Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Tiếng Việt lớp 4 VNEN Bài 26B: Thiếu nhi dũng cảm

Giải Tiếng việt lớp 4 VNEN: Bài 26B: Thiếu nhi dũng cảm có lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Tiếng việt 4 tập 2 trang 88 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung chương trình Tiếng việt lớp 4. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

A. Hoạt động cơ bản Bài 26B Tiếng việt lớp 4 VNEN

Câu 1.

a) Nói về một tấm gương thiếu nhi dũng cảm mà em biết

b) Quan sát bức tranh trong bài Gra-vốt ngoài chiến lũy và nói xem bạn nhỏ đang làm gì?

Đáp án:

a. Tấm gương thiếu nhi dũng cảm: Anh hùng thiếu niên Lê Văn Tám đã làm ngọn đuốc sống phá hủy kho xăng của giặc.

b. Bạn nhỏ đang nhặt những bao đạn cho nghĩa quân trong khi chiến trận đang diễn ra ác liệt.

Câu 2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:

Ga-vrốt ngoài chiến lũy

1. Ăng-giôn-ra nói:

- Chừng mười lăm phút nữa thì chiến lũy chúng ta không còn quá mười viên đạn.

Ga-vrốt nghe rõ câu nói đó.

Một lát sau, người ta thấy bóng cậu bé thấp thoáng ngoài đường phố, dưới làn mưa đạn.

2. Thì ra Ga-vrốt đã lấy một cái giỏ đựng chai trong quán ra khỏi chiến lũy. Nó dốc vào miệng giỏ những chiếc bao đầy đạn của bọn lính chết gần chiến lũy.

- Cậu làm trò gì đấy? - Cuốc-phây-rắc hỏi.

- Em nhặt cho đầy giỏ đây!

- Cậu không thấy đạn réo à?

Ga-vrốt trả lời:

- Có chứ, nó rơi như mưa ấy. Nhưng làm sao nào?

Cuốc-phây-rắc thét lên:

- Vào ngay!

- Tí ti thôi! Ga-vrốt nói.

3. Ngoài đường, lửa khói mịt mù. Điều đó rất có lợi cho Ga-vrốt. Dười màn khói và với thân hình bé nhỏ, cậu bé có thể tiến xa ngoài đường mà không ai trông thấy. Ga-vrốt dốc bảy, tám bao đạn đầu tiên không có gì nguy hiểm lắm. Em nằm xuống rồi lại đứng thẳng lên, ẩn vào một góc cửa, rồi lại phốc ra, tới, lui, dốc cạn các bao đạn và chất đầy giỏ.

Nghĩa quân mắt không rời cậu bé. Đó không phải là một em nhỏ, không phải là một con người nữa, mà là một thiên thần. Đạn bắn theo em, em nhanh hơn đạn. Em chơi trò ú tim với cái chết một cách thật ghê rợn.

(Theo Vích- to Huy-Gô)

Bài 26B: Thiếu nhi dũng cảm

Câu 3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B cho phù hợp với mỗi từ ngữ ở cột A

1. Ăng-giôn-ra nói:     - Chừng mười lăm phút nữa thì chiến lũy chúng ta không còn quá mười viên đạn.     Ga-vrốt nghe rõ câu nói đó.     Một lát sau, người ta thấy bóng cậu bé thấp thoáng ngoài đường phố, dưới làn mưa đạn.    2. Thì ra Ga-vrốt đã lấy một cái giỏ đựng chai trong quán ra khỏi chiến lũy. Nó dốc vào miệng giỏ những chiếc bao đầy đạn của bọn lính chết gần chiến lũy.     - Cậu làm trò gì đấy? - Cuốc-phây-rắc hỏi.     - Em nhặt cho đầy giỏ đây!     - Cậu không thấy đạn réo à?     Ga-vrốt trả lời:     - Có chứ, nó rơi như mưa ấy. Nhưng làm sao nào?     Cuốc-phây-rắc thét lên:     - Vào ngay!     - Tí ti thôi! Ga-vrốt nói.    3. Ngoài đường, lửa khói mịt mù. Điều đó rất có lợi cho Ga-vrốt. Dười màn khói và với thân hình bé nhỏ, cậu bé có thể tiến xa ngoài đường mà không ai trông thấy. Ga-vrốt dốc bảy, tám bao đạn đầu tiên không có gì nguy hiểm lắm. Em nằm xuống rồi lại đứng thẳng lên, ẩn vào một góc cửa, rồi lại phốc ra, tới, lui, dốc cạn các bao đạn và chất đầy giỏ.     Nghĩa quân mắt không rời cậu bé. Đó không phải là một em nhỏ, không phải là một con người nữa, mà là một thiên thần. Đạn bắn theo em, em nhanh hơn đạn. Em chơi trò ú tim với cái chết một cách thật ghê rợn.  (Theo Vích- to Huy-Gô)    Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/giai-hoat-dong-co-ban-bai-26b-thieu-nhi-dung-cam-a79155.html#ixzz7NfNA8Hg9

Đáp án:

1. Ăng-giôn-ra nói:     - Chừng mười lăm phút nữa thì chiến lũy chúng ta không còn quá mười viên đạn.     Ga-vrốt nghe rõ câu nói đó.     Một lát sau, người ta thấy bóng cậu bé thấp thoáng ngoài đường phố, dưới làn mưa đạn.    2. Thì ra Ga-vrốt đã lấy một cái giỏ đựng chai trong quán ra khỏi chiến lũy. Nó dốc vào miệng giỏ những chiếc bao đầy đạn của bọn lính chết gần chiến lũy.     - Cậu làm trò gì đấy? - Cuốc-phây-rắc hỏi.     - Em nhặt cho đầy giỏ đây!     - Cậu không thấy đạn réo à?     Ga-vrốt trả lời:     - Có chứ, nó rơi như mưa ấy. Nhưng làm sao nào?     Cuốc-phây-rắc thét lên:     - Vào ngay!     - Tí ti thôi! Ga-vrốt nói.    3. Ngoài đường, lửa khói mịt mù. Điều đó rất có lợi cho Ga-vrốt. Dười màn khói và với thân hình bé nhỏ, cậu bé có thể tiến xa ngoài đường mà không ai trông thấy. Ga-vrốt dốc bảy, tám bao đạn đầu tiên không có gì nguy hiểm lắm. Em nằm xuống rồi lại đứng thẳng lên, ẩn vào một góc cửa, rồi lại phốc ra, tới, lui, dốc cạn các bao đạn và chất đầy giỏ.     Nghĩa quân mắt không rời cậu bé. Đó không phải là một em nhỏ, không phải là một con người nữa, mà là một thiên thần. Đạn bắn theo em, em nhanh hơn đạn. Em chơi trò ú tim với cái chết một cách thật ghê rợn.  (Theo Vích- to Huy-Gô)    Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/giai-hoat-dong-co-ban-bai-26b-thieu-nhi-dung-cam-a79155.html#ixzz7NfNA8Hg9

Câu 4. Cùng luyện đọc

Câu 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi

(1) Ga-vrốt lại ra ngoài chiến lũy để làm gì?

(2) Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt?

(3) Vì sao tác giả nói Ga-vrốt là một thiên thần?

a. Vì chú bé rất dũng cảm, không sợ chết.

b. Vì chú nhặt được rất nhiều đạn cho vào giỏ.

c. Vì chú bé có vẻ đẹp ẩn hiện và có sức mạnh khác thường.

d. Vì nghĩa quân thán phục chú bé tài giỏi.

(4) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga-vrốt. Viết câu trả lời vào vở và đọc trong nhóm.

Đáp án:

(1) Khi cậu nghe thấy Ăng-giôn-ra nói chỉ còn mười phút nữa thì chiến lũy không còn quá mười viên đạn. Ga-vrốt ra ngoài chiến lũy để nhặt đạn của bọn lính chết đưa vào tiếp tế cho nghĩa quân.

(2) Những chi tiết thể hiện lòng dũng cảm của Ga – vrốt: bóng cậu thấp thoáng dưới làn mưa đạn, dốc vào miệng giỏ những chiếc bao đầy đạn của bọn lính chết ngoài chiến lũy, Cuốc – phây – rắc thét lên, giục cậu quay vào chiến lũy nhưng cậu vẫn nán lại để nhặt đạn, cậu phốc ra, lui, tới, cậu chơi trò ú tim với cái chết.

(3). Vì sao tác giả nói Ga-vrốt là một thiên thần?

Đáp án: a. Vì chú bé rất dũng cảm, không sợ chết.

(4) Cảm nghĩ của em về nhân vật Ga-vrốt:

Ga – vrốt là một thiếu niên anh hùng, không sợ nguy hiểm đến thân mình. Dù là em bé sống lang thang trên đường phố, nhưng khi thấy nghĩa quân chiến đấu với bọn lính của chính quyền, em đã đứng về phía nghĩa quân, tự nguyện tham gia chiến đấu bằng cách đi lượm đạn về tiếp thêm cho nghĩa quân. Em rất khâm phục lòng dũng cảm của Ga- vrốt.

B. Hoạt động thực hành Bài 26B Tiếng việt lớp 4 VNEN

Câu 1. Có thể dùng các câu văn sau để kết bài không? Vì sao?

a. Rồi đây, đến ngày mai xa mái trường thân yêu, em sẽ mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc của em. (Đề bài: Tả cây bàng ở sân trường em)

b. Em rất thích cây phượng này vì cây phượng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng vẻ đẹp của trường em. (Đề bài: Tả cây phượng ở sân trường em)

Đáp án

- Có thể dùng các câu ở đoạn a để kết bài, vì kết bài ở đoạn văn a, nói lên được tình cảm của người tả đối với cây. Đây là kết bài không mở rộng.

- Có thể dùng các câu trong đoạn văn b để kết bài, vì kết bài ở đoạn văn b, nêu được ích lợi của cây và tình cảm của người tả đối với cây. Đây là kết bài mở rộng.

Câu 2. Quan sát một cây mà em yêu thích và trả lời câu hỏi:

- Cây đó là cây gì?

- Cây đó có ích lợi gì?

- Em yêu thích, gắn bó với cây đó như thế nào? Em có cảm nghĩ gì về cây gì đó?

Đáp án:

Ví dụ: Cây bàng

a. Cây được em quan sát là cây bàng trong sân trường em.

b. Lợi ích: mang lại bóng mát cho chúng em vào những trưa hè oi ả.

c. Cây bàng đã gắn bó cùng em trong suốt 4 năm học, chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của những cô cậu học trò. Có thể nói cây bàng là người bạn thân thiết với mỗi học sinh.

Câu 3. Dựa vào các câu trả lời trên, hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn.

Đoạn kết bài mẫu:

Suốt nhiều năm qua, cây bàng giúp mọi người có chỗ vui chơi, chỗ tránh nắng tránh mưa, mang lại không khí trong lành cho ngôi trường. Bởi vậy, em xem cây bàng như người bạn thân thiết của mình. Mong rằng, cây bàng sẽ mãi xanh tươi, để luôn tỏa bóng mát và là người bạn đồng hành cùng những thế hệ học sinh dưới ngôi trường này.

>> Xem thêm Top 15 đoạn kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả cây cối

Câu 4. Tìm các câu chuyện nói về lòng dũng cảm

Bài làm:

Hùng là người bạn thân của em, chính cậu ấy là tấm gương về lòng dũng cảm mà em luôn quý mến và cố gắng học tập.

Lần đầu tiên Dũng khiến em vô cùng thán phục về sự dũng cảm, là chuyện đã xảy ra từ hai năm trước. Hồi đó, chúng em thường cùng nhau chơi bóng với các bạn trong xóm ở bãi đất trống gần nhà văn hóa. Cạnh bãi đất trống là nhà của một bác thợ mộc rất khó tính. Bác ấy có vẻ ngoài cao lớn với bộ râu xồm xoàm, vẻ mặt đỏ lừ, dữ tợn. Bác thường xuyên quát mắng chúng em khi nghe tiếng cười đùa làm ồn vào chiều muộn. Vì thế, ai cũng sợ bác ấy lắm. Cứ lúc nào thấy bác đi làm về, là cả hội ngừng chơi ngay.

Một lần nọ, khi đang chơi bóng, Dũng lỡ chân sút mạnh, làm bóng bay lệch về phía nhà bác thợ mộc, và làm vỡ chậu hoa thủy tiên trên bục trước sân. Thấy vậy, chúng em vô cùng hoảng sợ và bỏ chạy về nhà. Sau đó, em có sang gặp Dũng, cậu ấy sợ lắm. Em liền đề nghị Dũng hãy giấu chuyện đó đi, chỉ cần không ai nói thì bác thợ mộc sẽ không biết được đâu. Thế nhưng Dũng chỉ im lặng. Rồi chiều hôm sau, em vô cùng bất ngờ khi thấy Dũng một mình vào sân nhà gặp bác thợ mộc. Trước vẻ mặt đáng sợ của bác ấy, Dũng run run thú nhật lỗi của mình và xin lỗi bác. Chao ôi, hành động dũng cảm ấy của Dũng đã khiến em vô cùng bất ngờ và thán phục. Cậu ấy đã vượt lên nỗi sợ của mình, để thừa nhận lỗi sai của bản thân trước con người mà ai cũng sợ sệt. Và điều khiến em bất ngờ hơn nữa là, bác thợ mộc đã gật đầu và nhẹ nhàng xoa đầu Dũng. Bác ấy khen Dũng là một cậu bé dũng cảm và trung thực. Điều đó khiến cho chúng em có thêm cái nhìn khác về cả Dũng và bác ấy.

Từ ngày hôm đó, Dũng trở thành người anh hùng nhỏ trong lòng em và các bạn. Chính em cũng tự nhủ mình, rằng phải dũng cảm hơn, biết thừa nhận những lỗi lầm của mình chứ không nên tìm cách lảng tránh nó.

>> Tham khảo: Kể lại một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em được chứng kiến hoặc tham gia

------------------------------------------------------------

Ngoài giải bài tập Tiếng Việt 4 VNEN bài 26B: Thiếu nhi dũng cảm, VnDoc còn giúp các bạn Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 và bài tập SGK Tiếng việt 4 tương ứng.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
71
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Tiếng Việt lớp 4 VNEN

    Xem thêm