Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Tiếng việt lớp 4 VNEN Bài 1C: Làm người nhân ái

Giải Tiếng việt lớp 4 VNEN: Bài 1C: Làm người nhân ái có lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Tiếng việt 4 trang 12 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung chương trình học Tiếng việt lớp 4. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

A. Hoạt động cơ bản Bài 1C Tiếng việt lớp 4 VNEN

Câu 1. Chơi trò chơi: Nói về một hành động nhân ái.

Một bạn nêu tên một nhân vật có lòng nhân ái trong câu chuyện đã học hoặc nêu tên một người có lòng nhân ái. Bạn cùng chơi phải nói ngay hành động thể hiện lòng nhân ái, tinh thần sẵn sàng giúp đỡ người khác của nhân vật ấy. Sau đó đổi lượt.

M: Dế Mèn – bênh vực chị Nhà Trò.

     Bạn Nga lớp ta – góp đồ dùng giúp các bạn bị lũ lụt.

Ai không kể được tên nhân vật hoặc không nêu được hành động của nhân vật là thua cuộc.

Đáp án và hướng dẫn giải

Ví dụ mẫu:

  • Hai mẹ con bà góa - Cho bà cụ ăn xin ăn cơm.
  • Bạn Ngọc - quyên góp quần áo, sách vở ủng hộ các bạn nhỏ miền núi.
  • Tập thể lớp 5B - ủng hộ nhân dân vùng lũ miền Trung
  • Bà cụ ăn xin - giúp hai mẹ con bà hóa thoát nạn lũ lụt...

Câu 2. Tìm hiểu “Nhân vật trong truyện”.

a. Xếp các nhân vật trong những truyện em vừa học (Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện, con giao long, bà cụ ăn xin, mẹ con bà góa, những người dự lễ hội) vào hai nhóm:

a) Nhân vật là người.

b) Nhân vật là vật (con vật, đồ vật, cây cối,...)

b. Nhận xét về tính cách của các nhân vật:

a) Dế Mèn (trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu)

b) Mẹ con bà góa (trong truyện Sự tích hồ Ba Bể)

c. Viết kết quả em làm được vào phiếu học tập:

Truyện

Nhân vật

Tính cách

Người

Vật

Dế mèn bênh vực kẻ yếu

...

...

...

Sự tích hồ Ba Bể

...

...

...

d. Căn cứ vào đâu em có nhận xét về tính cách của nhân vật như vậy?

Đáp án và hướng dẫn giải

Điền kết quả vào phiếu học tập như sau:

Truyện

Nhân vật

Tính cách

Người

Vật

Dế mèn bênh vực kẻ yếu

  • Dế Mèn
  • Nhà Trò
  • bọn nhện

Dế Mèn có tính cách: Khảng khái, giàu lòng thương người, ghét áp bức

Sự tích hồ Ba Bể

  • Bà cụ ăn xin.
  • Mẹ con bà góa.
  • Người dự lễ hội

Mẹ con bà góa có tính cách: giàu lòng nhân ái, quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ người gặp hoạn nạn

Câu 3. Đọc truyện Ba anh em và trả lời các câu hỏi:

a. Nhân vật trong câu chuyện là những ai?

b. Em có đồng ý với nhận xét của người bà về tính cách của từng cháu không?

c. Dựa vào nhừng điểm nào, bà có nhận xét như vậy?

Ba anh em

Nghỉ hè, Ni-ki-ta, Gô-sa và Chi-ôm-ca về thăm bà ngoại.

Ăn cơm xong, Ni-ki-ta chạy vội ra ngõ, hòa vào đám trẻ láng giềng đang nô đùa. Gô-sa thấy nhiều mẩu bánh mì vụn rơi trên bàn, liếc nhìn bà rồi nhanh tay phủ xuống đất, hối hả chạy theo anh. Còn Chi-ôm-ca ở lại giúp bà lau bàn, nhặt hết mẩu bánh vụn đem cho bầy chim đang gù bên cửa sổ.

Buổi tối, ba anh em quây quần bên bà. Bà nói:

- Ba cháu là anh em ruột mà chẳng giống nhau

Ni-ki-ta thắc mắc:

- Bà ơi, ai cũng bảo anh em cháu giống nhau như giọt nước cơ mà?

Bà mỉm cười:

Bà nói về tính nết của các cháu cơ. Ni-ki-ta thì chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình, ăn xong là chạy tót đi chơi. Gô-sa hơi láu, lén lắt những mẩu bánh vụn xuống đất. Chi-ôm-ca bé nhất lại biết giúp bà. Em nó còn biết nghĩ đến cả những con chim bồ câu nữa. Những con bồ câu cũng cần ăn chứ nhỉ?

(Theo Giét-xtép)

- Gù: (tiếng chim) kêu trầm và nhẹ.

Đáp án và hướng dẫn giải

a) Những nhân vật trong câu chuyện là: bà ngoại, Ni-ki-ta, Gô-sa, Chi-ôm-ca.

b) Em đồng ý với những nhận xét của bà về tính cách của từng cháu.

c) Để có được những nhận xét như vậy, bà đã phải quan sát rất kĩ những hành động của mỗi đứa cháu.

B. Hoạt động thực hành Bài 1C Tiếng việt lớp 4 VNEN

Câu 1.

a) Viết tiếp để hoàn thành mẩu chuyện cho thấy bạn Chiến là người biết quan tâm đến người khác: Chiến mải vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc ...

b) Đổi bài với bạn để soát và sửa lỗi.

Đáp án và hướng dẫn giải
Chiến mải vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc, Chiến vội vàng chạy lại đỡ em bé dậy, dỗ dành em bé, phủi cát đất bẩn trên người em và không quên nói lời xin lỗi em bé.

Câu 2. Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ dưới đây. Viết kết quả phân tích 5 tiếng vào phiếu theo mẫu:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

Mẫu:

Tiếng

âm đầu

vần

thanh

hoài

h

oai

huyền

Đáp án và hướng dẫn giải

Tiếng

Âm đầu

vần

thanh

Khôn

kh

ôn

huyền

ngoan

ng

oan

huyền

đối

đ

ôi

sắc

đáp

đ

ap

sắc

người

ng

ươi

huyền

ngoài

ng

oai

huyền

g

a

huyền

cùng

c

ung

huyền

một

m

ôt

nặng

mẹ

m

e

nặng

chớ

ch

ơ

sắc

hoài

h

oai

huyền

đá

đ

a

sắc

nhau

nh

au

ngang

Câu 3. Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ trên và viết vào vở:

(Em cần biết: Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có vần giống nhau hoặc gần giống nhau, nằm ở những vị trí nhất định của câu thơ (hoặc văn vần). Ví dụ trong thơ lục bát, tiếng thứ sau của câu trên (câu lục) bắt vần với tiếng thứ sáu của câu dưới (câu bát).)

Đáp án và hướng dẫn giải

Những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

→ ngoài - hoài

Câu 4.

a. Tìm và viết vào vở từng cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ sau:

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.

Tố Hữu

b. So sánh các cặp tiếng bắt vần với nhau xem cặp nào có vần giống nhau hoàn toàn, cặp nào có vần giống nhau không hoàn toàn.

Đáp án và hướng dẫn giải

a. Cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ trên là:

  • choắt - thoắt
  • xinh - nghênh

b. So sánh:

  • choắt - thoắt có vần oăt giống nhau hoàn toàn.
  • xinh – nghênh có vần inh - ênh giống nhau không hoàn toàn.

Câu 5. Thi giải nhanh câu đố sau:

Bớt đầu thì bé nhất nhà
Đầu đuôi bỏ hết hóa ra béo tròn
Để nguyên, mình lại thon thon
Cùng cậu trò nhỏ lon ton tới trường.

(Là ba chữ gì?)

Đáp án và hướng dẫn giải
  • Bớt đầu thì bé nhất nhà → "út"
  • Đầu đuôi bỏ hết hóa ra béo tròn → "ú"
  • Để nguyên, mình lại thon thon/ Cùng cậu trò nhỏ lon ton tới trường → Bút

→ Ba từ đó là: út, ú và bút.

C. Hoạt động ứng dụng Bài 1C Tiếng việt lớp 4 VNEN

Cùng người thân chơi trò thi tìm nhanh từ láy vần. Một người nêu vần, người kia nói ngay từ láy vần.

M: ăn → lăn tăn

Đáp án và hướng dẫn giải
  • inh → xinh xinh
  • oăt → loắt choắt
  • im → lim dim
  • ot → chót vót
  • ưc → bực tức
  • ôm → ôm đồm
  • anh → lanh chanh
  • i → lí nhí...

--------------------------------------------------

Ngoài giải bài tập Tiếng Việt 4 VNEN, VnDoc còn giúp các bạn Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 và bài tập tương ứng. Các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 4 đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 4 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 4.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
26
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Tiếng Việt lớp 4 VNEN

    Xem thêm