Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Tiếng việt lớp 4 VNEN: Bài 17A: Rất nhiều mặt trăng

Giải Tiếng việt lớp 4 VNEN: Bài 17A: Rất nhiều mặt trăng có lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Tiếng việt 4 trang 180 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung chương trình học Tiếng việt lớp 4. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

A. Hoạt động cơ bản Bài 17A Tiếng việt lớp 4 VNEN

1. Quan sát bức tranh sau đây và cho biết:

a. Bức tranh vẽ cảnh gì?

b. Cảnh và người trong tranh gợi cho em nhớ đến câu chuyện nào nói về nàng công chúa?

c. Em thường hình dung về nàng công chúa như thế nào?

Trả lời:

a. Bức tranh vẽ cảnh một cánh rừng xanh, có ngôi nhà nhỏ, có dòng suối. Ở đó còn có một nàng công chúa và 7 chú lùn.

b. Cảnh trong tranh gợi cho em nhớ đến câu chuyện: "Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn".

c. Theo em hình dung, nàng công chúa là một cô gái xinh đẹp, được mặc những bộ đầm lộng lẫy. Nàng có tính cách rất hiền từ và dịu dàng.

2-3-4: Đọc, giải nghĩa và luyện đọc bài: Rất nhiều mặt trăng

5. Thảo luận để trả lời câu hỏi:

(1) Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?

(2) Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thê nào về đòi hỏi của công chúa?

(3) Vì sao họ cho rằng đòi hỏi của công chúa không thể thực hiện được?

(4) Chú hề đã làm cách nào để làm vui lòng công chúa?

a. Chú hề làm trò cho công chúa cười vui, quên đi ước muôn có mặt trăng bên mình.

b. Chú hề dỗ dành công chúa bằng một thứ đồ chơi khác.

c. Chú hề tìm hiểu ý nghĩ của công chúa về mặt trăng rồi làm một mặt trăng như trong ý nghĩ của công chúa.

Đáp án và hướng dẫn giải

(1). Công chúa muốn có mặt trăng; triều đình không biết làm cách nào tìm được mặt trăng cho công chúa.

(2). Họ nói rằng đòi hỏi của công chúa là không thể thực hiện được.

(3). Các đại thần cho rằng đòi hỏi của công chúa không thể thực hiện được vì mặt trăng ở rất xa và to gấp nghìn lần đất nước của nhà vua

(4). Cách chú hề đã làm cho công chúa vui là:

Đáp án: c. Chú hề tìm hiểu ý nghĩ của công chúa về mặt trăng rồi làm một mặt trăng như trong ý nghĩ của công chúa.

6. Cách nghĩ của công chúa về vị trí và kích thước của mặt trăng khác với các nhà khoa học và các đại thần như thế nào? Chọn ô ở giữa phù hợp với từng ô ở cột trái, phải để trả lời:

Giải Tiếng việt lớp 4 VNEN: Bài 17A

Đáp án và hướng dẫn giải

  • Cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng: Mặt trăng ở trên ngọn cây ngoài cửa sổ, có kích thước to hơn móng tay
  • Cách nghĩ của nhà khoa học về mặt trăng: Mặt trăng ở vị trí rất xa, có kích thước to gấp nhiều lần đất nước của nhà vua.

7. Tìm hiểu các bộ phận trong câu kể Ai làm gì?

(1) Đọc đoạn văn sau:

Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ tra ngô. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ. Lũ chó sủa om cả rừng.

(Theo Tô Hoài)

(2) Nhận xét:

· Các câu văn trong đoạn trên thuộc kiểu câu gì?

· Tìm trong mỗi câu trên các từ ngừ chỉ hoạt động và chỉ người hoặc vật hoạt động. Ghi lại kết quả trên phiếu hoặc bảng nhóm.

· Đặt câu hỏi:

  • Cho từ ngữ chỉ hoạt động
  • Cho từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động

(3) Câu kể Ai làm gì? Có mấy bộ phận? Mỗi bộ phận trả lời cho câu hỏi nào?

Đáp án và hướng dẫn giải

Các câu văn trên thuộc kiểu câu kể.

Câu

Từ ngữ chỉ hoạt động

Từ ngữ chỉ người hoặc vật đang hoạt động

Đặt câu

Người lớn đánh trâu ra cày

đánh trâu ra đồng

Người lớn

Người lớn làm gì?
Ai đánh trâu ra cày?

Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá

nhặt cỏ, đốt lá

các cụ già

Các cụ già làm gì?
Ai nhặt cỏ, đốt lá ?

Mấy chú bé bắc bếp, thổi cơm

bắc bếp, thổi cơm

mấy chú bé

Mấy chú bé làm gì?
Ai bắc bếp thổi cơm?

Các bà mẹ tra ngô

tra ngô

các bà mẹ

Các bà mẹ làm gì?
Ai tra ngô?

Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ

ngủ khì trên lưng mẹ

các em bé ngủ

Các em bé làm gì?
Ai ngủ khì trên lưng mẹ?

Lũ chó sủa om cả rừng

sủa om cả rừng

lũ chó sủa

Lũ chó làm gì?
Con gì sủa om cả rừng?

Câu kể ai làm gì thường có 2 bộ phận:

· Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)?

· Bộ phận thứ hai là vị ngữ trả lời cho câu hỏi: làm gì?

B. Hoạt động thực hành Bài 17A Tiếng việt lớp 4 VNEN

1. Đọc đoạn văn sau, thay nhau hỏi và trả lời:

Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy mõm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.

a. Đoạn văn có mây câu kể Ai làm gì ? Đó là những câu nào?

b. Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được.

Đáp án và hướng dẫn giải

a. Những câu kể ai làm gì trong đoạn văn trên là:

· Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.

· Mẹ đựng hạt giống đầy móm cọ, treo trên gác bếp để gieo cấy mùa sau.

· Chị tôi đan nón lá cọ lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khấu.

b. Chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được là:

Cha tôi / làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.

CN VN

Mẹ / đựng hạt giống đầy móm cọ, treo trên gác bếp để gieo cấy mùa sau.

CN VN

Chị tôi / đan nón lá cọ lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khấu.

CN VN

2. Viết vào vở đoạn văn kể về các công việc trong một buổi sáng của mọi người trong gia đình em.

Đáp án và hướng dẫn giải:

Mẫu 1:

Sáng nào cũng vậy, cứ chuông báo 6 giờ 30 thì mỗi thành viên trong nhà lại có một việc riêng cho mình. Mẹ búi tóc gọn gàng xuống bếp chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà. Bố dậy chạy thể dục ở công viên gần nhà. Bà nội dậy quét nhà và sân sạch sẽ. Ông nội ra vườn hít thở không khí và tưới nước cho cây cảnh. Còn em, sau khi chuông báo thức, em dậy xếp sách vở vào cặp, gọi em gái dậy để ăn sáng rồi đi đến trường. Khởi đầu ngày mới của các thành viên trong gia đình em là như vậy đó.

Mẫu 2:

Sáng nào cũng vậy, em đều thức dậy sớm để tập thể dục. Tập thể dục là 1 hoạt động tốt cho sức khỏe, đảm bảo năng lượng cho ngày mới. Không biết từ bao giờ thể dục trở thành công việc thường xuyên, vào mỗi buổi sáng sau khi em thức dậy. Tiếng gà gáy ò ó o vang lên, mọi vật còn đang chìm trong giấc ngủ dưới lớp sương mờ ảo. Không khí mới yên lặng và tĩnh mịch làm sao! Em đánh răng, rửa mặt, khoan khoái bước ra sân tập thể dục. Em khởi động, luyện tập một số động tác, lúc đó cảm giác thật khỏe khoắn, sẵn sàng cho một ngày mới. Ông mặt trời thức dậy tỏa những tia nắng hồng ban mai, nhuộm hồng dần mấy cụm mây trắng. Đó cũng là lúc em xuống ăn sáng, soạn sách vở và chuẩn bị đến trường.

4. Nghe - đọc, viết vào vở bài: Mùa đông trên rẻo cao

5. Điền vào chỗ trống:

a. Tiếng có âm đầu l hay n?

Cồng chiêng là một...nhạc cụ đúc đồng, thường dùng trong...hội dân gian Việt Nam. Cồng chiêng...tiếng nhất là ở Hòa Bình và Tây Nguyên.

b. Tiếng vần ât hay âc?

Khúc nhạc đưa mọi người vào...ngủ yên lành. Âm thanh cồng chiêng, trang nghiêm và linh thiêng như tiếng....trời, làm mọi người tạm quên đi những lo toan...vả đời thường.

Đáp án và hướng dẫn giải

a. Tiếng có âm đầu l hay n?

Cồng chiêng là một loại nhạc cụ đúc đồng, thường dùng trong lễ hội dân gian Việt Nam. Cồng chiêng nổi tiếng nhất là ở Hòa Bình và Tây Nguyên.

b. Tiếng vần ât hay âc?

Khúc nhạc đưa mọi người vào giấc ngủ yên lành. Âm thanh cồng chiêng, trang nghiêm và linh thiêng như tiếng đất trời, làm mọi người tạm quên đi những lo toan vất vả đời thường.

6. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu văn sau:

Chàng hiệp sĩ gỗ đang ôm (giấc/giất) mộng (làm/nàm) người, bỗng thấy (xuấc/xuất) hiện một bà già. Bà ta cầm cái quạt giấy che (lửa/nửa) mặt (lất láo/lấc láo/nấc náo) đảo mắt nhìn quanh, rồi (cấc/cất) tiếng khàn khàn hỏi:

- Còn ai thức không đấy?

- Có tôi đây!

- Chàng hiệp sĩ (lên/nên) tiếng. Thế là bà già (nhấc/nhất) chàng ra khỏi cái đinh sắt, cầm chiếc quạt phẩy nhẹ ba cái. Tức thì, hai con mắt của chàng bắt đầu đảo qua đảo lại, môi chàng mấp máy, chân tay cựa quậy. Bà già đặt chàng xuống (đấc/đất). Chàng (lảo/nảo) đảo trên đôi chân run rẩy rồi rùng mình, thở một tiếng (thậc/thật) dài, biến thành một người bằng xương bằng thịt. Bà già (lắm/nắm) tay chàng hiệp sĩ, dắt đi theo.

Đáp án và hướng dẫn giải

Chàng hiệp sĩ gỗ đang ôm (giấc) mộng (làm) người, bỗng thấy (xuất) hiện một bà già. Bà ta cầm cái quạt giấy che (nửa) mặt (lấc láo) đảo mắt nhìn quanh, rồi (cất) tiếng khàn khàn hỏi:

- Còn ai thức không đấy?

- Có tôi đây! - Chàng hiệp sĩ (lên) tiếng.

Thế là bà già (nhấc) chàng ra khỏi cái đinh sắt, cầm chiếc quạt phẩy nhẹ ba cái. Tức thì, hai con mắt của chàng bắt đầu đảo qua đảo lại, môi chàng mấp máy, chân tay cựa quậy. Bà già đặt chàng xuống (đất). Chàng (lảo) đảo trên đôi chân run rẩy rồi rùng mình, thở một tiếng (thật) dài, biến thành một người bằng xương bằng thịt. Bà già (nắm) tay chàng hiệp sĩ, dắt đi theo.

Ngoài giải bài tập Tiếng Việt 4 VNEN, VnDoc còn giúp các bạn Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 và bài tập tương ứng. Các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 4 đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
19
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Tiếng Việt lớp 4 VNEN

    Xem thêm