Giải Tiếng việt lớp 4 VNEN Bài 29C: Du lịch - Thám hiểm

Giải Tiếng việt lớp 4 VNEN: Bài 29C: Du lịch - Thám hiểm có lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Tiếng việt 4 tập 2 trang 123 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung chương trình Tiếng việt lớp 4. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

A. Hoạt động cơ bản Bài 29C Tiếng việt lớp 4 VNEN

Câu 1. Nói 2-3 câu giới thiệu về một con vật có trong các ảnh sau:

Giải Tiếng việt lớp 4 VNEN: Bài 29C

Hướng dẫn sử dụng

Ví dụ mẫu:

  • Tranh 1: Trong chuồng, đàn gà bới đất để nhặt thức ăn.
  • Tranh 2: Đàn lợn con tranh nhau bú mẹ.
  • Tranh 3: Chú mèo khoang đang rình bắt chuột.
  • Tranh 4: Chú chó săn đang vừa giữ nhà vừa nằm sưởi nắng.
  • Tranh 5: Đôi vẹt đang luyện giọng.
  • Tranh 6: Bác trâu ung dung gặm cỏ bên lề đường sau một buổi làm việc.

Câu 2. Tìm hiểu cấu tạo của bài văn miêu tả con vật

(1) Đọc đoạn văn tả con Mèo Hung:

Con mèo hung

"Meo, meo". Đấy, chú bạn mới của tôi lại đến chơi với tôi đấy.

Chà, nó có một bộ lông mới đẹp làm sao! Màu lông hung hung có sắc vằn đo đỏ, rất đúng với cái tên mà tôi đặt cho nó. Mèo hung có cái đầu trong trong, hai cái tai dong dỏng dựng đứng rất thính nhạy. Đôi mắt mèo hung hiền lành nhưng ban đêm đôi mắt ấy sang lên giúp mèo nhìn rõ mọi vật. Bội ria mép vểnh lên có vẻ oai hùng lắm; bốn chân thì thon thon, bước đi một cách nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất. Cái đuôi dài trông thướt tha duyên dáng. Mèo Hung thật đáng yêu.

Có một hô, tôi đang ngồi học, bồng thầy nó rón rén bước từng bước nhẹ nhàng đến bên bồ thóc ngồi rình. A! Con mèo này khôn thật! Chả là ngày thường chuột hay vào bồ ăn vụng thóc nên mèo mới rình ở đây. Bỗng nhiên nó chụm bốn chân lại, dặt dặt cái đuôi lấy đà rồi "phốc" một cái. Thế là một con chuột đã nằm gọn ngay trong vuốt của nó...Nhiều lúc tôi đang học bài, chú ta đến dụi dụi vào tay, muốn tôi vuốt ve bộ lông mượt như nhung hoặc đùa với chú một tí.

Con mèo của tôi là thế đấy, vừa dễ thương lại bắt chuột giỏi nên cả nhà ai cũng đều yêu mến.

(2) Xác định các đoạn của bài văn trên?

(3) Nội dung chính của mỗi đoạn văn là gì?

(4) Dựa vào bài văn trên, em hãy nhận xét về cấu tạo của bài văn miêu tả con vật: Bài văn miêu tả con vật gồm những phần nào? Mỗi phần có nội dung gì?

Hướng dẫn sử dụng

(2) (3) Các đoạn của bài văn và nội dung của mỗi đoạn là:

  • Đoạn 1: từ đầu...lại đến chơi với tôi đấy → Giới thiệu về chú mèo
  • Đoạn 2: Tiếp...trông thật đáng yêu. → Miêu tả các bộ phận, hình dáng của chú
  • Đoạn 3: Tiếp...hoặc đùa với chú một tí. → Miêu tả hành động của chú
  • Đoạn 4: Còn lại → Nêu lên tình cảm đối với con mèo.

(4) Nhận xét về cấu tạo của bài văn miêu tả con vật: Thường có 3 phần

- Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả

- Thân bài: Tả con vật

  • Tả hình dáng con vật
  • Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ đối với con vật

Câu 3. Lập dàn ý chi tiết tả một con vật nuôi trong nhà (gà, chim, chó, lợn, trâu, bò...)

Bài tham khảo

a. Mở bài: Giới thiệu con bò mà em muốn miêu tả.

  • Chú bò ấy thuộc giống bò gì? Là chú bò đực hay cái?
  • Năm nay chú bò ấy đã bao nhiêu tuổi rồi? Nó được nuôi từ nhỏ đến lớn hay mua về từ người khác?

b. Thân bài

- Miêu tả chú bò:

  • Chú cao khoảng bao nhiêu? Nặng bao nhiêu kg? (nếu không rõ, có thể so sánh với chiều cao của người nếu đứng cạnh, và cân nặng của các đồ vật khác)
  • Lớp da của chú bò có màu sắc gì? Có đặc điểm gì khác với các con vật nuôi khác?
  • Đầu của chú có hình gì? Cái mũi, đôi tai, đôi mắt có màu sắc và hình dáng ra sao? Điều gì ở đầu của chú bò giúp ta phân biệt chú với trâu?
  • Bốn cái chân của chú bò có cao không? Phần móng của chú có hình dáng vào màu sắc gì? Khi di chuyển, tiếng guốc bò va chạm trên đường tạo ra âm thanh gì?
  • Cái đuôi của chú bò dài khoảng bao nhiêu? Kích thước và màu sắc của cái đuôi? Phần chóp đuôi có gì đặc biệt? Chú bò thường vẫy đuôi khi nào? Để làm gì?

- Hoạt động của chú bò:

  • Chú bò thức lúc nào vào buổi sáng? Chú sẽ làm gì trong cả ngày? Cùng với ai?
  • Thức ăn của chú bò là gì? Chú có ăn nhiều không? Số thức ăn đó có được là do mua về hay đi hái, cắt ở đâu?
  • Chú bò được mọi người quan tâm như thế nào? (tắm rửa, dân đi ăn cỏ non, đeo cho chiếc chuông bằng đồng ở cổ…)

c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho chú bò.

  • Em và mọi người có yêu thương chú bò không? Có xem nó như một người bạn không?
  • Em có những mong muốn gì dành cho chú bò?

>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý chi tiết tả một con vật nuôi trong nhà lớp 4

B. Hoạt động thực hành Bài 29C Tiếng việt lớp 4 VNEN

Câu 1.

1. Những hoạt động nào được gọi là du lịch? Chọn ý đúng để trả lời.

a. Đi chơi ở công viên gần nhà

b. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh

c. Đi làm việc xa nhà

2. Theo em, thám hiểm là gì? Chọn ý đúng để trả lời:

3. Em hiểu câu "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" nghĩa là gì?

4. Chơi trò chơi: Du lịch trên sông

Hai đội chơi. Mỗi đội có 8 thẻ từ ghi trên sông. Đội nào ghép đúng trên sông để giải câu đố xong trước khi thắng cuộc

Giải Tiếng việt lớp 4 VNEN: Bài 29C

Hướng dẫn sử dụng

1. Đáp án: b. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.

2. Chọn Đáp án đúng là: C. Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, nguy hiểm

3. Em hiểu câu Đi một ngày đàng học một sàng khôn nghĩa là khi chúng ta đi càng nhiều thì tầm hiểu biết của chúng ta càng rộng, càng cao.

4. Nối như sau:

Giải Tiếng việt lớp 4 VNEN: Bài 29C

C. Hoạt động ứng dụng Bài 29C Tiếng việt lớp 4 VNEN

Cùng người thân tìm hiểu về những điểm du lịch ở nước ta và thế giới (hỏi người thân, xem chương trình du lịch qua màn ảnh nhỏ).

Ví dụ mẫu:

- Những điểm du lịch nổi tiếng ở nước ta:

  • Biển Nha Trang
  • Sa Pa
  • Đà Lạt
  • Vịnh Hạ Long
  • Cố đô Huế...

- Những điểm du lịch nổi tiếng ở nước ngoài:

  • Sing-ga-po
  • Vạn lý trường thành
  • Đảo Bora Bora, Pháp
  • Tử Cấm Thành, Trung Quốc

-----------------------------------------------

Ngoài giải bài tập Tiếng Việt 4 VNEN bài 29C: Du lịch - Thám hiểm, VnDoc còn giúp các bạn Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 và bài tập Tiếng việt 4 tương ứng.

Đánh giá bài viết
44 17.652
Sắp xếp theo

    Giải Tiếng Việt lớp 4 VNEN

    Xem thêm