Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Tiếng Việt lớp 4 VNEN Bài 21C: Từ ngữ về sức khỏe

Giải Tiếng việt lớp 4 VNEN: Bài 21C: Từ ngữ về sức khỏe có lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Tiếng việt 4 tập 2 trang 37 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung chương trình Tiếng việt lớp 4. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

A. Hoạt động cơ bản Bài 21C Tiếng việt lớp 4 VNEN

Câu 1. Nói về vẻ đẹp của những loài hoa, loài cây mà em biết:

Bài 21C: Từ ngữ về sức khỏe

TRẢ LỜI:

  • Mùa xuân, những cánh hoa mai vàng lại nở rộ.
  • Mùa hè, hoa phượng thắp sáng cả sân trường.
  • Những quả dừa như những hũ rượu treo lủng lẳng trên ngọn.
  • Lũy tre xanh tỏa bóng mát cả đường làng.
  • Mùa hè, những bông hoa gạo nở rực đỏ cả một góc trời.
  • Mỗi sáng mai, những bông hoa hồng nhung nở rộ, cánh hòa mềm mịn, hương hoa tỏa ngát cả một góc vườn...

Câu 2. Tìm hiểu cấu tạo bài văn miêu tả cây cối

1. Đọc văn bản:

Cây mai tứ quý

Trước sân nhà tôi có một cây mai tứ quý.

Cây mai cao trên hai mét, dáng thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu dần thành một điểm ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng rắn chắc.

Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng thẫm xếp làm ba lớp. Năm cánh dài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền.

Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa: đã có mai vàng rực rỡ góp với muôn hoa ngày Tết, lại còn có mai tứ quý cần mẫn, thịnh vượng quanh năm.

(Theo Nguyễn Vũ Tiềm)

2. Thảo luận nhóm làm bài tập trong phiếu học tập

a) Nối một dòng ở cột A với một dòng ỏ cột B để nêu nhận xét đúng về cấu tạo bài Cây mai tứ quý.

Giải Tiếng việt lớp 4 VNEN: Bài 21C

b) Bài văn Cây mai tứ quý được miêu tả theo trình tự từng bộ phận của cây hay từng thời kì phát triển của cây?

TRẢ LỜI:

a. Nối như sau:

Giải Tiếng việt lớp 4 VNEN: Bài 21C

b. Bài văn Cây mai tứ quý được miêu tả theo trình tự từng bộ phận của cây

B. Hoạt động thực hành Bài 21C Tiếng việt lớp 4 VNEN

Câu 1. Thảo luận, trả lời câu hỏi: Trong bài dưới đây, cây gạo được miêu tả theo trình tự nào?

Cây gạo

Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến là có ngay mấy bông gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp.

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh. Những bông hoa đỏ ngày nào đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi. Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng lóa. Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

(Theo Vũ Tú Nam)

TRẢ LỜI:

Đọc bài "cây gạo" xong em thấy: Cây gạo được miêu tả theo trình tự từng thời kì phát triển của cây: Cây gạo nở hoa → hoa gạo rụng → quả gạo

Câu 2. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học.

TRẢ LỜI:

Ví dụ mẫu: Tả cây chuối

a. Tả lần lượt các bộ phận

  • Gốc cây: to, màu nâu sẫm, chôn chặt dưới đất.
  • Thân cây: tròn như cột nhà, màu xanh, trơn mịn, cao chừng 2 mét.
  • Cành lá: Mỗi cây có khoảng 7 -> 10 tàu lá dài, rộng, màu xanh rì.
  • Quả: Lúc còn non màu xanh, chín màu vàng, quả to, dài, hơi cong.

b. Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây.

  • Câu chuối còn non thấp chừng 50cm, màu xanh non
  • Cây lớn lên có màu xanh đậm, có nhiều tàu lá tỏa ra
  • Cây chuối ra hoa, hoa màu tim tím, to hơn bắp chân.
  • Cây chuối ra quả, quả chuối móc từng cụm mà người ta gọi là nải chuối, nhiều nải chuối tạo thành buồng chuối.

Dàn ý tả cây ăn quả - Tả cây mít

1. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu về cây mít.
  • Gợi ý:

Ông em là một người rất yêu cây cối. Vậy nên trong vườn nhà em có trồng rất nhiều loài cây, từ cây ăn quả đến cây cảnh, từ giống bình thường đến giống quý hiếm. Bất kì ai khi ghé qua cũng phải xuýt xoa, trầm trồ. Trong đó, cây được ông em yêu quý nhất là cây mít trồng ở trước sân.

2. Thân bài

- Miêu tả cây mít:

  • Cây mít năm nay đã gần mười tuổi rồi - vì nó được ông trồng khi biết tin mẹ đang mang thai em
  • Cây rất cao, đến ngang với mái nhà
  • Cây không mọc thẳng, mà hơi xiên sang bên trái, vì phía đó thông thoáng và nhiều ánh mặt trời hơn
  • Thân cây khá lớn, một mình em không thể ôm hết được
  • Lớp vỏ của thân cây thô ráp, sần sùi, nhiều chỗ có rêu xanh mọc đầy
  • Từ thân cây mọc ra rất nhiều cành lớn, từ các cành lại mọc ra nhiều cành nhỏ, nhiều nhánh nhỏ
  • Tuy nhiên, các cành, nhánh của cây mít không xòe rộng như cây bàng, mà mỗi cành chỉ dài ra khoảng gần 2 mét mà thôi
  • Lá mít to chừng bằng bàn tay em bé, xanh mướt, khi chuyển sang màu đỏ, vàng thì sẽ rụng về cội
  • Lá mít xanh tốt quanh năm, và có lá rụng suốt cả năm, chứ không phân biệt theo mùa như cây bàng
  • Ngày bé, em thường tìm những chiếc lá mít rụng còn nguyên vẹn, chưa bị héo để ông làm thành những con trâu, con cào cào dễ thương

- Miêu tả quả mít:

  • Cây mít nếu được chăm sóc tốt và khí hậu thuận lợi có thể cho quả quanh năm
  • Tuy nhiên, thường thì mùa xuân sẽ bắt đầu có trái nhỏ, đến mùa hè quả sẽ lớn và chín
  • Quả mít có đặc điểm nhận dạng rất rõ ràng đó là có gai nhọn bao phủ toàn thân
  • Lúc mít chín, mùi hương tỏa khắp vườn, không cần ra vườn cũng biết là có quả đã chín rồi
  • Từng múi mít vàng ươm, giòn và ngọt, ăn rồi chỉ muốn ăn thêm miếng nữa
  • Tuy nhiên, cần phải lau thật kĩ trước khi ăn vì trong quả mít có rất nhiều mủ
  • Đặc biệt, quả mít có thể ăn theo nhiều cách: khi mít còn bé xíu, non thì có thể chấm muối ớt rồi ăn luôn, hoặc thái lát ăn với món cuốn; quả mít non (đã có xơ, múi nhưng chưa chín) thì có thể làm gỏi, nộm hoặc bóp đều ngon…

3. Kết bài

  • Tình cảm, suy nghĩ của em dành cho cây mít
  • Gợi ý:

Em yêu quý cây mít lắm. Mỗi ngày, em theo ông ra vườn tưới nước cho cây. Mong sao, dù thời gian trôi qua, cây mít mãi luôn khỏe mạnh, tươi tốt. Giống như ông - mãi luôn là người làm vườn vui khỏe, yêu đời.

Câu 3. Chơi trò chơi: Thi tìm nhanh từ ngữ thuộc chủ đề sức khỏe.

a. Thi nói tên các hoạt động rèn luyện sức khỏe.

Giải Tiếng việt lớp 4 VNEN: Bài 21C

b. Thi nói nhanh từ ngữ chỉ đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh

TRẢ LỜI:

a. Tên các hoạt động rèn luyện sức khỏe: Kéo con, nhảy dây, chạy bộ, đá bóng, đánh bóng, đánh cầu lông, thể dục, bơi lội, đạp xe, đánh bóng chuyền...

b. Từ ngữ chỉ đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh: vạm vỡ, răn chắc, chắc nịch, đầy đặn, cường tráng, cơ bắp, cẻo dai, lực lưỡng, săn chắc, nở nang...

Câu 4. Điền từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ.

a. Khoẻ như ...

b. Yếu như ...

c. Nhanh như ...

d. Chậm như ...

TRẢ LỜI:

a. Khoẻ như trâu

b. Yếu như sên

c. Nhanh như sóc

d. Chậm như rùa

Câu 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi: Cần làm gì để có sức khỏe?

TRẢ LỜI:

  • Cần duy trì giờ giấc học tập, làm việc, vui chơi hằng ngày theo đúng thời gian biểu.
  • Cần lao động vừa sức và luyện tập thể dục, thể thao phù hợp với lứa tuổi.
  • Để cơ thể thêm khoe manh, cần bơi lội, chơi cầu lông, nhảy dây, bóng đá.
  • Cần có chế độ ăn uống điều độ để có sức khoẻ tốt.

Câu 6. Đặt câu về chủ đề sức khỏe

TRẢ LỜI:

  • Mỗi ngày, em đều tập thể dục nên sức khỏe em ngày càng dẻo dai
  • Nhờ ăn uống điều độ, đủ chất nên em không bị suy dinh dưỡng
  • Nhờ học bơi nên em có sức khỏe dẻo dai và không sợ đuối nước
  • Mỗi sáng sớm, em và ba đều ra công viên chạy thể dục....
  • Nhờ ăn uống điều độ và thường xuyên hoạt động nên bà em vẫn còn rất khoẻ.
  • Mỗi tuần hai lần, em đều đi bơi cùng gia đình.

C. Hoạt động ứng dụng Bài 21C Tiếng việt lớp 4 VNEN

Câu 1. Trao đổi với người thân: làm gì để có sức khỏe?

GỢI Ý:

Để có sức khỏe, nên:

  • Ăn uống lành mạnh, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, nước ngọt có ga, thuốc lá...
  • Thường xuyên tập thể dục, đi bộ, chơi các môn thể thao để rèn luyện sức khỏe
  • Không thức khuya, bỏ bữa...

Câu 2: Thực hành lao động và luyện tập vừa sức để có sức khỏe.

------------------------------------------------------

Ngoài giải bài tập Tiếng Việt 4 VNEN bài 21C: Từ ngữ về sức khỏe, VnDoc còn giúp các bạn Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 và bài tập SGK Tiếng việt 4 tương ứng. Các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 4 đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
28
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Tiếng Việt lớp 4 VNEN

    Xem thêm