Giải Tiếng việt lớp 4 VNEN Bài 5C: Ở hiền gặp lành
Giải Tiếng việt lớp 4 VNEN: Bài 5C: Ở hiền gặp lành có lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Tiếng việt 4 trang 59 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung chương trình học Tiếng việt lớp 4. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.
Bài 5C: Ở hiền gặp lành
A. Hoạt động cơ bản
Câu 1. Tìm hiểu về danh từ:
a. Cùng đọc đoạn văn sau:
Trời rạng sáng. Gió nhè nhẹ thổi. Trên những cây sấu, cây phượng gần nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều. Mọi người trong bản đã thức giấc. Đó đây, những ngọn lửa hồng đã bập bùng trên các bếp.
b. Xếp các từ chỉ sự vật (được in đậm) vào cột thích hợp (trong bảng nhóm):
Từ chỉ người | Từ chỉ con vật | Từ chỉ cây cối | Từ chỉ vật | Từ chỉ hiện tượng |
... | ... | ... | ... | Gió |
... | ... | ... | ... | ... |
c. Các từ tìm được là danh từ. Danh từ là gì?
b.
Từ chỉ người | Từ chỉ con vật | Từ chỉ cây cối | Từ chỉ vật | Từ chỉ hiện tượng |
người | ve, chim cuốc | sấu, phượng | nhà, bản, bếp | gió, suối |
c. Danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, con vật, cây cối, hiện tượng...)
Câu 2.
Tìm và viết vào vở 3 danh từ cho mỗi dòng sau:
a. Chỉ người: ...
b. Chỉ vật: ...
c. Chỉ hiện tượng thiên nhiên: ...
a. Chỉ người: bác sĩ, nông dân, kĩ sư, bảo vệ, công nhân, cô giáo, học sinh...
b. Chỉ vật: nhà sàn, xe máy, cặp sách, quần áo, tủ lạnh, ti vi, sách vở....
c. Chỉ hiện tượng thiên nhiên: mưa, sấm, lũ lụt, sương mù, tuyết, hạn hán, bão, sóng thần, núi lửa...
Câu 3.
Viết vào vở câu có dùng một danh từ em tìm được ở hoạt động 2.
Học sinh tham khảo các câu sau:
- Để có những bát cơm thơm dẻo, người nông dân đã làm lụng vất vả suốt bao tháng ngày.
- Cuối năm, em giúp mẹ dọn dẹp tủ lạnh để chuẩn bị mua đồ ăn Tết.
- Sa Pa mùa đông, sáng sớm có sương mù dày đặc, đến không thể nhìn rõ lối đi.
- Nhật Bản là đất nước có nhiều thiên tai, hầu như năm nào cũng xảy ra động đất.
- Trời sắp mưa, gió thồi ầm ầm
- Mẹ vừa mua cho em một chiếc cặp sách mới
- Bố em là một kĩ sư xây dựng.
- Mẹ em là cô giáo mầm non
- Sau bao năm tích góp, bố mẹ em vừa xây được một ngôi nhà mới khang trang, sạch đẹp.
Câu 4. Tìm hiểu về đoạn văn trong bài văn kể chuyện:
(a) Đọc các sự việc sau:
1. Chôm gieo trồng, thóc không nảy mầm, đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp còn Chòm tàu vua sự thật.
2. Nhà vua ra lệnh phát thóc giống cho người dân gieo trồng, hẹn rằng ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi.
3. Nhà vua khen Chôm trung trực, dũng cảm và truyền ngôi cho cậu bé.
4. Nhà vua giải thích thóc giống không nảy mầm vì vua đã cho luộc chín trước khi phát cho mọi người.
(b) Hãy sắp xếp lại các sự việc trên theo đúng trình tự của câu chuyện Những hạt thóc giống.
(c) Xem lại bài đọc Những hạt thóc giống (bài 5A) và tìm đoạn truyện kể về mỗi sự việc.
(d) Tìm dấu hiệu mở đầu và kết thúc của mỗi đoạn truyện.
(b) Sắp xếp các sự việc trên theo đúng trình tự câu chuyện: 2 - 1 - 4 - 3
2. Nhà vua ra lệnh phát thóc giống cho người dân gieo trồng, hẹn rằng ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi.
1. Chôm gieo trồng, thóc không nảy mầm, đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp còn Chòm tàu vua sự thật.
4. Nhà vua giải thích thóc giống không nảy mầm vì vua đã cho luộc chín trước khi phát cho mọi người.
3. Nhà vua khen Chôm trung trực, dũng cảm và truyền ngôi cho cậu bé.
(c) Những đoạn truyện kể về mỗi sự việc trong bài đọc Những hạt thóc giống là:
- Sự việc 1 được kể trong đoạn 2
- Sự việc 2 được kể trong đoạn 1
- Sự việc 3 được kể trong đoạn 4
- Sự việc 4 được kể trong đoạn 3
(d) Dấu hiệu mở đầu và kết thúc của mỗi đoạn truyện là:
- Mở đầu đoạn truyện: đầu dòng viết hoa và lùi vào.
- Kết thúc đoạn truyện: chấm xuống dòng.
B. Hoạt động thực hành
Câu 1.
Sắp xếp các sự việc dưới đây theo đúng trình tự câu chuyện Gà Trống và Cáo:
a. Gà không nghe lời Cáo và nói có cặp chó săn đang chạy lại.
b. Cáo khiếp sợ phải bỏ chạy làm lộ rõ mưu gian.
c. Gà Trống vắt vẻo trên cành cây cao, Cáo đến và dụ dỗ Gà Trống xuống để bày tỏ tình thân.
Sắp xếp trình tự theo đúng trình tự câu chuyện Gà Trống và Cáo: c - a - b
c. Gà Trống vắt vẻo trên cành cây cao, Cáo đến và dụ dỗ Gà Trống xuống để bày tỏ tình thân.
a. Gà không nghe lời Cáo và nói có cặp chó săn đang chạy lại.
b. Cáo khiếp sợ phải bỏ chạy làm lộ rõ mưu gian.
Câu 2.
Mỗi bạn chọn một trong ba sự việc trên, đọc lại đoạn thơ ứng với mỗi sự việc và kể lại sự việc đó.
- Ý (c) tương ứng với đoạn thơ:
Nhác trông vắt vẻo trên cành
Anh chàng Gà Trống tinh nhanh lõi đời,
Cáo kia đon đả ngỏ lời:
"Kìa anh bạn quý, xin mời xuống đây
Để nghe cho rõ tin này
Muôn loài mạnh yếu từ rày kết thân
Lòng tôi sung sướng muôn phần
Báo cho bạn hữu xa gần đều hay
Xin đừng e ngại, xuống đây
Cho tôi hôn bạn, tỏ bày tình thân
- Ý (a) tương ứng với đoạn thơ:
Nghe lời Cáo dụ thiệt hơn
Gà rằng: "Xin được ghi ơn trong lòng
Hòa bình gà cáo sống chung
Mừng này còn có tin mừng nào hơn
Kìa, tôi thấy cặp chó săn
Từ xa chạy lại, chắc loan tin này"
- Ý (b) tương ứng với đoạn thơ:
Cáo nghe, hồn lạc phách bay
Quắp đuôi, co cẳng chạy ngay tức thì
Gà ta khoái chí cười phì:
"Rõ phường gian dối, làm gì được ai"
Câu 3.
Viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thiện một trong ba đoạn văn sau:
Đoạn 1: Một hôm, chú Gà Trống tinh nhanh đang vắt vẻo trên cành cây ngắm nhìn trời đất thì Cáo đi tới. Cáo...
Đoạn 2: Gà Trống tìm cách để Cáo lộ mưu gian. Nó nói với Cáo: ...
Đoạn 3: Gà Trống nói có cặp chó săn đang chạy tới. Cáo…
Học sinh tham khảo cách viết sau:
Đoạn 1: Một hôm, chú Gà Trống tinh nhanh đang vắt vẻo trên cành cây ngắm nhìn trời đất thì Cáo đi tới. Cáo dụ Gà trống bằng cách mời gà trống xuống để hôn, bày tỏ thân tình. Bởi từ giờ, muôn loài kết thân thành bạn bè, không phân biệt kẻ mạnh yếu.
Đoạn 2: Gà Trống tìm cách để Cáo lộ mưu gian. Nó nói với Cáo: Đây là tin mà Gà mừng nhất.
Đoạn 3: Gà Trống nói có cặp chó săn đang chạy tới. Cáo mới nghe tới đã hồn lạc phách bay. quắp đuôi, ba chân bốn cẳng chạy tức thì. Thấy vậy, Gà khoái chí cười phì rồi bảo cho rằng kẻ gian dối sẽ chẳng làm gì được ai.
Câu 4. Đổi bài cho bạn để soát và sửa lỗi.
C. Hoạt động ứng dụng
Cùng người thân đố nhau về một hiện tượng thiên nhiên.
(Một người gọi tên một hiện tượng thiên nhiên; người kia nói một từ ngữ chỉ trạng thái, hoạt động hoặc tính chất của hiện tượng đó. Cứ thế luân phiên nhau, ai không tìm được từ thì thua cuộc. M: Mưa - rơi lộp bộp).
Học sinh tham khảo các mẫu sau:
Gió - ào ào Mưa - rơi lộp độp Sương - long lanh Lũ - cuộn ào ào Sóng - vỗ ầm ầm Nắng - chói chang | Sấm chớp - đùng đoàng Hạn hạn - khô cạn Bão - mưa to gió lớn Sóng thần - cuốn ầm ầm Cầu vồng - lấp lánh Tuyết - lạnh lẽo | Bình minh - le lói Sương mù - mờ mịt Mưa ngâu - lất phất Mùa đông - buốt giá Mùa hè - nóng nực Mùa thu - mát mẻ |
---------------------------------------------------
Ngoài giải bài tập Tiếng Việt 4 VNEN, VnDoc còn giúp các bạn Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 và bài tập SGK Tiếng việt 4 tương ứng. Các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 4 và đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.
Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 4 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 4.