Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Tiếng việt lớp 4 VNEN: Bài 16B: Trò chơi, lễ hội ở quê hương

Giải Tiếng việt lớp 4 VNEN: Bài 16B: Trò chơi, lễ hội ở quê hương có lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Tiếng việt 4 trang 174 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung chương trình học Tiếng việt lớp 4. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

A. Hoạt động cơ bản Bài 16B Tiếng việt lớp 4 VNEN

1. Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì?

Trả lời:

Bức tranh vẽ chú bé bằng gỗ Bu-ra-ti-nô, Ba-ba-ra, Đu-rê-ma, gã chủ quán Các-lô, cáo A-li-xa và mèo A-di-li-ô.

Những người trong tranh đang đuổi bắt Bu-ra-ti-nô.

2 - 3 - 4: Đọc, giải nghĩa và luyện đọc bài: Trong quán ăn "ba cá bống".

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

  • Bu-ra-ti-nô tìm cách moi điều bí mật gì ở lão Ba-ra-ba?
  • Bu-ra-tỉ-nô đã làm cách nào để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật?
  • Bu-ra-ti-nô gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào?
  • Em thích hình ảnh, chi tiết nào trong bài văn trên?

Đáp án và hướng dẫn giải

  • Bu-ra-ti-nô đã tìm cách moi thông tin về nơi cất giấu kho báu ở lão Ba-ra-ba.
  • Để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật, Bu-ra-ti-nô đã bất ngờ hét lớn khiến hai kẻ độc ác sợ xanh mặt, tưởng lời của ma quỷ nên đã khai ra bí mật.
  • Chú bé gỗ đã bị Ba-ra-ba phát hiện do sự chỉ điểm của cáo và mèo. Thừa lúc bọn hung ác đang bàng hoàng, ngơ ngác, Bu-ra-ti-nô lao nhanh ra ngoài như một mũi tên.
  • Chi tiết, hình ảnh em thích nhất trong bài là: Hình ảnh hai kẻ độc ác giật mình, sợ tái xanh mặt khi nghe tiếng nói không rõ từ đâu phát ra thật ngộ nghĩnh và lí thú.

6. Hãy giới thiệu với các bạn về một món đồ chơi của mình?

Đáp án và hướng dẫn giải

Em có rất nhiều đồ chơi, trong đó em thích nhất là bộ lắp ráp. Đó là món quà bố tặng em do em đạt được học sinh giỏi trong năm học trước. Bộ lắp rạp được đựng trong một chiếc hộp nhựa màu đỏ. Mở nắp ra bên trong được sắp xếp các thanh thẳng, thanh chữ u, thanh chữ L nhiều màu khác nhau. Ngoài ra còn có các bánh xe, ốc vít, thanh sắt làm trục..... Sau mỗi giờ tan học, em thường đưa bộ đồ chơi để lắp ráp thành những mô hình xe, những cần cẩu, những vật dụng,....Em rất thích bộ lắp ráp, nó giúp em sáng tạo ra được nhiều đồ vật khác nhau. Em sẽ sử dụng cẩn thận để chơi được lâu hơn.

B. Hoạt động ứng dụng Bài 16B Tiếng việt lớp 4 VNEN

4. Đọc bài kéo co và trả lời câu hỏi:

· Bài kéo co giới thiệu trò chơi của những địa phương nào?

· Thuật lại trò chơi kéo co đã được giới thiệu?

Đáp án và hướng dẫn giải

Bài kéo co giới thiệu trò chơi của làng Hữu Trấp, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Các em dựa vào bài tập đọc "kéo co" trang 171 sgk để thuật lại trò chơi kéo co ở hai địa phương trên.

5. Giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em

Quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi.

· Trò chơi hay lễ hội được vẽ trong tranh có tên là gì?

· Quê em có những trò chơi, lễ hội nào giống trong tranh không?

Đáp án và hướng dẫn giải

· Trò chơi hay lễ hội được vẽ trong tranh là:

  • Tranh 1: thả chim bồ câu
  • Tranh 2: Đánh đu
  • Tranh 3: cồng chiêng
  • Tranh 4: Ném còn
  • Tranh 5: Hát quan họ
  • Tranh 6: Đua thuyền

· Quê gốc em ở Nghệ An, ở đó có các trò chơi như hát dân ca nghệ tĩnh trên sông, và đua thuyền trên sông lam....

6. Giới thiệu trò chơi hoặc lễ hội quê mình (trò đánh đu)

Đáp án và hướng dẫn giải

Mẫu 1:

Quê em có trò chơi đánh đu. Trò này được chơi trên một khoảnh đất rộng. Ở đó, sáu hay tám cây tre dài được chôn sâu đủ vững chắc để chịu được sức nặng của hai người cùng với lực đẩy quán tính. Hai cây tre làm cần đu nhỏ, vừa tay cầm được treo ở chính giữa. Lên đu có thể là một hay hai người. Càng nhún mạnh thì đu càng lên cao từ bên nọ sang bên kia, nhiều khi đu bay ngang ngọn đu một vòng. Ở nhiều nơi, người ta còn treo phần thưởng ở ngang ngọn đu để người đu giật giải.

Có nhiều loại hình thức và cách thức đánh đu, nhưng phổ biến và được ưa chuộng nhất là đánh đu đôi hay còn gọi là đu tiên. Theo đó, từng cặp hai người sẽ lên so tài đánh đu sao cho đẹp mắt và nhún bay lên một tầm nhất định để được tán thưởng.

Trò chơi này ngoài tính thể thao, rèn luyện và giải trí, còn là dịp để trai gái giao lưu, gần gũi, tỏ tình với nhau nhất là những ngày hội làng và những dịp xuân về.

Mẫu 2:

Mỗi dịp tết đến xuân về, trên mảnh đất Hải Dương quê em lại rộn rã tiếng trống hội và nhiều trò chơi dân gian truyền thống. Trong đó, em thích nhất là trò chơi đấu vật. Cuộc thi đấu vật được tổ chức ở ngay bãi giữa trước đình làng. Các đô vật ở khắp nơi kéo về dự giải đông đúc. Làng treo giải nhất, giải nhì, giải ba và nhiều giải khác.

Trong lúc vật, các đô vật cởi trần, chỉ đóng một cái khố. Cởi trần cốt để đôi bên không thể nắm áo, nắm quần nhau gây lợi thế cho mình được. Khố của các đô vật thường được làm bằng lụa, nhiều màu.

Cuộc thi bắt đầu, các đô vật lên lễ đài. Sau một hồi khua chân múa tay để rình miếng nhau, họ mới xông vào ôm lấy nhau, dùng miệng để vật ngửa địch thủ. Với miếng nằm bò, có tay vật nằm lỳ, mặc cho đối thủ đẩy mình rồi bất thần nhổm dậy để phản công.

Khán giả vòng trong, vòng ngoài vỗ tay reo hò không ngớt, làm cho không khí của mùa xuân thêm rộn ràng.

Ngoài giải bài tập Tiếng Việt 4 VNEN, VnDoc còn giúp các bạn Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 và bài tập tương ứng. Các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 4 đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
40
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Tiếng Việt lớp 4 VNEN

    Xem thêm