Lý thuyết: Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc

Chủ đề Sự rơi tự do Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc

Lý thuyết: Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc thuộc chương trình chuyên đề Vật lý 10 nhằm hỗ trợ học sinh ôn luyện kiến thức, nâng cao kết quả học tập môn Lý 10.

Lý thuyết: Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc

1. Tính tương đối của chuyển động

a) Tính tương đối của quỹ đạo

Hình dạng quỹ đạo của chuyển động trong các hệ qui chiếu khác nhau thì khác nhau. Quỹ đạo có tính tương đối.

Ví dụ: Trời không có gió, người đứng bên đường thấy giọt mưa rơi theo quỹ đạo là đường thẳng, người ngồi trên ô tô đang chuyển động thấy giọt mưa rơi theo phương xiên góc.

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

b) Tính tương đối của vận tốc

Vận tốc của vật chuyển động đối với các hệ qui chiếu khác nhau thì khác nhau. Vận tốc có tính tương đối.

Ví dụ: Một hành khách ngồi yên trong một toa tàu chuyển động với vận tốc 40 km/h. Đối với toa tàu thì vận tốc của người đó bằng 0. Đối với người đứng dưới đường thì hành khách trên tàu đang chuyển động với vận tốc 40 km/h.

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

2. Công thức cộng vận tốc

a) Hệ quy chiếu đứng yên và hệ quy chiếu chuyển động

- Hệ qui chiếu gắn với vật đứng yên gọi là hệ qui chiếu đứng yên.

- Hệ qui chiếu gắn với vật vật chuyển động gọi là hệ qui chiếu chuyển động.

Ví dụ: Một chiếc thuyền đang chạy trên một dòng sông

- Hệ quy chiếu (xOy) gắn với bờ coi như hệ quy chiếu đứng yên.

- Hệ quy chiếu (x’O’y’) gắn với một vật trôi theo dòng nước là hệ quy chiếu chuyển động.

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

b) Công thức cộng vận tốc

Công thức: v13 = v12 + v23

Trong đó:

v13 là vận tốc tuyệt đối (vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu đứng yên)

v12là vận tốc tương đối (vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động)

v23là vận tốc kéo theo (vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên)

- Trường hợp v12 cùng phương, cùng chiều v23

+ Về độ lớn: v13 = v12 + v23

+ Về hướng: v13 cùng hướng với v12v23

- Trường hợp v12 cùng phương, ngược chiều v23

+ Về độ lớn: v13 = |v12 - v23|

+ Về hướng:

v13 cùng hướng với v12 khi v12 > v23

v13 cùng hướng với v23 khi v23 > v12

Mời tham khảo thêm:

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Trắc nghiệm Vật lý 10, Giải bài tập Vật Lí 10, Giải bài tập Hóa 10 nâng cao, .... được biên soạn và đăng tải chi tiết.

Đánh giá bài viết
1 1.097
Sắp xếp theo

    Chuyên đề Vật lý 10

    Xem thêm