Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Tiếng việt lớp 4 VNEN Bài 23A: Thế giới hoa và quả

Giải Tiếng việt lớp 4 VNEN: Bài 23A: Thế giới hoa và quả có lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Tiếng việt 4 tập 2 trang 50 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung chương trình Tiếng việt lớp 4. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

A. Hoạt động cơ bản Bài 23A Tiếng việt lớp 4 VNEN

Câu 1. Nói về loài cây, loài hoa trồng ở sân trường hoặc trước cửa lớp, trong lớp học của em

/data/image/2022/01/13/van-hoc-16.svg

Đáp án:

  • Tán cây bàng tỏa khắp sân giống như một chiếc dù lớn che cho các bạn học sinh vui chơi, nô đùa
  • Những chùm hoa bằng lăng nở tím trời, báo hiệu một mùa thu lại đến
  • Trong nắng sớm, bông hoa hồng vươn vai bừng nở tỏa hương thơm ngát cho một góc vườn...

Câu 2.

Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài văn sau:

Hoa học trò

Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.

Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm của bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây, báo một tim thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?

Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.

(Theo Xuân Diệu)

Câu 3.

  • Phượng: cây bóng mát có hoa màu đỏ, hoa mọc thành từng chùm, nở vào mùa hè.
  • Phần tử: một bộ phận, một phần trong cái chung.
  • Vô tâm: không để ý đến những điều lẽ ra cần để ý.
  • Tin thắm: tin vui (thắm: đỏ).

Câu 4. Cùng luyện đọc.

Câu 5. Đọc thầm lại bài văn, trao đổi.

Chọn ý trả lời đúng:

1. Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?

a) Phượng không phải là một đóa mà là cả một góc trời đỏ rực.

b) Lá phượng xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.

c) Lá phượng ban đầu xếp lại, e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy.

d) Hoa phượng vào lúc bình minh lên màu càng tươi dịu.

2. Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?

a) Lúc đầu màu hoa rực lên, chói lọi, khi tàn hoa có màu đỏ non.

b) Buổi bình minh hoa màu tươi dịu, chiều tối màu hoa đậm dần, rực rỡ.

c) Lúc đầu hoa màu đỏ non, số hoa tăng lên, màu đậm dần, hè đến hoa đỏ rực.

d) Buổi sáng, hoa màu đỏ non, có mưa, màu tươi dịu; buổi chiều, nắng lên, hoa đậm dần.

3. Theo em, vì sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò”?

a) Vì phượng là cây hoa gần gũi, quen thuộc với nhiều học trò.

b) Vì phượng thường được trồng ở sân trường, hoa nở vào mùa thi.

c) Vì thấy phượng nở hoa, học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ.

d) Vì hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.

Đáp án:

1. Vẻ đẹp của hoa phượng có điểm đặc biệt là:

Đáp án: a. Phượng không phải là một đóa mà là cả một góc trời đỏ rực.

2. Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?

Đáp án: c. Lúc đầu hoa màu đỏ non, số hoa tăng lên, màu đậm dần, hè đến hoa đỏ rực.

3. Theo em, vì sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò”?

Đáp án: d. Vì hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.

Câu 6. Chọn một đoạn của bài văn và thi đọc.

Câu 7. Tìm hiểu về dấu gạch ngang

(1) Tìm những câu có chứa dấu gạch ngang (-) trong các đoạn văn sau:

a. Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi:

- Cháu con ai?

- Thưa ông, cháu là con ông Thư.

b. Con cá sấu này màu da xám ngoét như da cây bần, gai lưng mọc chừng ba bốn đốt ngón tay, trông dễ sợ. Cái đuôi dài - bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công - đã bị trói xếp vào bên mạn sườn.

c. Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây:

- Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với đất nền.

- Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt.

- Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển hướng quay của quạt, nhưng không nên tra quá nhiều, vì dầu mỡ sẽ chảy vào làm hỏng dây bên trong quạt.

- Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm.

(2) Trong mỗi đoạn văn trên, dấu gạch ngang có tác dụng gì? Viết kết quả vào phiếu học tập:


Câu có dấu / Tác dụng của dấu

Đánh chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật

Đánh dấu phần chú thích

Đánh dấu các ý liệt kê

M. (Đoạn a, câu 1) - Cháu con ai?

X

Đáp án

Câu có dấu / Tác dụng của dấu

Đánh chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật

Đánh dấu phần chú thích

Đánh dấu các ý liệt kê

(Đoạn a)

- Cháu con ai?

- Thưa ông, cháu là con ông Thư.

(Đoạn b)

Cái đuôi dài - bộ phận khoẻ nhất
của con vật kinh khủng dùng để tấn
công - đã bị trói xếp vào bên mạn sườn.

(Đoạn c)

- Trước khi bật quạt, đặt... đất nền.

- Khi điện đã vào quạt, tránh... trong quạt.

- Hằng năm, tra dầu mỡ... bên trong quạt.

- Khi không dùng, cất quạt... ít bụi bặm.

B. Hoạt động thực hành Bài 23A Tiếng việt lớp 4 VNEN

Câu 1. Mỗi dấu gạch ngang trong mẩu chuyện “Quà tặng cha” có tác dụng gi? Đánh dấu vào ô trống thích hợp trong Phiếu học tập để trả lời

Quà tặng cha

Một bữa, Pa-xcan đi đâu về khuya, thấy bố mình (1) - một viên chức tài chính (2) - vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. Anh rón rén lại gần. Ông bố vẫn mải mê với những con số: Ông đang phải kiểm tra sổ sách.

"Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ nhạt làm sao!" (3) - Pa-xcan nghĩ thầm. Trong óc chàng sinh viên trẻ tuổi chợt lóe lên một tia sáng. Anh lặng lẽ rút về phòng mình và vạch một sơ đồ gì đó lên giấy.

Mười hôm sau, ông bố rất ngạc nhiên thấy con ôm một vật gì kì lạ trước bàn mình.

- Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính - Pa-xcan nói.

Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo. Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại.

(Theo Lê Nguyên Long – Phạm Ngọc Toàn)

Tác dụng của dấu -
Câu có dấu -

Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật

Đánh dấu phần chú thích

Đánh dấu các ý liệt kê

(1) và (2)

x

(3)

(4)

(5)

Đáp án:

Tác dụng của dấu -
Câu có dấu -

Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật

Đánh dấu phần chú thích

Đánh dấu các ý liệt kê

(1) và (2)

x

(3)

x

(4)

x

(5)

x

Câu 2. Viết đoạn văn 4 - 5 câu kể lại một cuộc nói chuyện của một người thân với em về tình hình học tập của em trong tuần qua, trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thích.

Đáp án:

Học sinh tham khảo đoạn văn mẫu sau:

Sau bữa cơm, bố và em ngồi ở phòng khách xem đá bóng và ăn hoa quả. Bỗng bố quay sang hỏi em:

- Dạo này con học tốt chứ Nam?

Em vừa cười vừa vui vẻ trả lời:

- Dạ, thưa bố, con học vẫn tốt ạ, hôm qua, cô trả bài kiểm tra cuối kì con được tận 5 con điểm 10 ạ.

Bố vừa xoa đầu em vừa nói:

- Vậy thì chắc chắn, kì này Nam của bố đạt học sinh giỏi rồi?

Em nhanh nhảu đáp:

- Dạ tất nhiên rồi bố. Điểm của con đứng thứ hai lớp, chỉ sau mỗi bạn lớp trưởng thôi ạ!

Bố cười gật gù tỏ vẻ hài lòng vừa chỉ tay lên bằng khen - Huân chương lao động hạng nhất của ông nội và nói:

- Tốt lắm con trai, hai chúng ta cùng cố gắng giống ông nội con nhé. Chúng ta sẽ là những con người có ích cho xã hội.

Câu 3. Nhớ viết: Chợ Tết (8 dòng thơ đầu hoặc 8 dòng thơ cuối)

- Tám dòng thơ đầu bài Chợ Tết:

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.

- Tám dòng thơ cuối bài Chợ Tết:

Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.

Câu 4. Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh mẩu chuyển “Một ngày và một năm” (sgk trang 54) biết rằng:

  • Ô số 1 chứa tiếng có âm đầu là x hay s
  • Ô số 2 chứa tiếng có vần là ưc hay ưt

Một ngày và một năm

Men-xen là một họa (1).... trứ danh của nước (2)....., được rất nhiều người hâm mộ. Mỗi khi tranh của ông trưng bày là người ta tranh nhau mua.

Có một họa sĩ trẻ nói với ông:

- Ngài thật là một người (1).... sướng. Còn tôi, không hiểu (1).... tranh rất khó bán. Nhiều (2).... tranh tôi vẽ mất cả ngày nhưng phải một năm mới bán được.

Men-xen bảo:

- Anh hãy thử làm ngược lại xem sao! Nghĩa là hãy để cả một năm vẽ một (2).... tranh, rồi bán nó trong một ngày.

Trả lời:

Một ngày và một năm

Men-xen là một hoạ (1) sĩ trứ danh của nước (2) Đức được rất nhiều người hâm mộ. Mỗi khi tranh của ông trưng bày là ngưòi ta tranh nhau mua.

Có một hoạ sĩ trẻ nói với ông:

- Ngài thật là một người (1) sung sướng. Còn tôi, không hiểu (1) bức tranh rất khó bán. Nhiều (2) bức tranh tôi vẽ mất cả ngày nhưng phải một năm mới bán được.

Men-xen liền bảo:

- Anh hãy thử làm ngược lại xem sao! Nghĩa là hãy để cả một nắm vẽ một (2) bức tranh, rồi bán nó trong một ngày.

C. Hoạt động ứng dụng Bài 23A Tiếng việt lớp 4 VNEN

Tìm một câu chuyện ca ngợi cái đẹp hoặc phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, giữa cái thiện và cái ác

Bài làm:

CHÚ VỊT XẤU XÍ

Sắp đến mùa đông lạnh giá, vợ chồng thiên nga cùng đứa con bé bỏng bay về phương Nam tránh rét. Vì đứa con quá nhỏ và yếu ớt nên chúng phải dừng chân nghỉ ở dọc đường, ở chỗ nghỉ chân ấy, chúng gặp một cô vịt chuẩn bị cho đàn con xuống ổ. Hai vợ chồng nhờ cô vịt chăm sóc giùm thiên nga con và hứa sang năm sẽ quay lại đón con.

Cô vịt đồng ý, thiên nga con ở lại cùng đàn vịt. Nó buồn lắm vì không có bầu bạn. Vịt mẹ thì bận bịu suốt ngày vì phải kiếm ăn, chăm cả đàn vịt con cùng thiên nga bé bỏng. Đàn vịt con ấy, luôn tìm cách chành chọc, hắt hủi, bắt nạt thiên nga. Trong mắt chúng, thiên nga con là một con vịt xấu xí, vô tích sự. Chúng nhìn cái cổ dài ngoẵng và thân hình gầy guộc của thiên nga tỏ vẻ xem thường.

Một năm sau, thiên nga được bố và mẹ quay lại đón tìm. Gặp lại con, cả bố và mẹ thiên nga vô cùng sung sướng vì con mình đã lớn khôn. Thiên nga gặp lại bố mẹ cũng vô cùng mừng rỡ. Nó đã quên những ngày tháng cô đơn, buồn tẻ, quên cả cách cư xử không mấy thân thiện của đàn vịt con. Nó chạy đến cảm ơn vịt mẹ và bịn rịn chia tay cùng các bạn vịt con để lên đường cùng bố mẹ. Thiên nga đã cùng bố mẹ bay đến những chân trời xa tươi đẹp.

Lúc ấy, đàn vịt con đã hiểu được con vịt xấu xí mà chúng thường ghét bỏ chính là thiên nga, loài chim đẹp nhất trong vương quốc họ nhà chim. Chúng đã hối hận về cách cư xử của mình.

>> Tham khảo: Kể chuyện em đã được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp cái hay, phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác

---------------------------------------------------------------

Ngoài giải bài tập Tiếng Việt 4 VNEN bài 23A: Thế giới hoa và quả, VnDoc còn giúp các bạn Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 và bài tập SGK Tiếng việt 4 tương ứng. Các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 4 đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
43
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Tiếng Việt lớp 4 VNEN

    Xem thêm