hiện giờ vẫn còn xuất hiện những đứa con bất hiếu, vong ơn bội nghĩa, phủi bỏ, vội vàng quên đi những tháng năm cha mẹ yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ nên người mà giờ đây những kẻ này còn quay ngược lại chửi mắng đánh đập, đôi khi còn tàn nhẫn hơn đó chính là giết chính cha mẹ của mình. Những kẻ này chỉ biết sống cho mình, bỏ mặc cha mẹ già yếu, neo đơn. Thay vì cha mẹ già yếu, bệnh tật, bổn phận làm con cái phải phụng dưỡng thì lại gửi cha mẹ vào "viện dưỡng lão" bỏ mặc sống chết. Hay những người con chỉ vì những đồng tiết ít ỏi mà nhẫn tâm ra tay giết hại cha mẹ mình. Trên báo chí gần đây thường hay đăng những tin tức liên quan đến những đứa con bất hiếu, giết hại chính cha mẹ của mình chỉ vì xin tiền chơi game cha mẹ không cho. Hay chỉ vì những lời quan tâm của cha mẹ thì những kẻ này lại xem là những lời cằn nhằn, trách mắng thì chúng lại có những hành động rất đau lòng như đánh đập, giam nhốt chính cha mẹ ruột của mình. Hoặc đôi khi có những nơi có tục lệ rất cổ hủ như khi cha mẹ già yếu thì theo tập tục thì những người con phải mang cha mẹ mang bỏ lên núi bơ vơ một mình. Thật là tàn nhẫn.

Tóm lại, lòng hiếu thảo là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người mà ai ai cũng nên có. Chúng ta cần trau dồi, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức này là ở chính cha mẹ của mình, chúng ta phải yêu thương, tôn thờ, chăm sóc khi cha mẹ già yếu, bệnh tật… Riêng bản thân em, em sẽ phấn đấu học tập thật tốt đem lại niềm vui cho cha mẹ của mình.

Suy nghĩ về chữ Hiếu - Bài làm 4

Ngày nay, nhiều bạn trẻ sống bất hiếu với cha mẹ. Thật đau lòng mỗi khi những hình ảnh cha mẹ bị con cái ngược đãi hoặc bị giết chết được các phương tiện truyền thông đưa lên mặt báo. Chẳng hạn như: “Phan Minh Mẫn ở Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, đang là sinh viên, ngày 9-11-2009, khi từ trường về nhà Mẫn nhìn thấy ông Phan Thế Tuyên (cha Mẫn) đang say rượu nằm ngủ dưới nền nhà. Mẫn cắm dây điện vào ổ điện rồi chích vào người cha mình gây co giật cho đến khi chết hẳn” Hay “Nguyễn Thế Triều, Tiền Giang, ngày 29/8/2012, trong lúc cãi vã với mẹ. Triều tức giận đã chạy xuống bếp lấy con dao chém mẹ của anh ta khiến nạn nhân tử vong tại chỗ”. Hơn nữa, mới đây, dư luận rất bất bình khi chứng kiến “Vũ Anh Hào khi xây được nhà mới, anh ta đuổi mẹ ra khỏi nhà" Hay “siêu mẫu Ngọc Thúy chửi mắng bố mẹ và đuổi ra khỏi nhà”

Quả thật, nói tới Chữ Hiếu trong xã hội ngày nay, chúng ta không khỏi băn khoăn lo lắng. Nền đạo đức bị suy đồi, con người bị cuốn hút vào chủ nghĩa thực dụng. Họ coi của cải vật chất và tiền bạc là “số một”. Vì thế, vấn đề chăm sóc cha mẹ già trở nên gánh nặng, nói gì đến Chữ Hiếu. Nhiều cha mẹ phàn nàn: “Nuôi dạy con nên người, khi đủ lông đủ cánh, chúng đã quay lưng ngay không còn nghĩ tới đấng sinh thành”. Thực trạng trên đang là tiếng chuông báo động về sự bất hiếu, đặc biệt đối với giới trẻ.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng Bất Hiếu và tha hoá đạo đức của giới trẻ, nhưng chung quy lại, cái gốc chính là cách sống của giới trẻ ngày nay, và cách giáo dục nhân bản từ trong gia đình cho đến nhà trường và ngoài xã hội còn quá thờ ơ, hời hợt.

Do bản thân họ thiếu tình yêu thương, thiếu lòng quảng đại; họ sống bằng thứ lý trí sắt đá, tình cảm khô cằn của mình. Thêm vào đó, do ngoại cảnh tác động: khi một con người bị chính cái xấu hãm hại, khi mà những điều tốt đẹp không xảy đến với bản thân, thì họ sẽ trở nên hận đời và Bất Hiếu với cha mẹ.

Hơn nữa, sự khác biệt giữa hai thế hệ: già trẻ, giữa hai quan niệm sống: xưa và nay, của cha mẹ và con cái. Việc giữ lòng hiếu thảo đôi khi cản trở công việc làm ăn. Xã hội hiện nay đề cao thái quá tính độc lập của cá nhân, nên có cha mẹ già coi như một “gánh nặng”. Cũng chính tuổi già của cha mẹ làm thay đổi tính nết: dễ cảm, hay tủi hờn, chấp nhất, sinh ra khó tính, làm cho con cháu khó chịu, dẫn đến tình trạng khinh thường ông bà. Trường hợp con cái khá giả thường phải giao tiếp khách làm ăn lớn, có mặt của cha mẹ là một trở ngại. Vì thế, gửi cha mẹ vào viện dưỡng lão, hay đưa về quê; mỗi tháng gửi cho ông bà ít tiền, thế là xong. Trường hợp ngược lại, càng nảy sinh những phức tạp, những đau khổ hơn cho cha mẹ. Vì gia đình túng bấn, con cái tức giận, trút những bực tức bằng cách: đánh con, mắng vợ, chửi chó, mắng mèo… Còn biết bao cảnh đau lòng cho cha mẹ, nảy sinh tự ti mặc cảm, đau buồn. Có lúc các ngài than thầm, khóc vụng, tủi cho số phận.

“Gia đình chính là tế bào của xã hội, gia đình mà tốt đẹp thì xã hội mới tốt đẹp được”. Đây chính là bài học giáo dục công dân của học sinh cấp II. Thế mà ngày nay, trong nhiều gia đình, cha mẹ rất ít dạy con về sự kính trên nhường dưới và hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Theo chuyên gia tư vấn tâm lý Triệu Hồng Như thuộc Trung tâm Tư vấn Tâm lý Hà Nội: “Cách phản ứng, hành vi của giới trẻ một phần là do học hỏi ngoài xã hội và một phần là do ảnh hưởng từ trong gia đình, cũng có khi là do lối sống mà giới trẻ tự tạo nên… Thói quen bó hẹp giao tiếp, chỉ giao lưu với những người ảo trên mạng game online. những thú vui giải trí được giới trẻ yêu thích sẽ dẫn tới thờ ơ với cha mẹ và những người xung quanh, đó là một hệ quả không tránh khỏi”.

Đúc kết kinh nghiệm giáo dục con cái, ông cha ta đã khuyên: “Dạy con từ thuở còn thơ”, cũng tựa như uốn cây tre, phải uốn từ lúc tre còn non. Nhưng dường như nhiều gia đình ngày nay không coi trọng điều này, không quan tâm đến việc dạy con phải kính trên nhường dưới. Bởi lẽ, cha mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, về lối sống, cũng không quan tâm dạy bảo con cái. Một số cha mẹ sống bất hiếu với ông bà nên con cái cũng bắt chước theo. Người xưa thường nói: “Sóng trước đổ đâu sóng sau đổ đó”.

Nhà trường là nơi đào tạo ra những con người có tài đức, biết quan tâm đến mọi người và tích cực phục vụ cho xã hội. Thế mà ngày nay, trong một số trường học, người ta chỉ chú tâm đến việc nhồi nhét tri thức, còn vấn đề đạo đức dường như đang bị bỏ ngỏ, thậm chí có những trường chỉ dạy môn giáo dục công dân cho qua lần chiếu lệ.

Dường như câu “Tiên học lễ hậu học văn” chỉ còn là câu nói, thực tế nhà trường chưa áp dụng vào đó để dạy học sinh. Đúng ra một người học sinh trước tiên phải học lễ phép, sau đó mới học kiến thức, nhưng vấn đề này, nhà trường đang bỏ ngỏ.

---------------------------

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 9: Em có suy nghĩ gì về chữ Hiếu của con cái với cha mẹ trong cuộc sống đời nay. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 9 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 9.

Bài tiếp theo: Giới thiệu về cây hoa hồng

Chia sẻ, đánh giá bài viết
15
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 9 Sách mới

    Xem thêm