Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Tiếng Việt lớp 4 VNEN Bài 26C: Gan vàng dạ sắt

Giải Tiếng Việt lớp 4 VNEN: Bài 26C: Gan vàng dạ sắt có lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Tiếng việt 4 tập 2 trang 92 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung chương trình Tiếng việt lớp 4. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

A. Hoạt động cơ bản Bài 26C Tiếng việt lớp 4 VNEN

Câu 1. Chơi trò chơi: Tôi là ai.

Mỗi nhóm chọn một nhân vật trong các câu chuyện về lòng dũng cảm đố đố nhóm bạn. Câu đố nói về một đặc điểm hoặc một hành động nào đó đê dễ nhận biết của nhân vật. Viết câu đố vào một thẻ bìa.

M: Tôi vượt bom đạn, đưa thư từ, công văn ra mặt trận cho bộ đội. Đố bạn tôi là ai? (Là chú bé Lượm - bài thơ Lượm).

Đáp án:

Ví dụ mẫu:

  • Tôi là một thiếu niên đã xông ra chiến lũy để nhặt đạn cho nghĩa quân. Tôi là ai? (Ga-vrốt).
  • Tôi là một thiếu niên 14 tuổi đã cứu sống 11 người gặp nạn trên biển. Tôi là ai? (Trần Văn Truyền).
  • Tôi xông pha trận mạc với sáu chữ vàng để giết giặc. Tôi là ai? (Trần Quốc Toản).
  • Tôi là một đứa trẻ đánh đuổi giặc Ân. Tôi là ai? (Thánh Gióng)

Câu 2. Xếp những từ sau vào hai nhóm: từ cùng nghĩa và trái nghĩa với từ dũng cảm:

(can đảm, anh hùng, nhát, nhát gan, anh dũng, nhút nhát, gan góc, hèn nhát, bạc nhược, gan lì, bạo gan, đớn hèn, hèn hạ, táo bạo, nhu nhược, quả cảm, khiếp nhược, gan dạ, hèn mạt).

Đáp án:

Cùng nghĩa

Trái nghĩa

Can đảm, anh hùng, anh dũng, gan góc, gan lì, bạo gan, táo bạo, quả cảm, gan dạ

nhát, nhát gan, nhút nhát, hàn nhát, bạc nhược, đớn hèn, hèn hạ, nhu nhược, khiếp nhược, hèn mạt

Câu 3. Đặt câu với một trong các từ ở hoạt động 2 và ghi vào vở.

Đáp án:

Học sinh tham khảo các câu sau:

  • Dũng lớn rồi nhưng rất nhát gan, chẳng dám đi một mình ngoài đường vào ban đêm
  • Người làm sai mà không chịu trách nhiệm thật hèn hạ
  • Bố em là một người đàn ông can đảm nhất trong nhà
  • Bạn dũng có những đường bóng rất táo bạo....

Câu 4. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống: anh dũng, dũng cảm, dũng mãnh.

a. .......... bênh vực lẽ phải

b. Khí thế ..........

c. Hi sinh ..........

Đáp án:

a. Dũng cảm bênh vực lẽ phải

b. Khí thế dũng mãnh

c. Hi sinh anh dũng.

Câu 5. Trong các thành ngữ sau, những thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm?

a. Vào sinh ra tử

b. Cày sâu cuốc bẫm

c. Gan vàng dạ sắt

d. Nhường cơm sẻ áo

e. Chân lấm tay bùn

Đáp án:

Những thành ngữ nói về lòng dũng cảm là:

a. Vào sinh ra tử

c. Gan vàng dạ sắt

Câu 6. Đặt câu với một trong các thành ngữ em vừa tìm được ở hoạt động 5.

Đáp án:

Học sinh tham khảo các câu sau:

  • Cha ông ta đã vào sinh ra tử cùng đồng đội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
  • Chú bộ đội đã từng vào sinh ra tử nhiều lần.
  • Các chiến sĩ đã cùng vào sinh ra tử, sát cánh bên nhau và lập được nhiều chiến công.

B. Hoạt động thực hành Bài 26C Tiếng việt lớp 4 VNEN

Đề bài: Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích

Bài tham khảo 1:

Trước cổng nhà em có một cây sấu rất cao lớn. Từ lúc nhà em mới chuyển về đây, thì cây đã sừng sững ở đó rồi.

Cây sấu cao lắm, đứng ở tầng ba của nhà mình, em vẫn nhìn thấy được cành cây ngang tầm mắt. Thân cây thì to lớn, rắn chắc. Đến bố của em cũng không thể ôm hết thân cây. Phần gốc cây được các chú làm đường xây thành một cái bồn cây nhỏ, dựng rào bao quanh để bảo vệ cho cây. Các chú ấy còn quét một lớp vôi trắng dọc theo thân để bảo vệ cây khỏi các loài sâu bọ, mối mọt nữa.

Phần vỏ của thân cây xù xì lắm. Những đoạn ở phía dưới, có chỗ còn nứt thành từng cái khe sâu hoắm. Càng lên cao, thân cây nhỏ dần, lớp vỏ cũng láng mịn hơn. Từ đoạn cách gốc chừng gần hai mét, cây bắt đầu tỏa nhánh. Từ thân chính, đẻ ra các cành lớn, rồi cành lớn lại đẻ cành con, cành con lại đẻ cành cháu. Họ hàng nhà cành sấu cứ thế mà sinh sôi nảy nở, khiến cho tán cây ngày một dày và rộng hơn. Thêm cả một rừng những chiếc lá sấu nhỏ như cái muỗng, mỏng và xanh rì nữa. Thì cái tán cây lại càng xanh um, mướt mắt. Dù ngày hè chói chang, đứng dưới gốc cây vẫn thấy mát rười rượi. Còn ngày mưa rào, thì chẳng giọt mưa nào có thể chảy xuyên qua kẽ lá được. Thật là tuyệt vời.

Nói đến cây sấu, thì phải nhắc đến quả sấu. Vào mùa, khi những khóm hoa sấu li ti màu trắng bắt đầu tàn, thì những trái sấu xanh nhỏ bắt đầu xuất hiện. Và cũng từ đó, hành động ngó nghiêng lên vòm cây cũng bắt đầu diễn ra thường xuyên hơn. Chờ mãi đến khi trái chín, thì người ta bắt đầu khều, hái trái xuống. Trái sấu chua chua, thơm thơm đem dầm canh rau muống, trộn gỏi, chấm muối ớt, ngâm nước đường đều ngon cả. Sấu có thể xem như là một thức quà thú vị của Hà Thành vào những ngày hè nóng nực.

Cây sấu già ấy, thế mà đã cùng em trải qua rất nhiều ngày tháng. Biết bao kỉ niệm đẹp ngồi chơi dưới gốc cây cùng bạn bè, cùng bố mẹ. Rồi cả những lần quên mang chìa khóa mà đứng chờ bố mẹ về. Mong sao, dù qua bao mưa nắng, cây vẫn sẽ mãi xanh tươi như thế.

Bài tham khảo 2:

Sắp đến Tết, bố em mua về một chậu mai tứ quý rất đẹp. Chỉ cần nhìn thôi, là đã thấy không khí Tết ngập tràn.

Cây không quá cao, chỉ chừng 70cm, được trồng trong chiếc chậu đất nung màu đỏ, cao đến đầu gối của em. Kích thước ấy vừa đủ để đặt ở giữa phòng khách. Thân cây to chừng ba ngón tay, được uốn theo hình xoắn ốc rất đẹp. Từ thân chính, các cành, nhánh nhỏ mọc ra hướng bên ngoài. Khiến cả cây mai trông như một tòa núi nhỏ. Vì cây đang độ ra hoa nên khá ít lá. Chủ yếu là những chiếc lá non vừa mọc sau mùa trảy lá. Lá mai chỉ lớn chừng cái muỗng con, khá mỏng, màu đồng. Già hơn nữa thì màu xanh ngọc. Đẹp nhất, nhiều nhất là hoa mai. Mai mọc dày thành từng chùm, từng cụm. Vừa có nụ lại vừa có bông. Nhờ nở luân phiên như thế mà người ta có thể chơi mai trong cả tháng mùa xuân. Đóa mai tứ quý lớn chừng quả quất, gồm có năm cánh. Cánh mai mỏng và mềm mịn cứ như da em bé. Nó mang một sắc vàng tươi rực rỡ, như ánh nắng của mùa xuân. Chính bởi tông màu tươi mới ấy, mà mai tứ quý trở thành biểu tượng của Tết.

Ngay sau khi bố đặt cây mai ở phòng khách. Em đã rất háo hức chờ được trang trí cho cây. Nào là câu đối, bánh chưng, đĩnh vàng… rồi cả đèn nhấp nháy nữa. Nhìn ngắm cây mai, em càng cảm thấy rộn ràng không khí mùa xuân.

>> Tham khảo: Tả một cây bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích

C. Hoạt động ứng dụng Bài 26C Tiếng việt lớp 4 VNEN

Cùng người thân tìm thêm những thành ngữ, tục ngữ nói về lòng dũng cảm.

Đáp án:

Những câu thành ngữ, tục ngữ nói về lòng dũng cảm là:

  • Có cứng mới đứng được đầu gió
  • Gan vàng dạ sắt
  • Vào sinh ra tử
  • Lửa thử vàng gian nan thử sức
  • Đã sợ đừng làm, đã làm đừng sợ

----------------------------------------------------------

Ngoài giải bài tập Tiếng Việt 4 VNEN bài 26C: Gan vàng dạ sắt, VnDoc còn giúp các bạn Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 và bài tập SGK Tiếng việt 4 tương ứng.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
64
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Tiếng Việt lớp 4 VNEN

    Xem thêm