Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tin học 8 bài 4: Sử dụng biến trong chương trình

Giáo án Tin học 8 bài 4

Giáo án Tin học 8 bài 4: Sử dụng biến trong chương trình có nội dung bám sát vào chương trình trong sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Đây sẽ là giáo án điện tử lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc biên soạn giáo án Tin học lớp 8.

Tuần: 8

Tiết: 16

BÀI 4: SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Biết được khái niệm biến, hằng.
  • Hiểu cách khai báo, sử dụng biến, hằng.
  • Biết vai trò của biến trong lập trình.
  • Hiểu lệnh gán.

2. Kĩ năng: Thực hiện được khai báo biến.

3. Thái độ: Nghiêm túc, có ý thức có tinh thần học tập tự giác, yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

8A1:……………………………………………………………………………

8A2:……………………………………………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ:

Thông qua bài học.

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (14’) Tìm hiểu về biến.

+ GV: Yêu cầu HS đọc SGK.

+ GV: Thuyết trình cho HS về hoạt động xử lí dữ liệu của máy tính.

+ GV: Giải thích vì sao cần có biến trong chương trình.

+ GV: Yêu cầu HS viết chương trình tính diện tích hình tròn có bán kính r = 2.

+ GV: Với cách viết như trên, nếu muốn tính diện tích hình tròn với bán kính khác thì phải làm sao?

+ GV: Em có nhận xét gì khi phải viết lại chương trình?

+ GV: Để khắc phục điều này em có thể làm như thế nào?

+ GV: Đưa ra một chương trình thực hiện điều này để các em quan sát.

+ GV: Để giải quyết được vấn đề này ta phải sử dụng biến nhớ r, và biến này sẽ lưu giá trị của các số được nhập vào từ bàn phím.

+ GV: Dựa trên chương trình trên giới thiệu biến nhớ cho HS biết.

+ GV: Đưa ra ví dụ 1 và ví dụ 2 SGK để cho HS thấy được rõ nét vì sao cần biến nhớ.

+ GV: Giải thích cho HS từng ví dụ, giúp HS rút ra kết luận.

+ GV: Qua các ví dụ trên em hãy cho biết biến là gì?

+ GV: Nhận xét, giải thích thêm, chốt nội dung.

+ GV: Cho HS ghi bài.

+ HS: Đọc và tìm hiểu SGK.

+ HS: Chú ý lắng nghe và hiểu nội dung bài.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe → ghi nhớ kiến thức.

+ HS: Chương trình:

BEGIN

Write(‘dien tich hinh tron co ban kinh r = 2 la: ’,3.14*2*2);

END.

+ HS: Chúng ta phải sửa lại chương trình.

+ HS: Việc viết lại chương trình sẽ rất mất thời gian.

+ HS: Trả lời theo ý hiểu của mình.

+ HS: Quan sát chương trình do GV đưa ra.

+ HS: Dựa trên chương trình GV đưa ra. Chú ý lắng nghe → tìm hiểu về kiến thức.

+ HS: Chú ý lắng nghe và biết vai trò của biến trong lập trình.

+ HS: Đọc và tìm hiểu nội dung ví dụ thông qua sự hướng dẫn của GV đưa ra.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe và tìm hiểu nội dung bài.

+ HS: Biến được dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình.

+ HS: Thực hiện ghi bài vào vở.

1. Biến là công cụ lập trình.

Khái niệm biến

- Biến là các đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu. Giá trị của biến có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

Hoạt động 2: (25’) Tìm hiểu cách khai báo biến.

+ GV: Giải thích cho HS vì sao cần phải khai báo biến trong ngôn ngữ lập trình.

+ GV: Đưa ra chương trình có khai báo biến cho HS quan sát.

+ GV: Giải thích cho HS về cách khai báo biến trong Pascal.

+ GV: Yêu cầu HS đọc SGK.

+ GV: Qua ví dụ trên kết hợp SGK em hay cho biết khai báo biến gồm những gì?

+ GV: Các em phải lưu ý điều gì đối với tên biến.

+ GV: Yêu cầu một HS trình bày.

+ GV: Đưa ra các ví dụ về khai báo biến cho HS quan sát.

+ GV: Hướng dẫn HS khai báo biến.

+ GV: Giải thích cho HS những nội dung trong ví dụ trên.

+ GV: Yêu cầu HS chú ý tìm hiểu.

+ GV: Hướng dẫn diễn giải cho HS hiểu về cách khai báo biến.

+ GV: Nhấn mạnh cho HS cần khai báo tên biến, kiểu của biến. Vì vậy giá trị của biến có thể thay đổi.

+ GV: Yêu cầu HS đưa ra ví dụ?

+ GV: Nhận xét chốt nội dung.

+ HS: Tập trung lắng nghe và hiểu cách khai báo.

+ HS: Quan sát chương trình trên màn hình.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe → ghi nhớ kiến thức.

+ HS: Tìm hiểu thông tin SGK.

+ HS: Việc khai báo biến gồm:

- Khai báo tên biến;

- Khai báo kiểu dữ liệu của biến.

+ HS: Tên biến phải tuân theo quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình.

+ HS: Thực hiện cách khai báo biến trong vở nháp.

+ HS: Thông qua ví dụ:

- Var là từ khóa dùng để khai báo biến trong ngôn ngữ lập trình.

- m, n là biến kiểu nguyên.

- S, dientich biểu kiểu số thực.

- thong_bao là biến kiểu xâu.

+ HS: Tập trung, chú ý lắng nghe. Quan sát và nhận biết.

+ HS: Var a: Real; b: integer;

+ HS: Ghi nhớ kiến thức.

2. Khai báo biến.

- Biến phải được khai báo trước khi sử dụng chương trình.

- Việc khai báo biến gồm:

+ Khai báo tên biến;

+ Khai báo kiểu dữ liệu của biến.

Ví dụ:

Var m,n : Integer;

* Trong đó:

- Var là từ khóa của ngôn ngữ lập trình.

- m, n là các biến có kiểu số nguyên.

4. Củng cố: (4’)

  • Biến và cách khai báo biến

5. Dặn dò: (1’)

  • Về nhà học bài và đọc trước nội dung phần tiếp theo của bài.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................................................

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án tin học 8

    Xem thêm