Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo
Fđh=k|Δl|
k gọi là độ cứng của lò xo (hay còn gọi là hệ số đàn hồi), đợn vị N/m.
Δl: là độ biến dạng (bao gồm độ dãn ra hay nén lại) của lò xo.
a. Lực đàn hồi của lò xo:
+ Phương: Trùng với phương của trục lò xo.
+ Chiều: ngược chiều biến dạng của lò xo: khi lò xo dãn, lực đàn hồi hướng vào trong, khi nén, lực đàn hồi hướng ra ngoài.
+ Điểm đặt: Đặt vào vật tiếp xúc với vật.
b. Dây cao su, dây thép
+ Phương: Trùng với chính sợi dây.
+ Chiều: Hướng từ hai đầu dây vào phần giữa của sợi dây.
+ Điểm đặt: Đặt vào vật tiếp xúc với vật
c. Mặt phẳng tiếp xúc:
+ Phương của lực đàn hồi: Vuông góc với mặt tiếp xúc.
+ Điểm đặt: Đặt vào vật gây biến dạng của mặt phẳng.
+ Chiều: hướng ra ngoài mặt phẳng tiếp xúc.
Có mối liên hệ giữa trọng lực và độ dãn của lò xo, do đó giữa lực lò xo với độ dãn lò xo:
F/Δl = hằng số
Tức F tỉ lệ với độ dãn lò xo.
Bạn tham khảo lời giải tại https://vndoc.com/giai-bai-tap-vat-ly-10-bai-12-luc-dan-hoi-cua-lo-xo-dinh-luat-huc-134620 này bạn
a. Có. Hai lực này có điểm đặt ở hai tay, cùng phương, ngược chiều với lực kéo dãn.
b. Lò xo càng dãn ra, lực đàn hồi càng tăng. Khi lực đàn hồi cân bằng với lực kéo thì lò xo ngừng dãn. Nếu lực kéo quá lớn, lò xò dãn ra quá giới hạn thì khi đó, lò xo không còn tính đàn hồi, lực đàn hồi mất đi.
c. Khi thôi kéo, lực đàn hồi làm cho các vòng lò xo co lại gần nhau như lúc ban đầu.
Mình thấy trong bài https://vndoc.com/giai-bai-tap-vat-ly-10-bai-11-luc-hap-dan-dinh-luat-van-vat-hap-dan-134604 có lời giải này bạn ơi