Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Kể chuyện lớp 1 trọn bộ

VnDoc.com xin gửi đến các thầy cô giáo án điện tử môn Kể chuyện lớp 1 trọn bộ, mời các bạn cùng tải về. Đây là những bài giáo án rất chi tiết, mạch lạc, nêu rõ được mục đích cần đạt được của cả cô và trò, hỗ trợ thầy cô soạn giáo án lớp 1 chính xác và hiệu quả.

Giáo án lớp 1 bài Rùa và thỏ

BÀI: RÙA VÀ THỎ

I. Mục tiêu

  • Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh và gợi ý dưới tranh.
  • Hiểu lời khuyên của truyện chớ chủ quan kiêu ngạo; kiên trì nhẫn nại ắt thành công.
  • Giáo dục học sinh không nên chủ quan, kiêu ngạo trong học tập cũng như trong cuộc sống.

II. Chuẩn bị

  • Giáo viên: SGK, bài giảng điện tử.
  • Học sinh: SGK.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của thầyHoạt động của trò

1. Hoạt động 1: Khởi động

a) Ổn định:

- Hát “Đàn gà con”.

b) Kiểm tra kiến thức cũ:

Trò chơi: “Đố em?”

“Rủ rỉ rù rì

Đội nhà đi chơi

Đến khi tối trời

Úp nhà nằm ngủ

Là con gì?”

Đáp án: (Là con Rùa).

“Tai thì dài

Đuôi ngắn ngủn

Chạy nhanh nghê

Thích cà rốt

Hiền hiền nghê!

Là con gì?”

Đáp án: (Là con Thỏ).

Trả lời câu hỏi:

  • Rùa thế nào?
  • Thỏ như thế nào?

Nhận xét.

2. Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới

- Giới thiệu bài: Thỏ và Rùa

- GV kể chuyện lần 1.

- GV kể chuyện lần 2 kết hợp tranh.

+ Tranh 1:

  • Rùa đang làm gì?
  • Thỏ nói gì với rùa?

+ Tranh 2:

  • Rùa trả lời Thỏ ra sao?

+ Tranh 3:

  • Rùa chạy như thế nào?
  • Thỏ chạy ra sao?

+ Tranh 4:

  • Ai về đích trước? Vì sao?

*Hướng dẫn học sinh kể toàn bộ truyện.

- Kể theo nhóm kết hợp tranh.

- Nhận xét.

Cả lớp.

- Cá nhân – Nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Nhận xét

- HS lắng nghe.

- Quan sát – Lắng nghe.

- Cá nhân - Nhận xét.

Giáo án lớp 1 bài Cô bé trùm khăn đỏ

KỂ CHUYỆN:

CÔ BÉ TRÙM KHĂN ĐỎ

A- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- HS nghe GV kể chuyện, nhớ và kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. Bước đầu, biết đổi giọng để phân biệt lời của cô bé, của Sói và lời của người dẫn chuyện

- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Phải nhớ lời cha mẹ dặn, đi đến nơi về đến chốn, không được la cà dọc đường, dễ bị kẻ xấu làm hại.

B - ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Tranh minh họa truyện kể phóng to - bộ tranh thiết bị dạy học (nếu có)

- Một chiếc khăn quàng màu đỏ, một mặt nạ Sói để HS tập kể một số đoạn theo cách phân vai.

C - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Cho HS kể lại câu chuyện “Rùa và Thỏ”

2. Giới thiệu bài:

Hôm nay, các em sẽ được biết thêm một câu chuyện mới có tên là “Cô bé trùm khăn đỏ”

3. Giáo viên kể:

*Cho HS tự nhìn tranh và kể

GV kể với giọng thật diễn cảm

- Kể lần 1: để HS biết câu chuyện

- Kể lần 2, 3 kết hợp với từng tranh minh hoạ - giúp HS nhớ câu chuyện

* Chú ý kĩ thuật kể:

- Câu mở đầu: kể khoan thai

- Tiếp theo đến Khăn Đỏ và bà bị Sói ăn thịt: giọng kể tăng dần căng thẳng

- Đoạn kết: đọc với giọng hồ hởi

3. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:

- Tranh 1: GV hỏi

+ Tranh vẽ cảnh gì?

+ Câu hỏi dưới tranh là gì?

+ Cho các tổ thi kể

- Tranh 2, 3, 4 làm tương tự với tranh 1

4. Hướng dẫn HS phân vai kể toàn truyện

- Cho các nhóm thi kể lại toàn câu chuyện

GV cần tế nhị khi hướng dẫn HS kể chuyện. Nếu HS quên truyện, nên gợi ý để các em nhớ lại.

5. Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:

- GV hỏi:

+ Câu chuyện này khuyên các em điều gì?

- Cuối cùng, cả lớp bình chọn HS kể hay nhất trong tiết học

4. Củng cố- dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò

- 4 HS tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn câu chuyện

- Quan sát tranh 1, trả lời câu hỏi:

+ Mẹ giao làn bánh cho Khăn Đỏ, dặn Khăn Đỏ mang bánh cho bà, nhớ đừng la cà dọc đường

+ Khăn Đỏ được mẹ giao việc gì?

+ Mỗi tổ cử đại diện thi kể đoạn 1

Cả lớp lắng nghe, nhận xét

- Mỗi nhóm 3 em đóng vai: Khăn Đỏ, Sói, người dẫn chuyện

+ Câu chuyện khuyên ta phải biết nghe lời cha mẹ. Đi đâu không được la cà dọc đường

+ Phải đi đến nơi về đến chốn

+ La cà dọc đường dễ gặp nguy hiểm, bị kẻ xấu lợi dụng

- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân

- Chuẩn bị: Trí khôn

Giáo án lớp 1 bài Trí khôn

I. Mục đích yêu cầu:

- Học sinh nghe giáo viên kể chuyện, nhớ và kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. Sau đó, kể được toàn bộ câu chuyện. Biết đổi giọng để phân biệt lời của Hổ, của Trâu, người và lời người dẫn chuyện.

- Thấy được sự ngốc nghếch khờ khạo của Hổ. Hiểu trí khôn, sự thông minh của con người, khiến con người làm chủ được muôn loài.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.

- Mặt nạ Trâu, Hổ, một chiếc khăn để học sinh quấn mỏ rìu khi đóng vai bác nông dân. Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện.

III. Tiến trình tiết dạy:

TG

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1’

5

1’

5’

12’

10’

5’

1’

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi bài trước.

- Giáo viên yêu cầu học sinh học mở SGK trang 63 bài kể chuyện “Cô bé trùm khăn đỏ”, xem lại tranh. Sau đó mời 4 học sinh nối nhau để kể lại 4 đoạn câu chuyện.

- Nhận xét bài cũ.

3. Giảng bài mới:

a. Giới thiệu bài: (Ghi đề lên bảng)

b. Giảng nội dung bài mới:

 Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm:

- Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện.

- Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện.

Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện: Chuyển lời kể linh hoạt từ lời người kể sang lời Hổ, lời Trâu, lời của bác nông dân cụ thể:

- Lời người dẫn chuyện: Vào chuyện kể với giọng chậm rãi, nhanh hơn, hồi hộp khi kể về cuộc trò chuyện giữa Hổ và bác nông dân, hào hứng ở đoạn kết truyện: Hổ đã hiểu thế nào là trí khôn.

- Lời Hổ: Tò mò, háo hức.

- Lời Trâu: An phận, thật thà.

- Lời bác nông dân: điềm tỉnh, khôn ngoan.

- Biết ngừng lại ở những chi tiết quan trọng để tạo sự mong đợi hồi hộp.

- Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:

Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.

+ Tranh 1 vẽ cảnh gì?

+ Câu hỏi dưới tranh là gì?

Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1.

Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1.

 Hướng dẫn học sinh kể tồn câu chuyện:

- Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em (vai Hổ, - Trâu, bác nông dân và người dẫn chuyện). Thi kể tồn câu chuyện. Cho các em đeo mặt nạ hố trang thành Hổ, thành Trâu, thành bác nông dân.

- Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho học sinh thực hiện với nhau.

 Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:

Câu chuyện này cho em biết điều gì?

4. Củng cố:

- Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?

- Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.

5. Dặn dò:

- Hát

- 4 học sinh xung phong đóng vai kể lại câu chuyện “Cô bé trùm khăn đỏ”.

- Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn đóng vai và kể.

- Học sinh nhắc tựa.

- Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung câu truyện.

- Bác nông dân đang cày, con trâu dang rạp mình kéo cày. Hổ nhìn cảnh ấy vẻ mặt ngạc nhiên.

- Hổ nhìn thấy gì?

- 4 học sinh hố trang theo vai và thi kể đoạn 1.

- Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể.

- Lần 1: Giáo viên đóng vai người dẫn chuyện và 3 học sinh đóng vai Hổ, Trâu và người nông dân để kể lại câu chuyện.

- Các lần khác học sinh thực hiện (khoảng 4 - > 5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể).

- Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung.

- Hổ to xác nhưng ngốc nghếch không biết trí khôn là gì. Con người bé nhỏ nhưng có trí khôn. Con người thông minh tài trí nên tuy nhỏ vẫn buộc những con vật to xác như Trâu phải vâng lời, Hổ phải sợ hãi ….

- Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.

- Học sinh nói theo suy nghĩ của các em.

1 đến 2 học sinh xung phong đóng vai (4 vai) để kể lại tồn bộ câu chuyện.

- Tuyên dương các bạn kể tốt.

Giáo án lớp 1 bài Sư tử và chuột nhắt

Sư tử và Chuột nhắt

I – MỤC TIÊU:

- Dựa vào hình ảnh minh hoạ, lời thuyết minh cho mỗi hình ảnh và lời kể của GV, kể lại được toàn bộ câu chuyện Sư tử và Chuột nhắt.

- Rèn kỹ năng kể: kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên. Rèn kĩ năng nghe và đánh giá các bạn kể.

- YN: GD biết yêu thương giúp đỡ mọi người thì sẽ có lúc mình cần đến sự giúp đỡ của mọi người.

II - Chuẩn bị đồ dùng:

- Tranh minh hoạ, băng giấy viết sẵn lời thuyết minh cho 4 tranh.

III - Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Cho HS kể lại câu chuyện “Trí khôn” (dựa vào tranh và ý gợi ý dưới tranh)

2. Giới thiệu bài:

Chúng ta đều biết Sư Tử là con vật to, khoẻ được xem là chúa rừng xanh, còn Chuột Nhắt thì bé xíu. Thế mà con Chuột Nhắt một lần được Sư Tử tha mạng lại dám nói với Sư Tử sẽ có ngày đền ơn, khiến vị chúa rừng xanh phải bật cười. Sự thực thì Chuột Nhắt có ba hoa không, có làm được điều mình nói không? Các em hãy lắng nghe câu chuyện “Sư Tử và Chuột Nhắt” để hiểu được điều đó nhé.

3. Giáo viên kể:

*Cho HS tự nhìn tranh và kể

GV kể với giọng thật diễn cảm

- Kể lần 1: để HS biết câu chuyện

- Kể lần 2, 3 kết hợp với từng tranh minh hoạ- giúp HS nhớ câu chuyện

* Chú ý kĩ thuật kể:

- Biết chuyển giọng kể linh hoạt từ lời Chuột Nhắt sang lời Sư Tử

+ Lời người dẫn chuyện: giọng hồi hộp, khá gấp gáp; hào hứng ở đoạn kết

+ Lời Chuột Nhắt: lễ độ

+ Lời Sư Tử: coi thường

- Có thể thêm thắt lời miêu tả làm câu chuyện thêm sinh động nhưng không làm thay đổi nội dung và ý nghĩa câu chuyện

3. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:

- Tranh 1: GV hỏi

+ Tranh vẽ cảnh gì?

+ Câu hỏi dưới tranh là gì?

+ Cho các tổ thi kể

- Tranh 2, 3, 4 làm tương tự với tranh 1

4. Hướng dẫn HS phân vai kể toàn truyện

- Cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện

- Cho các nhóm thi kể lại toàn câu chuyện

GV cần tế nhị khi hướng dẫn HS kể chuyện. Nếu HS quên truyện, nên gợi ý để các em nhớ lại

- Để HS nhớ câu chuyện, kể được toàn bộ câu chuyện, GV nên tăng dần yêu cầu với mỗi nhóm:

+ Nhóm 1: GV là người dẫn truyện, các nhân vật khác nhìn tranh và gợi ý trong SGK kể

+ Nhóm 2: Người dẫn truyện nhìn sách

+ Các nhóm sau: kể thoát li sách, thực sự nhập vai

5. Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:

- GV hỏi:

+ Câu chuyện này giúp em hiểu ra điều gì?

+ Em hãy đoán lời Sư Tử nói với Chuột Nhắt sau khi thoát nạn?

- Cuối cùng, cả lớp bình chọn HS kể hay nhất trong tiết học

4. Củng cố- dặn dò:

- Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao?

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò HS

- 4 HS tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn câu chuyện

- Quan sát tranh 1, trả lời câu hỏi:

+ Chuột Nhắt bị Sư Tử bắt/Sư Tử xách tai Chuột Nhắt

+ Khi bị Sư Tử bắt, Chuột Nhắt nói gì?

+ Mỗi tổ cử đại diện thi kể đoạn 1

Cả lớp lắng nghe, nhận xét

- 1, 2 HS

- Mỗi nhóm 3 em đóng vai: Chuột Nhắt, Sư Tử và người dẫn chuyện

+ Chuột Nhắt cũng có thể cứu được Sư Tử

+ Đừng coi thường những con vật bé nhỏ

+ Mọi người đều có thể giúp đỡ được nhau

+ Cám ơn bác Chuột đã cứu mạng tôi. Xin lỗi tôi đã coi thường bác

+ Xin lỗi bác Chuột. Đây là bài học nhớ đời đối với tôi,…

- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân

- Chuẩn bị: Bông hoa cúc trắng.

Giáo án lớp 1 bài Bông hoa cúc trắng

I. Mục đích yêu cầu:

- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ học sinh kể được từng đoạn của câu chuyện.

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tình yêu mẹ, lòng hiếu thảo của cô bé trong truyện đã làm cho trời đất cũng cảm động, giúp co chữa khỏi bệnh cho mẹ.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.

- Đồ dùng để đóng vai: khăn để đóng vai mẹ, gậy để đóng vai cụ già.

- Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện.

III. Tiến trình tiết dạy:

TG

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1’

5’

1’

10’

7’

5’

5’

5’

1’

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi bài trước

- Giáo viên yêu cầu học sinh học mở SGK trang 81 để kể lại câu chuyện đã học. Sau đó mời 4 học sinh nối nhau để kể lại 4 đoạn câu chuyện theo cách phân vai.

- Nhận xét bài cũ.

3. Giảng bài mới

a. Giới thiệu bài: (Ghi đề lên bảng)

b. . Giảng nội dung bài mới

*Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm:

Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện.

Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện.

Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện: Chuyển lời kể linh hoạt từ lời người kể sang lời người mẹ, lời cụ già, lời cô bé cụ thể:

Lời người dẫn chuyện: kể chậm rãi cảm động.

Lời người mẹ: mệt mỏi yếu ớt.

Lời cụ già: ôn tồn.

Lời cô bé: ngoan ngõan lễ phép khi trả lời cụ già; lo lắng, hốt hoảng khi đến các cánh hoa: "Trời! Mẹ chỉ còn sống được 20 ngày nữa!”.

- Có thể thêm thắt lời miêu tả làm câu chuyện thêm sinh động nhưng không được thêm bớt các chi tiết làm thay đổi nội dung và ý nghĩa câu chuyện.

- Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:

Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.

+ Tranh 1 vẽ cảnh gì?

+ Câu hỏi dưới tranh là gì?

Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1.

Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1.

* Nghỉ giải lao

Hướng dẫn học sinh kể tồn câu chuyện:

Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai: người dẫn chuyện, người mẹ, cụ già, cô bé). Thi kể tồn câu chuyện. Cho các em hố trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn.

Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho học sinh thực hiện với nhau.

 Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:

Câu chuyện này cho em biết điều gì

4. Củng cố: Vừa rồi học kể chuyện bài gì?

- Ý nghĩa câu chuyện này nói lên gì?

5. Dặn dò:

- Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.

- Hát

- 4 học sinh xung phong đóng vai kể lại câu chuyện “Sư tử và chuột nhắt”.

- Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn đóng vai và kể.

- Học sinh nhắc tựa.

- Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung câu truyện.

- Trong một túp lều người mẹ ốm nằm trên giường, trên người đắp một chiếc áo. Bà nói với con gái ngồi bên: “Con mời thầy thuốc về đây”

- Người mẹ ốm nói gì với con?

- 4 học sinh (thuộc 4 tổ) hố trang theo vai và thi kể mẫu đoạn 1.

- Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể.

- Lần 1: Giáo viên đóng vai người dẫn chuyện và 3 học sinh đóng vai người mẹ, cụ già, cô bé để kể lại câu chuyện.

- Các lần khác học sinh thực hiện (khoảng 4 - > 5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể).

- Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung.

+ Là con phải yêu thương cha mẹ.

+ Con cái phải chăm sóc yêu thương khi cha mẹ đau ốm.

+ Tấm lòng hiếu thảo của cô bé đã làm cảm động cả thần tiên.

+ Tấm lòng hiếu thảo của cô bé giúp cô bé chữa khỏi bệnh cho mẹ.

+ Bông hoa cúc trắng tượng trưng cho tấm lòng hiếu thảo của cô bé với mẹ.

- Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện (các em có thể nói theo suy nghĩ của các em).

- 4 học sinh xung phong đóng vai (4 vai) để kể lại tồn bộ câu chuyện.

- Tuyên dương các bạn kể tốt.

- Bông hoa cúc trắng

- Nêu ý nghĩa

- HS chú ý theo dõi

Giáo án lớp 1 bài Niềm vui bất ngờ

I. Mục đích yêu cầu:

- Học sinh nghe giáo viên kể chuyện, dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ học sinh kể được từng đoạn của câu chuyện. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể để phân biệt lời các nhân vật và lời người dẫn chuyện.

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, thiếu nhi rất yêu Bác Hồ.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.

- Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện.

III. Tiến trình tiết dạy:

TG

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1’

5’

1’

10’

12’

5’

5’

1’

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi bài trước

- Giáo viên yêu cầu học sinh học mở SGK trang 90 để kể lại câu chuyện “Bông hoa cúc trắng”. Mỗi em kể theo 2 tranh.

- Gọi học sinh nói ý nghĩa câu chuyện.

- Nhận xét bài cũ.

3. Giảng bài mới:

a. Giới thiệu bài: (Ghi tựa đề).

b. Giảng nội dung bài mới

* Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm:

- Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện. [Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện.

Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện

Lời người dẫn chuyện: Lúc khoan thai, hồi hộp, khi lưu luyến, tuỳ theo sự phát triển của nội dung

Lời Bác: Cởi mở, âu yêm.

Lời các cháu Mẫu giáo: Phấn khởi, hồn nhiên.

- Có thể thêm thắt lời miêu tả làm câu chuyện thêm sinh động nhưng không được thêm bớt các chi tiết làm thay đổi nội dung và ý nghĩa câu chuyện.

* Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:

Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.

+ Tranh 1 vẽ cảnh gì?

+ Câu hỏi dưới tranh là gì?

- Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1.

Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1.

- Nghỉ giải lao

* Hướng dẫn học sinh kể tồn câu chuyện:

- Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai: Lời người dẫn chuyện, Lời Bác, Lời các cháu Mẫu giáo). Thi kể tồn câu chuyện. Cho các em hố trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn.

Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho học sinh thực hiện với nhau.

 Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:

Câu chuyện này cho em biết điều gì?

4. Củng cố: Vừa rồi học kể chuyện bài gì?

- Ý nghĩa câu chuyện này nói lên gì?

5. Dặn dò, nhận xét

- Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.

- Hát

- 2 học sinh xung phong kể lại câu chuyện “Bông hoa cúc trắng”.

- Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn kể.

- 2 học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện.

- Học sinh nhắc tựa đề.

- Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung câu truyện.

§ Các bạn nhỏ đi qua cổng Phủ Chủ tịch, xin cô giáo cho vào thăm nhà Bác.

§ Các bạn nhỏ xin cô giáo điều gì khi đi qua cổng Phủ Chủ tịch?

- Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể.

- Lần 1: Giáo viên đóng vai người dẫn chuyện và các học sinh để kể lại câu chuyện.

- Các lần khác học sinh thực hiện (khoảng 4 - > 5 nhóm thi đua nhau.

– Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể).

- Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung.

+ Bác Hồ rấy yêu thiếu nhi, thiếu nhi rất yêu Bác Hồ.

+ Bác Hồ và thiếu nhi rất yêu quý nhau.

+ Bác Hồ rất gần gũi, thân ái với thiếu nhi.

- Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.

- Tuyên dương các bạn kể tốt.

- Niềm vui bất ngờ

- HS theo dõi

Giáo án lớp 1 bài Sói và Sóc

I . Mục đích yêu cầu:

- Học sinh nghe giáo viên kể chuyện, dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ học sinh kể được từng đoạn của câu chuyện. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể để phân biệt lời các nhân vật và lời người dẫn chuyện.

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Sóc là con vật thông minh nên đã thốt khỏi tình thế nguy hiểm.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.

- Mặt nạ Sói và Sóc.

III. Tiến trình tiết dạy:

TG

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1’

5’

1’

10’

6’

5’

6’

5’

1’

1. Ổn định:

2 . Kiểm tra bài cũ: Hỏi bài trước

- Giáo viên yêu cầu học sinh học mở SGK trang 99 để kể lại câu chuyện “Niềm vui bất ngờ”. - Học sinh thứ 2 kể xong nêu ý nghĩa câu chuyện.

- Nhận xét bài cũ.

3 . Giảng bài mới:

a. Giới thiệu bài: (Ghi đề lên bảng)

b. Giảng nội dung bài mới

 Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm. Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện:

- Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện.

- Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện.

Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện:

  • Lời mở đầu truyện: Kể thông thả. Dừng lại ở các chi tiết Sói định ăn thịt Sóc. Sóc van nài.
  • Lời Sóc: Khi còn trong tay Sói: mềm mỏng nhẹ nhàng. Khi đứng trên cây giải thích: Ôn tồn nhưng rắn rỏi, mạnh mẽ.
  • Lời Sói: Thể hiện sự băn khoăn.

- Có thể thêm thắt lời miêu tả làm câu chuyện thêm sinh động nhưng không được thêm bớt các chi tiết làm thay đổi nội dung và ý nghĩa câu chuyện.

- Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:

Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.

+ Tranh 1 vẽ cảnh gì?

+ Câu hỏi dưới tranh là gì?

- Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1.

Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1.

*Nghỉ giải lao

 Hướng dẫn học sinh kể tồn câu chuyện:

- Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 3 em đóng các vai: Lời người dẫn chuyện, lời Sói, lời Sóc). Thi kể tồn câu chuyện. Cho các em hố trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn.

- Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho học sinh thực hiện với nhau.

Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:

Sói và Sóc ai là người thông minh? Hãy nêu một việc chửng tỏ sợ thông minh đó.

4. Củng cố: Hỏi lại bài học

5. Dặn dò nhận xét

- Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.

- Hát

- 2 học sinh xung phong kể lại câu chuyện “Niềm vui bất ngờ”.

- Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn kể.

- Học sinh nhắc tựa.

- Học sinh lắng nghe câu chuyện.

- Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung và nhớ câu truyện.

- Học sinh quan sát tranh minh hoạ theo truyện kể.

- Sóc chuyền trên cành cây bỗng rơi trúng đầu một lão Sói đang ngái ngủ.

§ Chuyện gì xảy ra khi Sóc đang chuyền trên cành cây?

- Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể.

- Lần 1: Giáo viên đóng vai người dẫn chuyện và các học sinh để kể lại câu chuyện.

- Các lần khác học sinh thực hiện (khoảng 4 - > 5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể).

- Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung.

- Sóc là nhân vật thông minh, khi Sói hỏi Sóc hứa trả lời nhưng đòi hỏi Sói thả trước trả lời sau. Nhờ vậy Sóc đã thốt khỏi nanh vuốt của Sói sau khi trả lời cho Sói nghe.

- Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.

- Tuyên dương các bạn kể tốt.

Giáo án lớp 1 bài Dê con nghe lời mẹ

I/ Mục đích yêu cầu:

- Học sinh nghe giáo viên kể chuyện, dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ học sinh kể được từng đoạn của câu chuyện. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện. Biết thay đổi giọng khi đọc lời hát của dê mẹ, của Sói.

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Dê con do biết nghe lời mẹ nên đã không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại, tiu nghỉu bỏ đi. Câu chuyện khuyên ta phải biết nghe lời người lớn.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.

- Mặt nạ Dê mẹ, dê con, Sói.

III/ Tiến trình tiết dạy:

TG

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1’

5’

1’

7’

10’

5’

5’

5’

1’

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi bài trước

- Gọi học sinh kể lại câu chuyện Sói và Sóc. - - - - Học sinh thứ 2 kể xong nêu ý nghĩa câu chuyện.

- Nhận xét bài cũ.

3. Giảng bài mới

a. Giới thiệu bài: (Ghi đề lên bảng)

b. Giảng nội dung bài mới

 Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm. Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện:

Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện.

Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện.

Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện:

Thay đổi giọng để phân biệt lời hát của Dê mẹ, lời hát của Sói giả Dê mẹ. Biết dừng lại hơi lâu sau chi tiết: bầy dê lắng nghe tiếng Sói hát, để tạo sự hồi hộp.

- Đoạn mở đầu: giọng Dê mẹ âu yếm dặn con.

+ Tiếng hát của Dê mẹ vừa trong trẻo, vừa thân mật.

+ Tiếng hát của Sói khô khan, không có tình cảm, giọng ồm ồm.

- Đoạn cuối kể giọng vui vẽ đầm ấm.

- Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:

Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.

+ Tranh 1 vẽ cảnh gì?

+ Câu hỏi dưới tranh là gì?

- Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1.

Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1.

* Nghỉ giải lao

 Hướng dẫn học sinh kể tồn câu chuyện:

- Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai: Lời người dẫn chuyện, lời Sói, lời Dê mẹ, lời Dê con). Thi kể tồn câu chuyện. Cho các em hố trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn.

- Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho học sinh thực hiện với nhau.

- Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:

Các em biết vì sao Sói tiu nghỉu, cúp đuôi bỏ đi không?

- Câu truyện khuyên ta điều gì?

4. Củng cố: Hỏi lại bài

5. Dặn dò, nhận xét:

- Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.

- Hát

- 2 học sinh xung phong kể lại câu chuyện “Sói và Sóc”.

- Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn kể.

- Học sinh nhắc tựa.

- Học sinh lắng nghe câu chuyện.

- Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung và nhớ câu truyện.

- Học sinh quan sát tranh minh hoạ theo truyện kể.

- Dê mẹ ra khỏi nhà quay lại nhắc các con đóng cửa thật chặt, nếu có người lạ gọi cửa không được mở.

- Trước khi đi Dê mẹ dặn con thế nào? Chuyện gì đã xảy ra sau đó?

- Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể.

- Lần 1: Giáo viên đóng vai người dẫn chuyện và các học sinh để kể lại câu chuyện.

- Các lần khác học sinh thực hiện (khoảng 4 - > 5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể).

- Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung.

- Vì Dê con biết nghe lời mẹ, không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại đành tiu nghỉu bỏ đi. Câu truyện khuyên ta cần biết vâng lời người lớn.

- Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.

- Tuyên dương các bạn kể tốt.

Giáo án lớp 1 bài Con Rồng cháu Tiên

I. Mục đích yêu cầu:

- Học sinh thích thú nghe giáo viên kể chuyện, dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ học sinh kể được từng đoạn của câu chuyện. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện. Giọng kể hào hứng sôi nổi.

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Lòng tự hào của dân tộc về nguồn gốc cao quý, linh thiêng của dân tộc mình.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK và các câu hỏi gợi ý.

- Dụng cụ: vòng đội dầu có lông chim của Âu Cơ và Lạc Long Quân.

III. Tiến trình tiết dạy:

TG

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1’

5’

1’

22’

5’

5’

1’

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi bài trước

- Gọi học sinh kể lại câu chuyện “Dê con nghe lời mẹ”. Học sinh thứ 2 kể xong nêu ý nghĩa câu chuyện.

- Nhận xét bài cũ.

3. Giảng bài mới

a. Giới thiệu bài: (Ghi đề lên bảng)

b. Giảng nội dung bài mới

Kể chuyện: Giáo viên kể 2 lần với giọng diễn cảm. Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện:

Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện. Biết dừng ở một số chi tiết để gây hứng thú.

Kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ để làm rõ các chi tiết của câu chuyện, giúp học sinh nhớ câu chuyện.

Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện:

§ Đoạn đầu: kể chậm rãi. Đoạn cả nhà mong nhớ Long Quân, khi kể dừng lại một vài chi tiết để gây sự chờ đợi của người đọc.

§ Đoạn cuối kể giọng vui vẽ tự hào.

Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:

- Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể từng đoạn của câu chuyện.

Hướng dẫn học sinh kể tồn câu chuyện:

* Nghỉ giải lao

*Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai để thi kể tồn câu chuyện. Cho các em hố trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn.

Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:

Câu chuyện Con Rồng cháu Tiên muốn nói với mọi người điều gì? (Tổ tiên của người Việt Nam có dòng dõi cao quý. Cha thuộc loại Rồng, mẹ là tiên. Nhân dân ta tự hào về dòng dõi cao quý đó bởi vì chúng ta cùng là con cháu của Lạc Long Quân, Âu Cơ được cùng một bọc sinh ra. )

4. Củng cố: Hỏi lại nội dung bài

5. Dặn dò nhận xét

Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.

- Hát

- 2 học sinh xung phong kể lại câu chuyện “Dê con nghe lời mẹ”.

- Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn kể.

- Học sinh nhắc tựa.

- Học sinh lắng nghe câu chuyện.

- Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung và nhớ câu truyện.

- Học sinh quan sát tranh minh hoạ theo truyện kể.

- Lần 1: các em thuộc các nhóm đóng vai và kể lại câu chuyện

- Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể.

- Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể lại tòan bộ câu chuyện).

- Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung.

- Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.

- Tuyên dương các bạn kể tốt.

- Nêu ý nghĩa câu chuyện

- Theo dõi

Giáo án lớp 1 bài Cô chủ không biết quý tình bạn

Cô chủ không biết quý tình bạn

I. Mục đích yêu cầu bài kể chuyện cô chủ không biết quý tình bạn:

  • Học sinh thích thú nghe giáo viên kể chuyện, dựa vào trí nhớ và tranh minh họa học sinh kể được từng đoạn của câu chuyện. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện. Giọng kể hào hứng sôi nổi.
  • Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ai không biết quý tình bạn người ấy sẽ bị cô độc.

II. Đồ dùng dạy học:

  • Tranh minh họa truyện kể trong SGK và các câu hỏi gợi ý.
  • Dụng cụ hóa trang: Mặt nạ gà trống, gà mái, vịt, chó con.
  • Bảng nghe nội dung chính 4 đoạn của câu chuyện.

III. Tiến trình tiết dạy bài kể chuyện cô chủ không biết quý tình bạn:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

  • Hỏi tên bài trước
  • Gọi học sinh kể lại câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên”.
  • Học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện.
  • Nhận xét bài cũ.

3. Giảng bài mới

a. Giới thiệu bài: (Ghi đề lên bảng )

b. Giảng nội dung bài mới

- Hướng dẫn học sinh kể chuyện

Kể chuyện: Giáo viên kể 3 lần với giọng diễn cảm. Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện:

  • Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện. Biết dừng ở một số chi tiết để gây hứng thú.
  • Kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ để làm rõ các chi tiết của câu chuyện, giúp học sinh nhớ câu chuyện.

- Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện:

  • Nhấn giọng những chi tiết tả vẽ đẹp của các con vật, ích lợi của chúng, tình thân giữa chúng với cô chủ, sự thất vọng của chúng khi bị cô chủ xem như một thứ hàng hố để đổi chác.
  • Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
  • Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc câu hỏi dưới tranh và trả lời các câu hỏi.
  • Tranh 1 vẽ cảnh gì? Câu hỏi dưới tranh là gì?
  • Yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện để thi kể đoạn 1.
  • Cho học sinh tiếp tục kể theo tranh 2, 3 và 4

- Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện:

  • Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai để thi kể tồn câu chuyện. Cho các em hố trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn.
  • Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:
  • Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?

IV. Củng cố bài kể chuyện cô chủ không biết quý tình bạn

  • Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.

V. Dặn dò nhận xét

  • Về nhà kể lại câu chuyện để hôm sau kiểm tra và chuẩn bị bài mới
  • Nhận xét tiết học
  • Rút kinh nghiệm

Giáo án lớp 1 bài Hai tiếng kì lạ

Hai tiếng kì lạ

I – MỤC TIÊU:

- Dựa vào hình ảnh minh hoạ, lời thuyết minh cho mỗi hình ảnh và lời kể của GV, kể lại được toàn bộ câu chuyện Hai tiếng kì lạ

- Rèn kỹ năng kể: kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên. Rèn kĩ năng nghe và đánh giá các bạn kể.

- YN: GD biết nói lời cảm ơn và xin lỗi.

II - Chuẩn bị đồ dùng:

- Tranh minh hoạ, băng giấy viết sẵn lời thuyết minh cho 4 tranh.

III - Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Cho HS kể lại câu chuyện “Cô chủ không biết quý tình bạn” (dựa vào tranh và ý gợi ý dưới tranh)

2. Giới thiệu bài:

Một cậu bé giận cả nhà nên ra công viên ngồi. Vì sao câu giận cả nhà? Việc gì xảy ra tiếp theo? Các em hãy nghe câu chuyện “Hai tiếng kì lạ” sẽ hiểu rõ những điều vừa nêu

3. Giáo viên kể:

*Cho HS tự nhìn tranh và kể

GV kể với giọng thật diễn cảm

- Kể lần 1: để HS biết câu chuyện

- Kể lần 2: kết hợp với dùng tranh minh hoạ- giúp HS nhớ được các chi tiết

3. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:

- Cho HS kể từng tranh (dựa vào câu hỏi gợi ý- khai thác các chi tiết của bức tranh)

- Thi kể đoạn Pao-lích xin anh cho cùng đi bơi thuyền

4. Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:

- Theo em, hai tiếng kì lạ mà cụ già dạy cho Pao-lích là hai tiếng nào? Vì sao Pao-lích nói hai tiếng đó, mọi người lại tỏ ra yêu mến và giúp đỡ em?

4. Củng cố- dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò

- Cho 2 HS nối tiếp nhau kể, 1 HS nói ý nghĩa câu chuyện

- Mỗi tranh 2, 3 HS kể

- Các tổ cử đại diện thi kể. Cả lớp lắng nghe, nhận xét

- Đó là hai tiếng vui lòng cùng với giọng nói dịu dàng, cách nhìn thẳng vào mắt người đối thoại. Hai tiếng vui lòng đã biến Pao-lích thành em bé ngoan ngoãn, lễ phép, đáng yêu. Vì thế em được mọi người yêu mến và giúp đỡ

- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người kể hay nhất, hiểu nhất nội dung câu chuyện

- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân

- Chuẩn bị: Sự tích dưa hấu

Giáo án lớp 1 bài Sự tích dưa hấu

SỰ TÍCH DƯA HẤU

I – MỤC TIÊU:

- HS hào hứng nghe GV kể chuyện Sự tích dưa hấu

- HS nhớ và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh

- HS nhận ra: Chính hai bàn tay chăm chỉ cần cù đã mang lại hạnh phúc cho vợ chồng An Tiêm. Họ đã chiến thắng trở về cùng với giống dưa quý.

- YN: GD HS cần phải cần cù, chăm chỉ.

II - Chuẩn bị đồ dùng:

- Tranh minh hoạ, băng giấy viết sẵn lời thuyết minh cho 4 tranh.

III - Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Cho HS kể lại câu chuyện “Hai tiếng kì lạ” (dựa vào tranh và ý gợi ý dưới tranh)

2. Giới thiệu bài:

Dưa hấu là giống dưa vỏ xanh, lòng đỏ, hạt đen. Mùa hè, có miếng dưa hấu để giải khát thật thú vị. Nhưng các em có biết ai là người đầu tiên trồng dưa hấu không? Câu chuyện Sự tích dưa hấu sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó

3. Giáo viên kể:

*Cho HS tự nhìn tranh và kể

GV kể với giọng thật diễn cảm

- Kể lần 1: để HS biết câu chuyện

- Kể lần 2: kết hợp với dùng tranh minh hoạ- giúp HS nhớ được các chi tiết

*Chú ý kĩ thuật:

- Lời An Tiêm nói với vợ: giọng cứng rắn, tin tưởng

- Chú ý làm nổi bật các động từ miêu tả công việc của vợ chồng chàng: uốn cung, vót tên, dựng nhà, đóng khung cửi, …

- Đoạn cuối giọng hân hoan, sung sướng trước hạnh phúc của vợ chồng An Tiêm

3. Hướng dẫn HS kể từng đoạn truyện theo tranh:

- Cho HS kể từng tranh (dựa vào câu hỏi gợi ý- khai thác các chi tiết của bức tranh)

4. Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:

- Vì sao An Tiêm cuối cùng được vua cho người ra đảo đón về cung?

4. Củng cố- dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò.

- Cho 2 HS nối tiếp nhau kể, HS thứ 2 nói ý nghĩa câu chuyện

- Các tổ cử đại diện thi kể. Cả lớp lắng nghe, nhận xét, cho điể

- An Tiêm được vua đón về cung vì chàng đã chiến thắng mọi khó khăn bằng nghị lực và sự chăm chỉ, cần cù của mình, chàng đã tìm ra giống dưa mới

- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.

Ngoài Giáo án Kể chuyện lớp 1 trọn bộ trên, các em học sinh lớp 1 còn có thể tham khảo toàn bộ đề thi học kì 1 lớp 1 hay đề thi học kì 2 lớp 1 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Toán 1Tiếng Việt 1 hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Kể chuyện 1

    Xem thêm