Giáo án bài Một số thể loại văn học kịch - nghị luận
GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11
Giáo án Ngữ văn 11 tuần 32 bài: Một số thể loại văn học kịch - nghị luận được thiết kế rõ ràng, chi tiết, sẽ giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn bài giảng dạy cũng như hướng dẫn học sinh hiểu được khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học: kịch, nghị luận, vận dụng những hiểu biết đã học vào việc đọc và cảm thụ văn.
MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
- Hiểu được khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận.
- Biết vận dụng những kiến thức đó trong việc đọc văn.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo
2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu, trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
Đọc diễn cảm đoạn văn "Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi... trở về cùng Huy Cận". Em hãy nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích "Một thời đại trong thi ca".
3. Giới thiệu bài mới:
Trong những giờ học trước, các em đã tìm hiểu về đặc điểm, phân loại, cách đọc hiểu đối với hai thể loại văn học có sức hấp dẫn bạn đọc, đó là truyện và thơ. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về hai thể loại văn học khác có vị trí quan trọng trong đời sống văn học: Kịch và văn nghị luận.
Hoạt động của GV và HS | Yêu cầu cần đạt |
GV: Em hãy kể tên những tác phẩm thuộc thể loại kịch mà em đã học? HS: Trả lời GV: Qua những vở kịch mà em đã học và em đã xem, em hãy trình bày những hiểu biết của mình về thể loại này? Kịch là gì? HS: Trả lời GV: (Giải thích theo "Từ điển thuật ngữ văn học ") Do kịch được viết ra để diễn nên dung lượng hiện thực không rộng lớn như truyện, không lắng đọng những mạch cảm xúc, suy nghĩ như thơ. Kịch có thể đọc nhưng thể hiện đầy đủ nhất trong vở diễn trên sân khấu. Vì thế, kịch chủ yếu thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu. Vở kịch thường được chia thành các hồi, lớp (Kịch ngắn thường chỉ có một hồi). Mỗi hồi thể hiện một biến cố hay sự kiện trong cốt truyện kịch, thường được phân định bằng mở màn và hạ màn trong sân khấu. Sự kiện trong một hồi thường được diễn ra ở trong một địa điểm và không thay đổi bài trí sân khấu (cũng có trường hợp thay đổi). Lớp là một bộ phận của hồi kịch mà thành phần nhân vật trên sân khấu không thay đổi. Khi thành phần nhân vật thay đổi thì kịch chuyển sang lớp khác. | I. Kịch 1. Khái lược về kịch.
a. Khái niệm. Là nghệ thuật dùng sân khấu trình bày lời đối thoại của các nhân vật để phản ánh những xung đột trong đời sống xã hội (Từ điển tiếng Việt).
Kịch bản văn học: là phần văn bản của tác phẩm kịch. (Kịch bản có thể do tác giả sáng tác: ví dụ " Bắc Sơn " – Nguyễn Huy Tưởng, hoặc dựa vào một tác phẩm văn học để sáng tác; ví dụ: vở cải lương Kiều (từ truyện Kiều), hoặc chuyển từ thể loại này sang thể loại khác: chẳng hạn từ kịch nói sang chèo, hoặc cải lương và ngược lại... |