Giáo án STEM lớp 5: Tách muối ra khỏi dung dịch
VnDoc.com xin gửi đến quý thầy cô tài liệu Giáo án STEM lớp 5: Tách muối ra khỏi dung dịch bao gồm cả Giáo án STEM lớp 5 (WORD) và Bài giảng điện tử STEM lớp 5 (bản PPTX). Mời các bạn tải về tham khảo.
STEM lớp 5: Tách muối ra khỏi dung dịch
Giáo án STEM lớp 5 Tách muối ra khỏi dung dịch
KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI HỌC STEM 5
TÁCH MUỐI RA KHỎI DUNG DỊCH
Thời gian thực hiện: 02 tiết
Gợi ý thời điểm thực hiện:
- Khi dạy nội dung bài Mô hình thuyền buồm (môn Khoa học)
- Tuần 12: Bài 11. Sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước chảy – Sách KNTT
- Tuần 12: Bài 11. Năng lượng mặt trời, gió và nước chảy – Sách CTST
- Tuần 12: Bài 6. Năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng nước chảy – Sách CD
Mô tả bài học:
- Đề xuất được cách làm thí nghiệm để tạo hỗn hợp, dung dịch, phân biệt được hỗn hợp, dung dịch và phối hợp với kiến thức về chuyển thể của nước, xác định tỉ lệ để thực hiện tách muối ra khỏi dung dịch muối.
Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học: | ||
Môn học | Yêu cầu cần đạt | |
Môn học chủ đạo | Môn chủ đạo: Khoa học | – Phân biệt được hỗn hợp và dung dịch từ các ví dụ đã cho. – Thực hành tách muối hoặc đường ra khỏi dung dịch muối hoặc đường. |
Môn học tích hợp | Môn tích hợp: Toán | Sử dụng được một số dụng cụ thông dụng để thực hành cân, đo, đong, đếm, xem thời gian, mua bán với các đơn vị đo đại lượng và tiền tệ đã học. |
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Bài học này giúp các em
– Hiểu được quy trình tách muối từ nước biển.
– Đề xuất cách tách muối ra khỏi dung dịch mà không cần ánh nắng mặt trời bằng những dụng cụ đơn giản.
– Xác định tỉ lệ muối để thực hiện tách muối ra khỏi dung dịch muối.
– Biết thực hành thí nghiệm tách các muối ra khỏi dung dịch.
– Biết ứng dụng cách tách các chất ra khỏi dung dịch vào cuộc sống.
– Thể hiện được phẩm chất trung thực, trách nhiệm khi tham gia hoạt động nhóm tạo trong thực hiện làm thí nghiệm và các hoạt động khác.
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
1. Chuẩn bị của GV
– Các phiếu học tập (trong phụ lục)
– Phiếu đánh giá theo nhóm (trong phụ lục)
– Hình ảnh về các chất, hình ảnh hỗn hợp, dung dịch, phiếu đánh giá tiêu chí.
– Các nguyên liệu: Muối, nước.
– Dụng cụ: Đèn cồn, giấy thấm, cốc, thìa, que gạt, pipet nhựa, lưới tản nhiệt.
– Đoạn video về thực hành thí nghiệm tách muối ra khỏi dung dịch nước muối.
2. Chuẩn bị của HS (dành cho 1 nhóm)
STT | Thiết bị/Dụng cụ | Số lượng | Hình ảnh minh hoạ |
1 | Que gạt | 6 hộp | |
2 | Nước | 1 cốc | |
3 | Giấy thấm | 6 tờ |
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |||||||||||||||||
Khởi động tiết học, ổn định tổ chức |
| |||||||||||||||||
– GV mời một bạn lên điều khiển cùng đọc bài vè hỗn hợp. Vè hỗn hợp Lẳng lặng mà nghe Tôi đọc bài vè Hỗn hợp bạn nhé! Ăn vào mát mẻ Là salad xanh Thanh đạm là anh Lạc rang vừng đỗ Tô chanh chút muối Đánh đuổi họng đau Bạn ơi đố nhau? Từ đâu có muối? – Sau khi đọc xong bài vè, bạn HS đặt câu hỏi: Các bạn hãy cho tớ biết nội dung bài vè là gì nào? – GV khen tất cả HS khởi động rất hào hứng, hỏi đáp rất hay và trả lời đúng. | – HS đọc đồng thanh và đánh phách theo nhạc. – HS trả lời | |||||||||||||||||
KHỞI ĐỘNG (Xác định vấn đề) | ||||||||||||||||||
Hoạt động 1. Tìm hiểu Quy trình làm muối từ nước biển | ||||||||||||||||||
Mục tiêu: HS biết được quy trình làm muốn của diêm dân. Cách tiến hành: | ||||||||||||||||||
– GV đặt vấn đề: Các con ạ, muối ăn là loại khoáng chất được sử dụng như một loại gia vị, có vai trò cực kì quan trọng với sức khoẻ và đời sống của chúng ta. Để hiểu được muối được làm ra như thế nào cô mời các con xem video để biết bà con nông dân vùng biển làm muối như thế nào nhé, sau khi xem xong chúng ta hãy nhớ và trình bày lại quy trình làm muối này. – GV yêu cầu: Qua video và những thông tin trong sách. Hãy thảo luận nhóm 6 và hoàn thành cho cô phiếu bài tập sau, cô mời một bạn đọc. – GV đặt câu hỏi: + Ai xung phong lên trình bày nào. + GV chiếu soi phiếu học tập của HS. Gợi ý: Quy trình làm muối biển gồm có hai công đoạn đó là cung cấp nước biển và kết tinh, thu muối. Hai công đoạn này, gồm có các bước: Dẫn nước biển lọc qua con mương, qua giếng, múc nước lên ruộng và phơi nắng. Cuối cùng là thu hoạch muối. – GV đặt câu hỏi: Tại sao phải phơi nắng nước biển mới thu được muối? (Vì khi phơi nắng nước sẽ bay hơi còn lại muối ta sẽ thu được muối). – GV khen tất cả các HS. Qua phần thảo luận cô thấy các con đã hiểu được quy trình làm ra muối biển. Vậy bạn nào giỏi hãy dựa vào hình ảnh sau đây đóng vai một nhà khoa học giới thiệu lại cho các bạn nghe. – GV khen HS đóng vai nhà khoa học rất tốt, chúng ta nổ một tràng pháo tay khen bạn nào. – GV đặt vấn đề để dẫn dắt vào bài mới: Việc làm nước bay hơi để thu được muối người ta gọi là tách muối đấy. Vậy tách muối không cần ánh nắng mặt trời ta làm như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi đó, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay: Tách muối ra khỏi dung dịch (dán bảng: Tách muối ra khỏi dung dịch). | – Hs xem video. – HS giơ tay phát biểu. – HS trình bày. – HS suy nghĩ trả lời. – HS giơ tay phát biểu. – HS lắng nghe. | |||||||||||||||||
– GV nêu: Các con ạ, để tách được muối chúng ta cần có tiêu chí cụ thể và đây là một tiêu chí. Cô mời bạn một bạn lên đọc. + Tiêu chí sản phẩm: * Thu được 10g muối từ nước muối. * Sử dụng các dụng cụ đơn giản trong lớp để làm nước bay hơi mà không cần phơi nắng. – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để đưa ra tiêu chí sản phẩm của nhóm. – GV mời các nhóm lên trình bày tiêu chí của nhóm mình. – GV nhận xét và yêu cầu HS điều chỉnh lại tiêu chí nếu cần. – GV đặt vấn đề: Để giải quyết vấn đề này chúng mình cần phải hiểu về hỗn hợp và dung dịch. Cô cùng các con chuyển sang hoạt động 2: Hỗn hợp và dung dịch. | – HS lắng nghe, một bạn lên đọc. – HS thảo luận nhóm. – Đại diện các nhóm lên trình bày. – HS lắng nghe và điều chỉnh tiêu chí nếu cần. – HS lắng nghe. | |||||||||||||||||
Hoạt động 2. Hỗn hợp và dung dịch | ||||||||||||||||||
Mục tiêu: HS làm được thí nghiệm tạo ra hỗn hợp và dung dịch. Cách tiến hành: | ||||||||||||||||||
– GV giới thiệu: Để hiểu được thế nào là hỗn hợp? Thế nào là dung dịch? Chúng ta cần làm hai thí nghiệm, đây là dụng cụ và vật liệu để các con thực hiện bao gồm: đường, muối ăn, nước; cốc, thìa nhựa, cân. Cô mời các nhóm trưởng lên nhận, đưa về cho nhóm mình. – GV yêu cầu 1 bạn HS lên đọc Thí nghiệm 1 Hãy trộn muối và đường theo như gợi ý trong sách – trang 8 và hoàn thành phiếu học tập sau: PHIẾU 1
PHIẾU 2
– GV yêu cầu các nhóm thực hiện thí nghiệm. – GV: Thời gian thảo luận đã hết. Cô thấy các nhóm làm việc rất tích cực, mời các con chia sẻ kết quả làm việc của nhóm mình. – GV tuyên dương các nhóm thực hiện thí nghiệm rất tốt. Từ kết quả thí nghiệm, hãy so sánh tổng khối lượng đường và muối trước khi trộn với khối lượng trong cốc? – GV đặt câu hỏi: Vừa rồi các con đã tạo được bao nhiêu hỗn hợp? Tỉ lệ muối và tỉ lệ đường trong các hỗn hợp khác nhau không? | – Nhóm trưởng lên nhận dụng cụ, vật liệu thí nghiệm. – HS đọc yêu cầu trước lớp. Các HS khác lắng nghe. – HS lấy dụng cụ và, đọc gợi ý SGK, làm thí nghiệm tạo hỗn hợp muối, đường. – Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. – HS so sánh và trả lời. – HS trả lời tỉ lệ muối, đường, theo nhóm đã làm. | |||||||||||||||||
– GV cầm cốc của một nhóm, nói: Muối và đường trong các cốc của các con tạo ra gọi là hỗn hợp muối đường. Khối lượng của hỗn hợp bằng tổng khối lượng của các chất có trong hỗn hợp. Trong mỗi hỗn hợp đều có tỉ lệ các chất nhất định. | – HS lắng nghe. | |||||||||||||||||
– GV vừa nói vừa thực hiện: Chúng ta có thể thêm ớt, hạt tiêu vào trong cốc thì trong cốc này được gọi là hỗn hợp không? – GV tiếp tục đặt câu hỏi: Vậy để có hỗn hợp ta cần có bao nhiêu chất trộn vào nhau? (Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau). – Các con có thể nhìn thấy được hạt muối, hạt đường ở trong cốc không? – Các con có thể lấy riêng được muối (hoặc đường) ra khỏi hỗn hợp này không? Vì sao? – Những hỗn hợp nào chúng ta có thể lấy riêng hoàn toàn được như ban đầu? Vì sao? – Muối, đường, lạc, đỗ là các chất ở thể gì? – Theo các con, hỗn hợp muối đường này có vị gì? – GV giảng: + Những hỗn hợp mà các con vừa kể ra là hỗn hợp do các chất rắn tạo thành. Nhưng cũng có những hỗn hợp được tạo bởi chất rắn và chất lỏng như: nước với cát hoặc chất lỏng với lỏng như nước với xăng. Vì cát và xăng không tan trong nước đấy các con ạ. Trong hỗn hợp các chất vẫn giữ nguyên tính chất ban đầu của nó (GV dán “Giữ nguyên tính chất” vào bảng). | – Trong cốc cũng gọi là hỗn hợp nhưng gồm nhiều chất hơn. – HS trả lời. – Chúng con vẫn nhìn thấy được. – HS trả lời, có thể lấy được nhưng khó ạ vì các hạt đường, hạt muối quá nhỏ. – HS lấy ví dụ: Hỗn hợp lạc đỗ vì các hạt đỗ, hạt lạc có kích thước lớn. – HS trả lời. – Hỗn hợp muối đường có vị mặn của muối và vị ngọt của đường. – HS lắng nghe. | |||||||||||||||||
– GV hỏi lại HS: Vậy các con hiểu thế nào hỗn hợp? Hỗn hợp là do hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau, trong hỗn hợp mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó. | – HS trả lời. | |||||||||||||||||
– GV dẫn: Vừa rồi các con đã tạo được hỗn hợp. Nếu ta cho đường vào nước hoặc muối vào nước rồi khuấy lên, thì có được gọi là hỗn hợp không? Chúng mình cùng làm thí nghiệm tiếp nhé. | – HS lắng nghe. | |||||||||||||||||
* Thí nghiệm tạo dung dịch: – GV yêu cầu các nhóm: Bây giờ các con hãy tạo nước muối hoặc nước đường, theo yêu cầu sau trong 2 phút: Dựa vào gợi ý trong sách – trang 9 và hoàn thành phiếu học tập: PHIẾU 3
PHIẾU 4
PHIẾU 5
Lưu ý: Khi làm thí nghiệm cần ghi rõ tỉ lệ dung dịch. – GV mời HS chia sẻ kết quả làm việc của nhóm mình. Khi trình bày HS cần báo cáo rõ kết quả tính tỉ lệ muối trong cốc của nhóm . – GV khen gợi các nhóm: Cô khen các con đã làm thí nghiệm và chia sẻ rất sôi nổi, các nhóm đã trả lời rất đúng. Cô cũng có một câu hỏi cho các nhóm: Vị của nước trong cốc đường, trong nước muối trước và sau khi hòa tan đã thay đổi như thế nào? | – HS đọc và làm thí nghiệm. – Các nhóm lên báo cáo kết quả. – HS trả lời câu hỏi. | |||||||||||||||||
– GV chốt: Muối, đường tan và phân bố đều trong nước tạo thành dung dịch gọi là dung dịch nước muối và dung dịch nước đường. Nước gọi là dung môi, đường và muối được gọi là chất tan. Khối lượng của dung dịch bằng khối lượng của chất tan và dung môi. – Như vậy nước muối và nước đường được gọi dung dịch. (dán chữ: Dung dịch). (GV cầm cốc hỗn hợp và cốc dung dịch, và nói: | – HS lắng nghe. | |||||||||||||||||
– Theo các con hỗn hợp muối đường và dung dịch nước muối, dung dịch nước đường có điểm gì giống và khác nhau? Hỗn hợp muối đường và dung dịch nước muối, dung dịch nước đường giống nhau là cùng được tạo từ hai chất trở lên. Điểm khác nhau, hỗn hợp muối đường là đường và muối vẫn nhìn thấy được. Còn dung dịch nước muối và dung dịch nước đường ta không nhìn thấy được đường và muối vì chúng đã bị hòa tan trong nước. – GV đặt câu hỏi tiếp: Vậy con hiểu thế nào là dung dịch? – GV: Dung dịch được tạo bởi hai hay nhiều chất, các chất được hoà tan và phân bố đều. Có thể là 1 chất lỏng và 1 chất rắn như đường và nước cũng có thể là hai chất ở thể lỏng như nước mắm và giấm nhưng điều quan trọng các con cần nhớ là, trong dung dịch phải có 1 chất lỏng, các chất còn lại phải hoà tan và phân bố đều trong chất lỏng đó. (GV dán chữ: “Hai chất trở lên; Hòa tan, phân bố đều”) | – HS trả lời. – HS trả lời. – HS lắng nghe. | |||||||||||||||||
– GV dẫn: Các con đã biết thế nào là hỗn hợp, thế nào là dung dịch rồi. Bây giờ chúng ta chuyển sang hoạt động tiếp theo để phân biệt hỗn hợp và dung dịch nhé! | – HS lắng nghe. | |||||||||||||||||
Hoạt động 3: Phân biệt hỗn hợp và dung dịch. | ||||||||||||||||||
Mục tiêu: HS phân biệt được dung dịch, hỗn hợp từ các ví dụ đã cho. Cách tiến hành: | ||||||||||||||||||
– GV chiếu hình ảnh và nói: Trên tay cô là bộ ảnh giống như bộ ảnh ở dưới bàn của các con. Bây giờ, hãy thảo luận nhóm, xác định xem trường hợp nào là hỗn hợp, trường hợp nào dung dịch. Thời gian thảo luận là 1’. Trong quá trình thảo luận, 2 nhóm nào có tín hiệu nhanh nhất sẽ được lên trình bày kết quả, các nhóm còn lại sẽ nhận xét. Các con đã sẵn sàng chưa. Thời gian thảo luận bắt đầu. – GV mời 2 nhóm nhanh nhất lên báo cáo kết quả. – GV hỏi: Vì sao dầu ăn và nước không phải là dung dịch? Vì dầu ăn không hòa tan trong nước và nổi trên mặt nước. – Qua hoạt động vừa rồi, cô thấy các con rất hiểu bài. Vậy làm thế nào để phân biệt được trong các hỗn hợp, đâu là dung dịch? – GV đặt thêm câu hỏi: Con hãy kể thêm các hỗn hợp không phải là dung dịch mà con biết. – GV đặt thêm câu hỏi: Con hãy kể thêm các dung dịch mà con biết. | – HS thảo luận nhóm. – 2 nhóm lên trình bày. – HS trả lời. – 2 nhóm lên báo cáo – HS lắng nghe. – HS trả lời. – HS trả lời. | |||||||||||||||||
GV chốt – dẫn: Vừa rồi các con làm thí nghiệm rất tốt, hăng hái trao đổi và trả lời các câu hỏi rất chính xác. Cô khen cả lớp mình. | – HS lắng nghe. | |||||||||||||||||
TIẾT 2 | ||||||||||||||||||
* Hoạt động 4. Đề xuất ý tưởng và cách tách muối ra khỏi dung dịch | ||||||||||||||||||
Mục tiêu: HS đề xuất được phương án tách muối ra khỏi dung dịch. Cách tiến hành: | ||||||||||||||||||
– GV: + Để xây dựng ý tưởng cô mời các con thảo luận các yêu cầu sau, cô mời một bạn đọc (GV chiếu yêu cầ). + Trên đây cô cũng có phiếu Đánh giá tiêu chí sản phẩm, mời một bạn đọc giúp cô.
– GV hỏi: Các con đã hiểu nội dung của phiếu đánh giá tiêu chí chưa? – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để đưa ra tiêu chí: Để thực hành tách muối được tốt các con cần xây dựng tiêu chí riêng cho nhóm mình nhé. – GV mời các nhóm lên chia sẻ tiêu chí của nhóm mình. – GV chiếu các dụng cụ: Đây là hình ảnh một số dụng cụ của cô và các con đã chuẩn bị có trong gian hàng. Dựa trên tiêu chí và các dụng cụ đã có trong lớp. Các nhóm thảo luận phác thảo ý tưởng tách muối ra khỏi dung dịch trong thời gian 5p và lên trình bày. – GV mời các nhóm lên chia sẻ ý tưởng thực hiện. – GV mời các bạn trong nhóm khác góp ý. – GV cho các nhóm điều chỉnh tiêu chí nếu cần. | – HS đọc. – HS trả lời. – HS thảo luận xây dựng tiêu chí của nhóm. – HS chia sẻ. – HS thảo luận cùng nhau phác ý tưởng và trình bày. – HS lên chia sẻ. – HS các nhóm góp ý. – Các nhóm điều chỉnh lại tiêu chí nếu cần. | |||||||||||||||||
Hoạt động 5. Tách muối ra khỏi dung dịch | ||||||||||||||||||
Mục tiêu: HS thực hành tách muối ra khỏi dung dịch theo tiêu chí đã đặt ra. Cách tiến hành: | ||||||||||||||||||
– GV: Dựa vào bản ý tưởng, mỗi nhóm cử hai bạn lên lựa chọn đồ dùng, nguyên liệu có trong gian hàng để làm thực hành tách muối nào. Các con cần lưu ý: Trong khi thực hành, nếu thấy thiếu, các con có thể lên lấy thêm, Sử dụng lửa, đèn cồn, các thiết bị sử dụng điện cần phải cẩn thận, đảm bảo an toàn, phòng tránh cháy bỏng. Khi khuấy dung dịch phải đều tay, tránh bị đổ. Thời gian cho các nhóm làm thí nghiệm bằng một bản nhạc dài 20 phút, khi bản nhạc kết thúc cũng là hết thời gian làm thí nghiệm. – GV quan sát hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. – GV mời các nhóm lên báo cáo kết quả thực hiện. | – Đại diện mỗi nhóm 2 HS lên nhận đồ dùng, nguyên liệu. – Các nhóm làm thí nghiệm. – Các nhóm lên trình bày. | |||||||||||||||||
Hoạt động 6. Báo cáo sản phẩm | ||||||||||||||||||
Mục tiêu: HS tự tin trình bày kết quả, và quy trình hoá tách muối ra khỏi dung dịch. Cách tiến hành: | ||||||||||||||||||
– GV: Chỉ trong thời gian ngắn các nhóm đã hoàn thành thí nghiệm và thu được sản phẩm. Cô khen cả lớp. Bây giờ các con hãy cất những đồ dùng không cần thiết chỉ để lại sản phẩm và đồ dùng để mình trình bày thôi nhé. – GV mời các nhóm lần lượt lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình, sau đó xếp sản phẩm thu được trên bàn. – GV mời các nhóm khác tham gia đặt câu hỏi còn thắc mắc về cách làm của bạn. – GV: Dựa theo tiêu chí đánh giá và góp ý của các bạn. Cô cho các nhóm thời gian 1p để thảo luận và đưa ra nội dung cần điều chỉnh cho các bước làm thí nghiệm để dạt được kết quả tốt nhất. Thời gian bắt đầu. – GV kết luận: Qua phần thí nghiệm vừa rồi, các con đã biết tách muối ra khỏi dung dịch bằng các khác nhau và đã thu được muối. Cô khen các nhóm đã biết hợp tác, chia sẻ, trao đổi để thực hành thí nghiệm thành công. – GV giảng: + Trong thực tế ngoài tách muối, chúng ta có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp theo phương pháp khác nhau, các con hãy về tìm hiểu và làm thí nghiệm thêm nhé. + Cô rất vui khi các con đã làm thực hành tách muối rất thành công nhưng lượng muối trong dung dịch các con thực hiện cao hơn nhiều so với lượng muối trong nước biển, lượng muối trong nước biển chỉ chiếm khoảng 3,5% thôi, nghĩa là 100g nước biển chỉ có 3,5g muối. Vì vậy người dân cần mất 3 – 4 ngày dưới nắng to mới thu được muối. Làm ra muối rất vất vả nên chúng ta cần quý trọng và sử dụng muối hợp lý trong cuộc sống hằng ngày nhé! GV tổng kết bài học: – Sau tiết học, các con biết thêm điều gì? – Trong tiết học, các con đã được vận dụng kiến thức của môn học nào ? – Cô rất vui vì tiết học này các con học rất sôi nổi và làm thí nghiệm rất tốt. Các tiết học sau các con hãy phát huy. – Nào cô mời các con đứng lên cùng hát vàng bài hát “Đường đến vinh quang” | – HS cất đồ dùng. – Các nhóm báo cáo kết quả. – HS các nhóm khác đặt câu hỏi – Các nhóm thực hiện. – HS lắng nghe. – HS lắng nghe. – HS lắng nghe và trả lời. |
Bài giảng PowerPoint STEM lớp 5 Tách muối ra khỏi dung dịch
>>> Xem toàn bộ:
Xem thêm:
Giải SGK lớp 5 Sách mới