Giải Tiếng Việt lớp 4 VNEN Bài 22B: Thế giới của sắc màu

Giải Tiếng việt lớp 4 VNEN: Bài 22B: Thế giới của sắc màu có lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Tiếng việt 4 tập 2 trang 42 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung chương trình Tiếng việt lớp 4. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

A. Hoạt động cơ bản Bài 22B Tiếng việt lớp 4 VNEN

Câu 1. Nêu nhận xét của em về màu sắc của những sự vật dưới đây:

Bài 22B: Thế giới của sắc màu

Trả lời:

Ví dụ:

  • Giữa màu xanh của biển, cánh buồm vàng ẩn hiện khiến Vịnh Hạ Long thật sống động
  • Thác nước Y-al-li đổ từ trên cao xuống trắng xóa trông thật đẹp mắt
  • Những cánh hoa lan màu tím trông thật quyến rũ
  • Con bướm có bộ cánh đủ màu sắc trông thật bắt mắt
  • Quả chuối chín ngả màu vàng tươi
  • Đóa hoa lộng lẫy khoe sắc đỏ như những cánh bướm.

Câu 2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:

Chợ tết

(trích)

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.

theo Đoàn Văn Cừ

Câu 3. Tìm lời giải nghĩa hoặc hình ảnh thích hợp với mỗi từ ngữ, ghi vào vở:

Giải Tiếng Việt lớp 4 VNEN Bài 22B: Thế giới của sắc màu

Trả lời:

Giải Tiếng Việt lớp 4 VNEN Bài 22B: Thế giới của sắc màu

Câu 4. Cùng luyện đọc.

Câu 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

(1) Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào? Dựa vào bài thơ, em hãy cùng bạn tả lại khung cảnh đó.

(2) Mỗi người đến chợ Tết với những dáng vẻ riêng ra sao? Nói tiếp đê hoàn thành câu:

  • Những thằng cu áo đỏ ...
  • Vài cụ già ...
  • Cô yếm thăm ...
  • Thằng em bé ...
  • Hai người thôn ...
  • Con bò vàng ...

(3) Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ Tết có điểm gì chung?

(4) Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ Tết. Em hãy tìm những từ ngữ đã tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy.

Trả lời:

(1) Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh vô cùng đẹp. Đó là khi mặt trời vừa bắt đầu ló lên, những tia nắng đầu tiên tỏa ra khiến đám mây trắng từ từ chuyển sang màu đỏ. Trên những nóc nhà, những hạt sương trắng trong cũng chuyển sang màu hồng.

(2) Mỗi người đến chợ Tết với những dáng vẻ riêng:

  • Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon.
  • Vài cụ già chống gậy bước lom khom.
  • Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
  • Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ.
  • Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu.
  • Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.

(3) Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ Tết có điểm chung đó là đều hân hoan, tươi vui, tưng bừng đi chợ tết để sắm sửa, đón chào năm mới. Điều này làm cho không khí của phiên chợ ngày tết thêm tưng bừng và náo nhiệt.

(4) Những từ ngữ đã tạo nên bức tranh giàu màu sắc của phiên chợ tết: Trắng, đỏ, hồng lam, xanh biếc, vàng, nắng tía, son, the xanh.

Câu 6. Học thuộc lòng 8 dòng đầu hoặc 8 dòng cuối của bài thơ.

Câu 7. Đọc lại ba bài văn tả cây cối Cây mai tứ quý, Cây gạo, Sầu riêng và nêu nhận xét.

a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào? Đánh dấu + vào từng ô thích hợp

Bài

Quan sát từng bộ phận của cây

Quan sát từng thời kì phát triển của cây

Cây mai tứ quý

Cây gạo

(từng thời kì phát triển của bông gạo)

Sầu riêng

b) Tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào?

Các giác quan

Chi tiết được quan sát

Thị giác (mắt nhìn)

Cây mai tứ quý:.. Cây gạo:.. sầu riêng:...

Vị giác (lưỡi nếm)

Vị ngọt của trái sầu riêng

Thính giác (tai nghe)

Cây gạo: tiếng chim hót.

Khứu giác (mũi ngửi)

Hương thơm của sầu riêng: ...

c) Chỉ ra những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì?

  • So sánh: Cây mai tứ quý: ....... Cây gạo: .................. Sầu riêng: ..............
  • Nhân hóa: Cây gạo ..............…

Trả lời:

a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào? Đánh dấu + vào từng ô thích hợp

Bài

Quan sát từng bộ phận của cây

Quan sát từng thời kì phát triển của cây

Cây mai tứ quý

(thân, gốc, hoa, trái)

Cây gạo

(từng thời kì phát triển của bông gạo)

Sầu riêng

(thân, lá, hoa, quả)

b) Tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào?

Các giác quan

Chi tiết được quan sát

Thị giác
(mắt nhìn)

- Cây mai tứ quý: cao, dáng thanh, thân thẳng, tán tròn, gốc xòe rộng, lớn bằng bắp tay, đỉnh ngọn như một điểm, cành vươn đều, nhánh rắn chắc, cánh hoa ba lớp vàng thẫm, năm cánh đài đỏ tía, trái màu chín đậm, óng ánh, xum xuê xanh.

- Cây gạo: cành trĩu hoa đỏ mọng, cây cao lớn, quả múp míp, thon vút hai đầu, sợi bông đầy đặn, căng lên, mảnh vỏ tách ra, múi bông nở đều.

- Sầu riêng: hoa đậu từng chùm trắng ngà, cánh hoa nhỏ như vảy cá, nhụy li ti, trái lủng lẳng như tổ kiến, thân khẳng khiu, cành ngang thẳng đuột, lá xanh nhỏ xanh vàng, hơi khép như lá héo.

Vị giác
(lưỡi nếm)

- Vị ngọt của trái sầu riêng: béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn, vị ngọt đam mê.

Thính giác
(tai nghe)

- Cây gạo: tiếng chim hót: ồn ã

Khứu giác
(mũi ngửi)

- Hương thơm của sầu riêng: thơm đậm, bay rất xa, lâu tan, ngào ngạt xông vào cánh mũi, thơm mùi thơm mít chín quyện hương bưởi, hoa thơm ngát, hương tỏa ngạt ngào.

c) Chỉ ra những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì?

- So sánh:

  • Cây mai tứ quý: thân thẳng như thân trúc, cánh đài đỏ tía như ức gà chọi, trái óng ánh như những hạt cườm.
  • Cây gạo: cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng, hai đầu quả thon vút như con thoi, múi bông chín như nồi cơm chín, cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
  • Sầu riêng: hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi, cánh hoa nhỏ như vảy cá, trái lủng lẳng trông giống tổ kiên, lá nhỏ xanh vàng, hơi khép như lá héo.

- Nhân hóa:

  • Cây gạo: trở lại tuổi xuân, chấm dứt sự tưng bừng, ồn ã, trở về dáng vẻ xanh mát, trầm tư, cây hiền lành, quả gạo múp míp.

B. Hoạt động thực hành Bài 22B Tiếng việt lớp 4 VNEN

Câu 1. Kiểm tra kết quả quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường (hoặc nơi em ở).

Câu 2. Quan sát ảnh thiên nga. Nêu nhận xét của em về chim thiên nga

Hoạt động thực hành Bài 22B Tiếng việt lớp 4 VNEN

Trả lời:

Quan sát hai bức ảnh về thiên nga em thấy:

  • Thiên nga là một loài chim có bộ lông trắng tinh, nó vừa có thể bơi dưới nước và cũng có thể bay.
  • Trong các loài chim, thiên nga đẹp và hiền lành như những cô tiên trong truyện cổ tích.
  • Nhìn cặp đôi thiên nga tung tăng trên mặt hồ giống như những vũ công đang nhảy múa.

Câu 3.

a) Sắp xếp lại thứ tự các tranh dưới đây cho đúng với cốt truyện Con vịt xấu xí em vừa nghe kể

Hoạt động thực hành Bài 22B Tiếng việt lớp 4 VNEN

b) Dựa vào các tranh đã sắp xếp lại, em kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

Trả lời:

a) Thứ tự đúng là: 2 -> 1 -> 3 -> 4

2. Vợ chồng thiên nga con lại cho vịt mẹ trông giúp

1. Vịt mẹ dẫn đàn con ra ao. Thiên nga con đi cuối đàn, trông rất lẻ loi, cô đơn.

3. Vợ chồng thiên nga nhận lại con và cảm ơn vịt mẹ cùng đàn vịt con

4. Thiên nga con cùng bố mẹ bay đi. Đàn vịt nhìn theo vẻ ngạc nhiên

b) Dựa vào tranh em hãy lể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện

Con vịt xấu xí

1. Sắp đến mùa đông, vợ chồng thiên nga đưa con tới phương Nam tránh rét, nhưng vì một đứa con quá nhỏ khiến họ phải dừng chân nghỉ lại ven đường. Hai vợ chồng nhờ cô vịt chăm sóc giùm thiên nga con và hứa sang năm sẽ quay lại đón con.

2. Cô vịt đồng ý để thiên nga con ở lại cùng đàn vịt. Vịt mẹ bận rộn với việc kiếm ăn, thiên nga con chỉ có thể chơi cùng với những chú vịt con nhưng điều đó khiến chúng thật sự buồn.Bởi hình dáng không giống những chú vịt nên thiên nga bị cách bạn hắt hủi, bắt nạt, chúng cho rằng thiên nga là một con vịt xấu xí và vô tích sự.

3. Một năm sau thiên nga được bố mẹ quay lại đón. Gia đình đoàn tụ trong niềm hạnh phúc mừng rỡ. Thiên nga con đã quên hết mọi chuyện buồn tủi trước kia, nó chạy đến cảm ơn vịt mẹ và bịn rịn chia tay với các bạn vịt con để cùng bố mẹ bay tới những chân trời tươi đẹp

4. Lúc ấy, đàn vịt con mới hiểu con vịt xấu xí mà chúng thường ghét bỏ chính là thiên nga, loài chim đẹp nhất trong vương quốc họ nhà chim. Chúng đã hối hận về cách cư xử của mình.

Câu 4. Trả lời câu hỏi:

a. Ai là “con vịt xấu xí” trong truyện này? Vì sao nhân vật đó bị xem là “xấu xí”?

b. Qua câu chuyện, An-đéc-xen muốn nói gì với các em? Chọn ý trả lời em thích:

  • Đừng cho người khác là xấu xí chỉ vì họ không giống mình.
  • Đừng lấy mình làm mẫu đế đánh giá người khác.
  • Bạn sẽ xấu hố khi cùng hùa nhau dè bỉu một người.
  • Thật tiếc cho những ai không cảm nhận được cái đẹp.
  • Phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, yêu thương người khác.

Trả lời:

a. “Con vịt xấu xí” trong truyện là một con thiên nga. Nhân vật đó bị xem là xấu xí vì không giống vịt con: cố dài ngoẵng, thân hình gầy guộc.

b. Qua câu chuyện, An-đéc-xen muốn nói:

  • Đừng cho người khác là xấu xí chỉ vì họ không giống mình.
  • Đừng lấy mình làm mẫu đế đánh giá người khác.
  • Phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, yêu thương người khác.

-----------------------------------------------------------

Ngoài giải bài tập Tiếng Việt 4 VNEN bài 22B: Thế giới của sắc màu, VnDoc còn giúp các bạn Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 và bài tập SGK Tiếng việt 4 tương ứng. Các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 4 đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục.

Đánh giá bài viết
85 16.285
Sắp xếp theo

    Giải Tiếng Việt lớp 4 VNEN

    Xem thêm