Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo viên được trả lương dạy thêm giờ khi nào?

Chế độ trả lương làm thêm giờ của giáo viên

Quy định về chế độ trả lương làm thêm giờ của giáo viên như thế nào? Trong bài viết này VnDoc sẽ nêu một số quy định về chế độ trả lương làm thêm giờ đối với giáo viên, mời các bạn cùng tham khảo để biết giáo viên được trả lương dạy thêm giờ khi nào nhé.

Xem thêm:

Giáo viên THPT chỉ được thanh toán tiền dạy thêm giờ khi dạy quá định mức giờ dạy/năm (17 tiết x 37 tuần) theo quy định và nhà trường chưa được bố trí đủ số lượng giáo viên theo số lượng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Theo phản ánh của ông Nguyễn Bình Minh, chế độ trả lương làm thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 8/3/2013 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính. Theo đó, công thức tính tiền lương 1 giờ dạy đối với giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và giáo viên cơ sở dạy nghề được tính như sau:

Tiền lương 1 giờ dạy = (Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học/Định mức giờ dạy trên năm) x (Số tuần dành cho giảng dạy (dạy trẻ)/52 tuần).

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mỗi giáo viên trung học phổ thông (THPT) có 37 tuần giảng dạy và các hoạt động giáo dục, trong chương trình giáo dục phổ thông thì các môn học được quy định thực hiện trong 35 tuần (kể cả thi học kỳ). Tuy nhiên, tình hình thực tế của năm học 2019-2020, trường của ông Minh chỉ thực hiện giảng dạy là 32 tuần (tính luôn cả thi 2 học kỳ).

Ông Minh hỏi, số tuần dành cho giảng dạy (dạy trẻ) của năm học được tính là 37 hay 35 hay 32? Định mức giờ dạy trên năm được tính là: 17 x 37 hay 17 x 35 hay 17 x 32?

Trả lời:

Chế độ làm việc của giáo viên phổ thông được thực hiện theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT ngày 9/6/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, định mức tiết dạy của giáo viên THPT là 17 tiết/tuần; thời gian làm việc của giáo viên phổ thông là 42 tuần (trong đó có 37 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học).

Chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 8/3/2013 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính. Theo đó, công thức tính tiền lương 1 giờ dạy đối với giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và giáo viên, giảng viên cơ sở dạy nghề được tính như sau:

Tiền lương 01 giờ dạy = (Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học/Định mức giờ dạy/năm) x (Số tuần dành cho giảng dạy (dạy trẻ)/52 tuần)

Căn cứ vào quy định trên, giáo viên THPT chỉ được thanh toán tiền dạy thêm giờ khi dạy quá định mức giờ dạy/năm (17 tiết x 37 tuần) theo quy định và nhà trường chưa được bố trí đủ số lượng giáo viên theo số lượng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Xem thêm các tài liệu Dành cho Giáo viên chi tiết:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm