Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Tiếng việt lớp 4 VNEN Bài 2A: Bênh vực kẻ yếu

Giải Tiếng việt lớp 4 VNEN: Bài 2A: Bênh vực kẻ yếu có lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Tiếng việt 4 trang 16 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung chương trình học Tiếng việt lớp 4. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

A. Hoạt động cơ bản Bài 2A Tiếng việt lớp 4 VNEN

Câu 1. Thi tìm nhanh từ chỉ người chứa tiếng "nhân". M. Nhân tài

Đáp án và hướng dẫn giải

Một số từ ngữ có từ "nhân" là: Nhân tính, nhân dân, nhân đạo, nhân hậu, nhân đức, nhân loại, nhân ái, nhân từ, nhân loại...

Câu 2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:

Dế Mèn bênh bực kẻ yếu

(Tiếp theo)

1. Bọn nhện chăng từ bên nọ sang bên kia đường biết bao tơ nhện. Lại thêm sừng sững giữa lối đi một anh nhện gộc. Nhìn vào các khe đá chung quanh, tôi thấy lủng củng những nhện là nhện. Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ.

2. Tôi cất tiếng hỏi lớn:

- Ai đứng chóp bu bọn mày? Ra đây ta nói chuyện.

Từ trong hốc đá, một mụ nhện cái cong chân nhảy ra, hai bên có hai nhện vách nhảy kèm. Dáng đây là vị chúa trùm nhà nhện. Nom cũng đanh đá, nặc nô lắm. Tôi quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ra oai. Mụ nhện co rúm lại rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo.

3. Tôi thét:

- Các người có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi. Lại còn kéo bè kéo cánh đánh đập một cô gái yếu ớt thế này. Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vòng vây đi không?

Bọn nhện sợ hãi, cùng dạ ran. Cả bọn cuống cuồng chạy dọc chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối. Con đường về tổ Nhà Trò quang hẳn.

(Theo Tô Hoài)

Câu 3. Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:

- Chóp bu: đứng đầu, cầm đầu (ý nhạo bang)

- Nặc nô: (đàn bà) hung dữ, táo tợn

Câu 4. Cùng luyện đọc

Mỗi bạn đọc một đoạn, nối tiếp nhau đến hết bài.

Câu 5. Trao đổi, trả lời câu hỏi:

1. Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?

2. Dế Mèn đã làm những gì để bọn nhện phải sợ?

3. Dế Mèn dã nói như thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?

4. Theo em, tên gọi nào phù hợp nhất với tính cách của Dế Mèn?

a. võ sĩb. tráng sĩc. chiến sĩ
d. hiệp sĩ3. dũng sĩg. anh hùng

Đáp án và hướng dẫn giải:

(1) Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ ở chỗ: chăng từ bên nọ sang bên kia đường, ở giữa lỗi đi là anh nhện độc, nhiều nhện nấp trong các khe đá với dáng vẻ hung dữ, đâu đâu cũng nhện là nhện...

(2) Để bọn nhện sợ, Dế Mèn đã:

  • Dùng lời lẽ chắc nịch, dứt khoát và ra lệnh gọi nhện cầm đầu ra nói chuyện
  • Hành động: Dế Mèn quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách đế thị uy sức mạnh.

(3) Để bọn nhện nhận ra lẽ phải, Dế Mèn đã phân tích tỉ mi về cục diện và tương quan lực lượng: Các ngươi có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí tạo nợ đã mấy đời rồi. Lại còn kéo bè kéo cánh đánh đập một cô gái yếu ớt thế này. Thật đáng xấu hổ.

(4) Theo em, tên gọi phù hợp nhất với tính cách của Dế Mèn là: d. Hiệp sĩ

Câu 6. Thi tìm nhanh từ ngữ:

a. Thể hiện lòng nhân hậu, yêu thương đồng loại.

M. lòng thương người

b. Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương

M. độc ác

Đáp án và hướng dẫn giải

a. Từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu, yêu thương đồng loại là: Nhân ái, bao dung, cảm thông, chia sẻ, độ lượng, giúp đỡ, tương trợ.

b. Từ ngữ trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương là: Hung ác, tàn bạo, tàn ác, ác nghiệt, hung hăng, chèn ép, bắt nạt.

B. Hoạt động thực hành Bài 2A Tiếng việt lớp 4 VNEN

Câu 1. Phân loại từ có tiếng nhân

  • Từng bạn trong hai nhóm đến góc học tập lấy một trong các thẻ từ nhân dân, nhân hậu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức, nhân từ, nhân tài.
  • Thi xếp nhanh thẻ từ vào một trong hai bảng sau:

a) Nhóm từ có tiếng "nhân" có nghĩa là người.

M. Nhân dân

b) Nhóm từ có tiếng "nhân" có nghĩa là lòng thương người.

M: nhân hậu

Hướng dẫn trả lời:

Nhóm từ có tiếng nhân có nghĩa là "người"

Nhóm từ có tiếng nhân có nghĩa là “lòng thương người”

nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài...

nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ...

Câu 2. Đặt câu với một từ ở hoạt động 1 và viết vào vở.

Đáp án và hướng dẫn giải

HS tham khảo các câu sau:

  • Nhân dân ta một lòng yêu nước, luôn cố gắng bảo vệ và xây dựng đất nước
  • Cô giáo em là người nhân từ, luôn giúp đỡ và dạy bảo các thế hệ học sinh tận tình.
  • Bạn Nam là một nhân tài toán học.
  • Bố em là một công nhân nhà máy thủy điện.
  • Cô giáo luôn dạy chúng em phải có tấm lòng nhân hậu.

Câu 3.

a. Nghe thầy cô đọc và viết vào vở:

Mười năm cõng bạn đi học

Ở xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, ai cũng biết câu chuyện cảm động về em Đoàn Trường Sinh 10 năm cõng bạn đến trường. Quãng đường từ nhà Sinh tới trường dài hơn 4 ki-lô-mét, qua đèo, vượt suối, khúc khuỷu, gập ghềnh. Thế mà Sinh không quản khó khăn, ngày ngày cõng bạn Hanh bị liệt cả hai chân đi về. Nhờ bạn giúp đỡ, lại có chí học hành, nhiều năm liền, Hanh là học sinh tiên tiến, có năm còn tham gia đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện.

(Theo báo Đại Đoàn Kết)

b. Đổi bài cho bạn để soát và sửa lỗi.

Câu 4. Chọn cách viết đúng từ ngữ đã cho trong ngoặc đơn:

Tìm chỗ ngồi

Rạp đang chiếu phim thì một bà đứng dậy len qua hàng ghế ra ngoài. (Lát sau/ Lát xau), bà trở lại và hỏi ông ngồi đầu hàng ghế (rằng/ rằn):

- Thưa ông! (Phải chăng/ Phải chăn) lúc ra ngoài tôi vô ý giẫm chân vào chân ông?

- Vâng nhưng (sin/xin) bà đừng (băng khoăng/ băn khoăn), tôi không (sao/xao)!

- Dạ không! Tôi chỉ muốn hỏi để (sem/xem) tôi có tìm đúng hàng ghế của mình không.

Đáp án và hướng dẫn giải

Tìm chỗ ngồi

Rạp đang chiếu phim thì một bà đứng dậy len qua hàng ghế ra ngoài. (Lát sau/ Lát xau) Lát sau, bà trở lại và hỏi ông ngồi đầu hàng ghế (rằng/ rằn):

- Thưa ông! (Phải chăng/ Phải chăn) Phải chăng lúc ra ngoài tôi vô ý giẫm chân vào chân ông?

- Vâng nhưng (sin/xin) xin bà đừng (băng khoăng/ băn khoăn) băn khoăn, tôi không (sao/xao) sao!

- Dạ không! Tôi chỉ muốn hỏi để (sem/xem) xem tôi có tìm đúng hàng ghế của mình không.

Câu 5. Giải câu đố (chọn câu a hoặc b):

a. Để nguyên - tên một loài chim
Bỏ sắc - thường thấy ban đêm trên trời.

(Là hai chữ gì?)

b. Để nguyên - vằng vặc trời đêm
Thêm sắc - màu phấn cùng em tới trường.

(Là hai chữ gì?)

Đáp án và hướng dẫn giải

a. Để nguyên - tên một loài chim → Sáo
Bỏ sắc - thường thấy ban đêm trên trời → Sao

→ Hai chữ đó là "sáo" và "sao".

b. Để nguyên - vằng vặc trời đêm → Trăng
Thêm sắc - màu phấn cùng em tới trường → Trắng

→ Hai chữ đó là "trăng" và "trắng".

C. Hoạt động ứng dụng Bài 2A Tiếng việt lớp 4 VNEN

Câu 1. Tìm hiểu những tấm gương về lòng nhân ái xung quanh mình hoặc qua sách báo, phát thanh, truyền hình...

Đáp án và hướng dẫn giải

Học sinh tham khảo những tấm gương sau:

  • Anh Dương Quang Huy sinh năm 1986, trú đường Lý Thường Kiệt, TP Hội An, Quảng Nam - là một chàng trai giàu lòng nhân ái, có tấm lòng nhiệt huyết, hết mình vì công tác từ thiện.
  • Nguyễn Hữu Thuận sinh năm 1966, quận 1, TP Hồ Chí Minh - người đã hiến máu 85 lần để cứu giúp bệnh nhân....

Câu 2. Tìm và ghi lại thành ngữ, tục ngữ về lòng nhân ái

Đáp án và hướng dẫn giải

1. Thành ngữ, tục ngữ về lòng nhân ái:

- Thương người như thể thương thân.

- Một giọt máu đào hơn ao nước lã .

- Lá lành đùm lá rách.

- Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần.

- Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

- Ăn ở có nhân, mười phần chẳng khó.

- Bền người hơn bền của.

- Tìm nơi có đức gửi thân, tìm nơi có nhân gửi của.

- Ở đời có đức, mặc sức mà ăn.

- Chia ngọt sẻ bùi.

- Nhường cơm sẻ áo.

- Môi hở răng lạnh.

- Máu chảy ruột mềm.

- Oán cừu thì cởi, nhân nghĩa thì thắt.

- Hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa.

- Ở có nhân mười phần chẳng thiệt.

- Thương người như thể thương thân.

- Đường mòn nhân nghĩa không mòn.

- Vì tình vì nghĩa không ai vì đĩa xôi đầy.

2. Ca dao về lòng nhân ái:

- Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

- Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

- Thấy ai đói rách thì thương,
Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn.

- Hoa thơm nhờ hương nhờ nhụy,
Người có giá trị nhờ đạo đức tác phong.

- Ai ơi, ăn ở cho lành,
Tu thân tích đức để dành về sau.

- Có câu tích đức tu nhân,
Hoạn nạn tương cứu, phú bần tương tri.

- Mừng cây rồi lại mừng cành,
Cây đức lắm chồi, người đức lắm con.

- Cây xanh thời (thì) lá cũng xanh,
Cha mẹ hiền lành để đức cho con.

---------------------------------------------------------------------

Ngoài giải bài tập Tiếng Việt 4 VNEN, VnDoc còn giúp các bạn Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 và bài tập tương ứng. Các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 4 đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 4 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 4. 

Chia sẻ, đánh giá bài viết
16
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Tiếng Việt lớp 4 VNEN

    Xem thêm